Gờ trên đường nguy hiểm
Hãng AFP ngày 7.3 đưa tin xung đột dữ dội giữa lực lượng an ninh Syria với những tay súng trung thành của cựu Tổng thống Bashar al-Assad khiến ít nhất 48 người thiệt mạng.Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, đụng độ tại thành phố Jableh và các làng lân cận ở Syria là "các cuộc tấn công ác liệt nhất" tại Syria chống lại chính quyền mới kể từ khi ông Assad bị lật đổ vào tháng 12.2024.Theo đó, các vụ đọ súng đã làm thiệt mạng 16 nhân viên an ninh và 28 tay súng ủng hộ ông Assad, cùng 4 dân thường.Cuộc xung đột xảy ra ở tỉnh Latakia ven Địa Trung Hải, khu vực sinh sống của cộng đồng thiểu số Alawite của vị tổng thống bị lật đổ, nơi được coi là thành trì ủng hộ trong suốt thời gian ông cầm quyền.Quan chức an ninh Mustafa Kneifati tại Latakia nói rằng trong "một cuộc tấn công được lên kế hoạch và tính toán kỹ lưỡng, một số nhóm tàn quân của ông Assad đã tấn công các vị trí và trạm kiểm soát của chúng tôi, nhắm vào nhiều cuộc tuần tra của chúng tôi ở khu vực Jableh".Ông cho biết lực lượng an ninh sẽ "làm việc để loại bỏ sự hiện diện của [nhóm chống đối]", khôi phục sự ổn định trong khu vực và bảo vệ tài sản của người dân.Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, hầu hết nhân viên an ninh thiệt mạng đều đến từ Idlib, thành trì cũ của lực lượng quân sự đối lập trước đây ở phía tây bắc.Cầm lái Nissan Almera chạy hơn 35.000 km, chủ xe đánh giá thế nào?
Vào năm 2015, một năm sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea, ông Valeriy Kondratyuk, khi đó là Giám đốc cơ quan tình báo quân đội Ukraine, mong muốn được Mỹ hỗ trợ để củng cố kế hoạch đối phó Nga, song tình báo Mỹ vẫn còn dè dặt. Thế rồi “món quà” của ông Kondratyuk - những tài liệu quân sự tuyệt mật về Nga - được gửi cho các quan chức tình báo Mỹ có thể được xem như một trong những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự hợp tác sâu rộng giữa cơ quan tình báo Mỹ và Ukraine, vốn trước đây ở 2 đầu chiến tuyến trong Chiến tranh Lạnh.Theo lời kể của các cựu quan chức tình báo 2 nước dành cho ABC News, sự hợp tác mang đến cho Kyiv thông tin để có thể tự vệ trước Moscow, trong khi Washington sẽ có cái nhìn về quá trình ra quyết định của Nga, dựa trên việc Ukraine và Nga từng thuộc Liên Xô và ít nhiều có sự gần gũi.“Họ (Ukraine) đi từ con số không đến một trong những đối tác quan trọng nhất của chúng tôi, đâu đó ngang hàng với quan hệ giữa tình báo Mỹ và Anh. Khả năng tiếp cận thông tin của họ rất quan trọng, do từng là đồng minh lâu năm với Nga. Họ biết những điều mà chúng tôi gần như không có manh mối gì”, một cựu quan chức tình báo Mỹ trả lời ABC News.Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) được cho là đã hỗ trợ Kyiv tái xây dựng Tổng cục tình báo Quốc phòng Ukraine (HUR), chi hàng triệu USD đào tạo sĩ quan tình báo Ukraine, xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm hàng chục căn cứ hoạt động bí mật gần biên giới Nga. Cơ quan tình báo 2 nước cũng thực hiện những chiến dịch chung ở phạm vi toàn cầu, điều được xem là thể hiện mức độ tin cậy cao nhất trong lĩnh vực tình báo.Hơn 10 năm trước, vào năm 2014 nổ ra làn sóng biểu tình “Euromaidan” tại Ukraine, với đỉnh điểm là cuộc lật đổ chính phủ thân Nga của cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Chính phủ mới thân phương Tây khi đó đã bổ nhiệm ông Valentyn Nalyvaichenko làm Giám đốc Cơ quan an ninh Ukraine (SBU). Tuy