Thuê 5 ô tô rồi đem cầm cố, chiếm đoạt gần 3 tỉ đồng
Sáng 15.1, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án đưa, nhận hối lộ và vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam. Kết thúc phần xét hỏi, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, cơ quan công tố đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, mức án 12 - 13 năm tù về tội nhận hối lộ.Nhiều cấp dưới của ông Thái ở NXB Giáo dục Việt Nam bị đề nghị tuyên phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Lê Hoàng Hải, cựu Phó tổng giám đốc; Phạm Gia Thạch, cựu Kế toán trưởng, cùng bị đề nghị mức án 30 - 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Thị Thanh Thủy và Đinh Quốc Khánh, cựu Trưởng ban và Phó trưởng ban Kế hoạch marketing, lần lượt bị đề nghị mức án 20 - 24 tháng tù và 23 tháng 4 ngày tù.Hai bị cáo Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng, bị đề nghị 5 - 6 năm tù; Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty giấy Minh Cường Phát, bị đề nghị mức án 30 - 36 tháng tù, cùng về tội đưa hối lộ.Đại diện viện kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước cũng như NXB Giáo dục Việt Nam - là đơn vị 100% vốn nhà nước, gây thiệt hại hơn 10 tỉ đồng.Trong số các bị cáo, ông Thái giữ vai trò chính, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Tuy vậy, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam được ghi nhận đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính, có nhiều thành tích trong công tác, phối hợp công an làm rõ một số vụ án…Về phía nhà thầu, bị cáo Ngọc và Minh vì mục đích được ký kết các hợp đồng kinh tế đã đưa hối lộ nhiều lần. Cả hai đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả. Riêng bị cáo Ngọc đang bị u xơ tử cung, nuôi 2 con nhỏ, trong đó một cháu bị tự kỷ…Theo cáo buộc, mua giấy in sách giáo khoa là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục Việt Nam, sử dụng từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trước năm 2017, đơn vị này áp dụng hình thức "chào giá". Đến năm 2017, khi được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của NXB Giáo dục Việt Nam, ông Thái chỉ đạo mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định, nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.Quá trình thực hiện các gói thầu với tổng giá trị hơn 452 tỉ đồng, ông Thái nhận hối lộ của 2 nhà thầu là Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty giấy Minh Cường Phát với tổng số tiền lên tới 24,9 tỉ đồng.Trong số này, năm 2017, Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 3 gói thầu với tổng trị giá hơn 282 tỉ đồng. Bị cáo Tô Mỹ Ngọc mang 3 tỉ đồng bay từ TP.HCM ra Hà Nội gặp ông Thái để cảm ơn vì đã giúp công ty trúng thầu.4 năm tiếp theo, từ 2018 - 2021, Công ty Phùng Vĩnh Hưng tham gia và trúng thêm 10 gói thầu. Bà Ngọc định kỳ mỗi năm đến phòng làm việc của ông Thái 1 lần, đưa hối lộ mỗi lần 4 tỉ đồng. Tết các năm 2018 - 2022, bà Ngọc đều cảm ơn ông Thái 200 triệu đồng.Tổng số tiền ông Thái bị cáo buộc nhận từ bà Ngọc là 20 tỉ đồng, để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 13 gói thầu, tổng trị giá hơn 2.100 tỉ đồng.Cũng từ năm 2017 - 2020, bị cáo Nguyễn Trí Minh đưa hối lộ nhiều lần, với tổng số tiền 4,9 tỉ đồng cho ông Thái, để Công ty Minh Cường Phát trúng nhiều gói thầu.Mượn phở... luận sơn mài
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 1 yêu cầu chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Theo chỉ thị, Quy hoạch điện VIII còn một số bất cập, các dự án nguồn điện còn gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến phát triển nguồn điện chỉ đạt 56,7% so với kế hoạch, tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện.Để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% và hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030, đòi hỏi điện năng tăng trưởng gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16% (tương ứng mỗi năm cần bổ sung từ 8.000 - 10.000 MW).Do đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công thương chỉ đạo lựa chọn nhà đầu tư dự án LNG Nghi Sơn, LNG Quỳnh Lập, LNG Cà Ná… hoàn thành trong quý 2/2025; đẩy nhanh tiến độ đầu tư để hoàn thành chậm nhất trong quý 3/2028.Với các dự án nguồn điện dự kiến hoàn thành và vận hành vào năm 2025 như Thủy điện Nậm Củm 4, Hòa Bình MR, Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4, Vũng Áng II, Quảng Trạch I, đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn từ 3 - 6 tháng... Đặc biệt, tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành công tác đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.Đồng thời, cần xây dựng các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; khẩn trương triển khai thi công đưa công trình đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên vào vận hành trong năm 2025 để giải tỏa công suất nguồn thủy điện phía bắc và phục vụ nhập khẩu điện từ Trung Quốc nếu cần.Thi công hoàn thành dự án đường dây 500 kV Monsoon - Thạch Mỹ trong tháng 1.2025. Nghiên cứu đề xuất đầu tư dự án đường dây truyền tải từ các công trình thủy điện của Lào về các tỉnh phía bắc, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào trong năm 2025. Để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh khai thác than tăng 20 - 25% so với năm 2024. Tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp sử dụng điện mặt trời mái nhà.
Tuyển lao động sang Hàn Quốc sản xuất, xây dựng, làm nông nghiệp
Nếu cảm thấy đau hoặc có cảm giác khác lạ, cần phải nhờ bác sĩ kiểm tra.
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Chuyên gia: 5 mẹo hàng đầu chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.