Lan tỏa trên mạng xã hội: Ngưỡng mộ đại gia đình gần 200 người
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.Billie Eilish lại lập kỷ lục bằng chiến lược quảng bá album có 'một không hai'
Liên quan vụ "TP.HCM: Người đi ô tô vụt gậy vào đầu tài xế xe ôm gây bức xúc", ngày 13.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra quyết định tạm giữ đối với Trần Tiến Thịnh (33 tuổi, ở TP.Thủ Đức) và Thái Hoàng Phương (57 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, cha vợ của Thịnh) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Theo điều tra, lúc 22 giờ 30 ngày 11.1, do ùn tắc giao thông nên trong quá trình lưu thông từ hướng cầu Kinh về đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.26), anh H.T.M (24 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, tài xế công nghệ) đã điều khiển xe máy lấn sang phần đường ngược chiều.Lúc này, xe ô tô do Thịnh điều khiển chạy tới (ở chiều ngược lại, chở Phương) và xảy ra xung đột hướng di chuyển với xe máy của anh M. nên xảy ra mâu thuẫn.Phương và Thịnh xuống xe, vụt gậy 3 khúc vào đầu, đuổi đánh anh M. Rất may nạn nhân có đội mũ bảo hiểm nên không gây thương tích, nhưng chiếc mũ bị bể. Chỉ khi được người dân can ngăn, Thịnh và Phương lên xe bỏ đi. Vụ việc làm giao thông qua khu vực bị ùn tắc.Sau khi sự việc xảy ra, anh M. đã đến Công an P.25 trình báo vụ việc. Lãnh đạo Công an Q.Bình Thạnh chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự phối hợp Công an P.25 khẩn trương truy xét, đưa Phương và Thịnh về trụ sở.Tại cơ quan công an, Phương và Thịnh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên, bày tỏ thái đội ăn năn, hối hận về hành vi của bản thân.Với tài liệu thu thập được, Công an Q.Bình Thạnh đã ra quyết định bắt khẩn cấp, quyết định tạm giữ Phương và Thịnh về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Hiện công an đang tiếp tục củng cố chứng cứ vụ vụt gậy vào đầu tài xế công nghệ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Giá vàng nhẫn 'lên đồng'
Ngày 17.2, tại buổi làm việc với đoàn công tác của Đại sứ quán Cộng hòa Singapore ở Hà Nội, ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, đã đề xuất 5 nội dung hợp tác nhằm thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Trong đó, nổi bật là việc tăng cường kết nối, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản của Cà Mau đến các nhà nhập khẩu Singapore. Tại buổi làm việc, ông Jaya Ratnam, Đại sứ Singapore tại Việt Nam nhấn mạnh rằng, năm 2025 là cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương giữa Singapore và Việt Nam. Hiện tại, 2 nước đang hợp tác thông qua 18 khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tại 13 tỉnh, thành, thu hút hơn 21 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo ra hơn 300.000 việc làm. Singapore cũng đang triển khai dự án điện gió ngoài khơi tại miền Nam Việt Nam, với mục tiêu tích hợp vào lưới điện ASEAN trong tương lai, tạo điều kiện để Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của khu vực.Về thương mại nông sản, ông Jaya Ratnam cho biết, Singapore có cảng biển lớn, có thể đóng vai trò trung tâm tiếp nhận và phân phối nông sản, thủy sản của tỉnh Cà Mau đến nhiều quốc gia khác trong khu vực. Ông khuyến nghị, tỉnh Cà Mau phối hợp với Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Singapore và Cơ quan Thực phẩm Singapore để thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp địa phương đến các nhà nhập khẩu Singapore.Ông Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, đã chia sẻ về những tiềm năng phát triển của tỉnh; đặc biệt là lĩnh vực năng lượng xanh, hệ sinh thái rừng ngập mặn gắn với tín chỉ carbon, nông nghiệp công nghệ cao và các dự án kêu gọi đầu tư vào KCN Tắc Thủ, KCN Tân Thuận, Khu kinh tế Năm Căn. Trên cơ sở đó, ông Hải đề xuất kết nối 5 nội dung: Về kết nối xuất khẩu điện, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau đề nghị Đại sứ Singapore ủng hộ phương án xây dựng lưới điện liên kết giữa miền Nam Việt Nam và Singapore, trong đó Cà Mau sẽ đóng vai trò trung tâm thu gom nguồn điện từ các nhà máy điện tái tạo để phục vụ xuất khẩu điện trực tiếp hoặc gián tiếp đến Singapore. Đề xuất Singapore hỗ trợ kết nối Cà Mau với các công ty liên doanh KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) để hợp tác đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tại tỉnh, đặc biệt là tại KCN Tắc Thủ và Khu kinh tế Năm Căn.Ông Hải kêu gọi sự hợp tác của các viện nghiên cứu, trung tâm chuyển giao công nghệ và doanh nghiệp Singapore nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Cà Mau phát triển các dự án thí điểm. Đề nghị Đại sứ Singapore hỗ trợ tỉnh trong việc kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản từ Cà Mau đến các nhà nhập khẩu Singapore.Đề xuất tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau tham gia các chương trình đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm của Singapore trong lĩnh vực quản lý công, chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực.Đại sứ Jaya Ratnam đánh giá cao các đề xuất từ phía Cà Mau và cam kết sẽ hỗ trợ kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp Singapore với tỉnh. Ông nhấn mạnh rằng, sự hợp tác này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.
Chiều 12.2, HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề), thực hiện công tác tổ chức cán bộ thuộc thẩm quyền.Kỳ họp đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND đối với ông Đồng Văn Thanh (Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang); miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND đối với ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang.Đồng thời, miễn nhiệm chức vụ Ủy viên UBND tỉnh Hậu Giang đối với bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT Hậu Giang (nghỉ hưu); miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với ông Trương Cảnh Tuyên. Trước đó, ông Tuyên được Ban Bí thư Trung ương Đảng điều động, chỉ định giữ chức Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ. Kỳ họp đã giới thiệu nhân sự, bầu các chức danh Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.Theo đó, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang, được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.Ông Đồng Văn Thanh (56 tuổi, ở H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) có trình độ chuyên môn cử nhân xã hội học; ông Trần Văn Huyến (54 tuổi, ở H.Yên Mô, Ninh Bình) có trình độ chuyên môn kỹ nhân luật, thạc sĩ văn hóa học; ông Trần Chí Hùng (51 tuổi, ở H.Châu Thành A, Hậu Giang) có trình độ chuyên môn kỹ sư thủy công.
Nguồn gốc tên cây giọt băng trồng thành công ở An Giang và những chuyện bên lề
Phát biểu khai mạc giải đấu, ông Lê Trần Nguyên Huy, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Phó tổng biên tập phụ trách Báo Nhà báo và Công luận, Trưởng ban tổ chức giải Golf "Ước mơ xanh" lần thứ 2 năm 2023 cho biết: "Cách đây gần một năm, tại Thanh Hóa, giải golf "Ước mơ xanh" lần thứ I - năm 2022 do Hội Nhà báo Việt Nam giao Báo Nhà báo và Công luận tổ chức đã diễn ra hết sức thành công. Giải đã trở thành điểm hẹn đáng nhớ và giàu ý nghĩa đối với những người làm báo yêu thể thao. Tham dự giải, ngoài niềm đam mê thể thao, các nhà báo, golfer còn có cơ hội cùng chung tay xây dựng Quỹ "Ước mơ xanh".