nhiên, điều khiến ông “sốc” là hầu hết lãnh đạo cơ quan này đã chạy sang Nga và Crimea. Ông Nalyvaichenko nói rằng SBU đã bị chi phối từ bên trong và thậm chí một số thành viên của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) làm việc trong bộ phận an ninh mạng của SBU. Sau đó, ông đã gọi đến đại sứ quán Mỹ và Anh để nhờ 2 nước hỗ trợ xây dựng lại các chương trình đào tạo SBU.Chính những bất ổn trong giới tình báo Ukraine ban đầu khiến tình báo phương Tây lo ngại khi muốn hợp tác với Kyiv, đặc biệt là cơ quan tình báo quân sự HUR. Việc ông Valeriy Kondratyuk trở thành lãnh đạo HUR và quyết định táo bạo tìm đến Mỹ đề nghị hợp tác đã bắt đầu giai đoạn phối hợp mạnh mẽ giữa Kyiv và Washington trong lĩnh vực vốn kín tiếng trước công chúng.“Không dễ gì để thuyết phục Mỹ rằng chúng tôi xứng đáng. Do đó tôi quyết định sẽ cho đi mà không cần nhận lại thứ gì”, ông Kondratyuk đề cập việc tiết lộ tài liệu quân sự tuyệt mật cho Mỹ. Các thẩm định viên CIA ban đầu vẫn để ngỏ khả năng tài liệu ông Kondratyuk cung cấp là những thông tin Moscow cố tình để lộ nhằm “tung hỏa mù”. Song, càng về sau họ nhận thấy đây là những thông tin đáng giá.Kể từ sau vụ sáp nhập Crimea, Ukraine đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến Nga, bao gồm quá trình ra quyết định, mẫu thiết kế hệ thống vũ khí, công nghệ tác chiến điện tử. “Chúng tôi cần Ukraine nhiều như cách họ cần chúng tôi về vấn đề Nga”, một cựu quan chức Mỹ nói.Hợp tác tình báo giữa Ukraine với Mỹ và Anh diễn ra chặt chẽ hơn từ năm 2016, với nhiều chương trình đào tạo sĩ quan Ukraine hoạt động tại Nga, thu thập tin tình báo, giám sát hoạt động và thực hiện chiến dịch bí mật. Nói đến việc Ukraine và Nga có sự gần gũi về địa lý và chính trị, đây có thể là con dao 2 lưỡi với Ukraine. Một mặt, Kyiv có thể thuận tiện hơn khi khai thác thông tin mật về Nga so với các đối tác phương Tây, nhưng mặt khác, có nhiều nguy cơ thông tin bí mật của Ukraine bị tiết lộ cho tình báo Moscow. Do đó, HUR đã lập một nhóm mới và chỉ tuyển mộ những nhân viên dưới 30 tuổi, không dính dáng đến quá khứ của Nga và Ukraine khi thuộc Liên Xô.Tuy sự hợp tác phát triển sâu rộng, 3 chính quyền tổng thống Mỹ, lần lượt của ông Barack Obama, ông Donald Trump và ông Joe Biden, ít nhiều thận trọng rằng quan hệ tình báo giữa Mỹ và Ukraine có thể khiêu khích Nga. Lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Mỹ nhiều lần nhấn mạnh chỉ nên tập trung vào thu thập thông tin và ngăn CIA hỗ trợ Kyiv trong các hoạt động gây chết người hoặc phá hoại nhằm vào Nga. Đây được xem là những “lằn ranh đỏ” của Washington và Kyiv nhiều lần bất mãn vì Mỹ đặt ra quá nhiều hạn chế.Mâu thuẫn từng xảy ra khi ông Kondratyuk cử đơn vị tình báo đến Crimea thực hiện hoạt động cài chất nổ tại căn cứ Nga, song kế hoạch bại lộ dẫn đến cuộc đấu súng với lực lượng đặc nhiệm Nga và một số người thiệt mạng, khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin công khai cảnh báo đáp trả. Nhiệm vụ trên đã khiến cựu Tổng thống Mỹ Obama phẫn nộ và ông Valeriy Kondratyuk, người góp công xây dựng quan hệ tình báo 2 nước, đã phải mất chức giám đốc HUR sau đó.Một số hạn chế đã được Mỹ nới lỏng khi Nga phát động chiến dịch tấn công Ukraine năm 2022. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép đặc vụ CIA ở lại lãnh thổ Ukraine. Dù họ không được phép trực tiếp sát hại người Nga, CIA vẫn có thể cung cấp thông tin về các mục tiêu cho Ukraine.
'Mỗi ngày có hàng vạn con gia cầm nhập lậu vào Việt Nam'
Ngay đầu năm 2024, Toyota Việt Nam đã gây chú ý khi vừa điều chỉnh giá bán với nhiều mẫu xe trong danh mục sản phẩm. Trong đó đáng chú ý, mẫu MPV cao cấp Toyota Alphard dù không có thêm cải tiến hay nâng cấp về kiểu dáng cũng như trang bị, nhưng lại là mẫu xe tăng giá bán mạnh nhất.Cụ thể, trên website chính thức, liên doanh Nhật Bản vừa cập nhật lại bảng giá bán lẻ đề xuất cho Alphard. Trong đó, phiên bản xăng từ đầu năm 2025 sẽ có giá 4,51 tỉ đồng, bản Alphard HEV giá 1,615 tỉ đồng. Như vậy, cả hai phiên bản đều điều chỉnh tăng thêm 140 triệu đồng so với trước đây.Toyota Alphard đang phân phối tại Việt Nam thuộc thế hệ mới, trình làng thị trường từ cuối năm 2023. Xe tiếp tục phân phối theo diện nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản. Rõ ràng, với mức giá gần 5 tỉ đồng cùng biệt danh "chuyên cơ mặt đất", mẫu MPV này rõ ràng không phải là lựa chọn dành cho số đông mà được hãng xe Nhật nhắm đến nhóm khách hàng cao cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp cần một phương tiện di chuyển đẳng cấp và sang trọng.Được phát triển từ hệ thống khung gầm hoàn toàn mới dựa trên nền tảng thiết kế toàn cầu TNGA, Toyota Alphard sở hữu kích thước dài, rộng, cao lần lượt 5.010 x 1.850 x 1.950 (mm), chiều dài cơ sở 3.000 mm.Ở thế hệ mới, Alphard vẫn dùng cửa lùa chỉnh điện bên sườn nhưng đã được cải tiến để giảm độ ồn khi đóng mở cửa. Tay nắm cửa trước mạ crôm tích hợp cảm biến mở/khóa thông minh, trong khi tay nắm cửa sau có nút bấm mở/đóng cửa giúp việc ra vào xe dễ dàng hơn.Xe trang bị bộ mâm hợp kim 19 inch mới, phay xước 2 màu thể thao hơn, cụm đèn hậu LED toàn phần mới và cốp xe có nút bấm đóng/mở điện ở 2 bên. Gương chiếu hậu mới với tính năng sấy gương, nhớ vị trí và tự động điều chỉnh khi lùi xe.Alphard 2024 vẫn có cấu hình 7 chỗ với 2 ghế thương gia ở giữa. 2 ghế này trang bị nhiều tiện ích hiện đại như đệm chân Ottoman, chức năng sưởi ghế, thông gió, massage, bàn làm việc gấp gọn tích hợp gương trang điểm, nút bấm điều chỉnh điện 8 hướng... Ngoài ra, bệ tì tay của 2 ghế giữa còn đi kèm màn hình cảm ứng để hành khách điều chỉnh các tính năng như hệ thống âm thanh, điều hòa, đèn trần xe, rèm trần, rèm cửa sổ và các tiện nghi khác.Khu vực lái được trang bị vô-lăng 3 chấu bọc da, ốp gỗ, chỉnh điện 4 hướng và có tính năng sưởi. Sau vô lăng là bảng đồng hồ kỹ thuật số 12,3 inch trong khi màn hình cảm ứng trung tâm của xe có kích thước 14 inch, hỗ trợ Apple CarPlay không dây/Android Auto.Bên dưới nắp ca-pô của chiếc MPV cao cấp này có 2 tùy chọn động cơ. Phiên bản máy xăng dùng động cơ 4 xi-lanh, tăng áp, dung tích 2.4 lít có công suất tối đa 275 mã lực và mô-men xoắn cực đại 430 Nm. Động cơ này kết hợp với hộp số tự động 8 cấp và hệ dẫn động cầu trước.Trong khi đó, phiên bản hybrid trang bị động cơ xăng 4 xi-lanh, dung tích 2.5 lít, mô-tơ điện, hộp số hybrid và pin NiMH. Động cơ xăng có công suất tối đa 185 mã lực và mô-men xoắn cực đại 233 Nm. Trong khi mô-tơ điện đạt công suất 180 mã lực và mô-men xoắn 270 Nm.Trang bị an toàn trên Toyota Alphard 2024 có hệ thống cảnh báo tiền va chạm (PCS), cảnh báo lệch làn đường (LDA), hỗ trợ giữ làn đường (LTA), đèn chiếu xa tự động thích ứng (AHS), điều khiển hành trình chủ động (DRCC), cảnh báo điểm mù (BSM), cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau (RCTA), cảnh báo áp suất lốp (TPWS), camera 360 độ, hệ thống hỗ trợ rời xe an toàn (SEA), phanh hỗ trợ đỗ xe (PKSB), 8 cảm biến hỗ trợ đỗ xe và 6 túi khí.Toyota Alphard 2024 cũng là mẫu xe tiếp theo của Toyota Việt Nam có phiên bản hybrid, sau Camry, Corolla Altis, Corolla Cross, Innova Cross và Yaris Cross.
Thay đổi cụ thể là giảm thời gian xin gia hạn thị thực Mỹ tính từ khi thị thực cũ hết hạn từ 48 tháng xuống còn 12 tháng.Trang USTravelDocs của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ: “Đương đơn có thị thực không định cư của Hoa Kỳ vẫn còn hiệu lực hoặc hết hạn trong vòng 12 tháng. Thời gian 12 tháng được tính từ ngày hết hạn của thị thực đến ngày Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nhận được hồ sơ xin gia hạn thị thực của đương đơn”.Thời gian này trước đây là 48 tháng.Việc gia hạn thị thực qua đường bưu điện nhằm tạo điều kiện cho người thường đến Mỹ có thể gia hạn thị thực mà không cần đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Mỹ để phỏng vấn. Đương đơn nếu không đáp ứng yêu cầu nêu trên cũng như các yêu cầu khác được nêu trong tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ cần đặt lịch hẹn trực tuyến cho cuộc phỏng vấn xin thị thực.Thông tin về điều chỉnh này đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng người Việt Nam có thị thực không định cư đến Mỹ, bao gồm du học sinh, lao động có chuyên môn đến Mỹ làm việc, cũng như những người đến Mỹ tạm thời để du lịch hay điều trị y tế.
Những tấm lòng vàng 28.6.2022
Ngày 19.3, Âm dương lộ chính thức nhập cuộc đường đua phim điện ảnh năm 2025 với sự góp mặt của dàn diễn viên thực lực như nghệ sĩ Minh Hoàng, Hạnh Thúy, Ngân Quỳnh, Bạch Công Khanh, Tuấn Dũng, Lan Thy… Phim do Hoàng Tuấn Cường (phim Nhà Không Bán và Vong Nhi) làm đạo diễn, dự kiến khởi chiếu vào ngày 28.3.Theo đạo diễn Hoàng Tuấn Cường, quá trình phát triển kịch bản cho dự án đưa nghề lái xe cứu thương lên màn ảnh rộng là đề tài khó và nhạy cảm. Tuy nhiên, quan điểm của anh là luôn muốn đưa vào bộ phim những câu chuyện thật nhất có thể. Anh nói: "Tôi chọn đề tài xe cứu thương vì nó mang nhiều yếu tố tâm linh. Câu chuyện trong phim đều được chắt lọc từ nghề lái xe cứu thương mà ê-kíp có nghiên cứu, tham khảo từ chính những người đang làm nghề này ngoài đời. Đặc biệt, bộ phim mang hơi hướng tâm linh nhiều hơn nên trong khả năng của mình tôi muốn nó phải được truyền tải thật nhất có thể".