Chip Snapdragon 8 Gen 4 mạnh mẽ nhưng có thể 'ngốn' pin
Tàu hộ tống đa nhiệm Provence, một chiến hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Pháp được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chiến dịch CLEMENCEAU 25.Trong buổi họp báo trên tàu vào trưa 6.3, chỉ huy tàu, đại tá hải quân Lionel Siegfried cho biết: "Tàu FREMM Provence có thể xem là một đại diện của chương trình hiện đại hóa của hải quân Pháp. Đây là tàu thứ hai được đóng trong số tám tàu hộ tống tối tân của chúng tôi. FREMM Provence chính thức hoạt động từ năm 2015, có khả năng thực hiện một cách độc lập mọi nhiệm vụ được hải quân Pháp giao phó, nhờ vào các trang thiết bị cả về chiến đấu lẫn an ninh, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm".Tàu hộ tống đa nhiệm Provence có lượng giãn nước 6.000 tấn, chiều dài 142 m, rộng 20 m, với thủy thủ đoàn 160 người. Tàu được trang bị trực thăng NH90, hệ thống radar 3 chiều có khả năng phát hiện các mục tiêu là máy bay, cũng như các tàu mặt nước; các thiết bị cảm biến, định vị thủy âm; hệ thống tác chiến phòng không, tác chiến hải đối hải và tác chiến chống ngầm... FREMM Provence hoạt động với sự kết hợp của cả động cơ điện và động cơ tua bin khí. Khi cần di chuyển để đảm bảo tính bí mật thì tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ. Khi tàu cần tăng tốc thì có thể đạt đến 27 hải lý/giờ với động cơ tua bin khí. Thiết kế của FREMM Provence giúp tàu có thể thích nghi với mọi khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, hệ thống trinh sát và cảm biến của tàu giúp cho hải quân Pháp có thể tự chủ trong việc đánh giá tình hình.Theo đại tá Siegfried, nhiều chương trình trao đổi với lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã được thực hiện trong chuyến thăm lần này, liên quan đến các lĩnh vực an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển… Các thủy thủ của FREMM Provence cũng đã tham gia giao hữu bóng chuyền với sĩ quan và thủy thủ Vùng 2 Hải quân. Về mặt dân sự, tàu Provence có mở cửa cho một số đoàn lên thăm tàu, và thủy thủ đoàn cũng có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của TP.HCM. "TP.HCM là nơi mà lịch sử và văn hóa giao thoa với nét hiện đại. Thành phố đông dân nhưng rất yên bình và an ninh tốt, người dân thì đặc biệt hiếu khách. Đây là một nơi hoàn hảo để tàu Provence cập bến", đại tá Siegfried nhận xét.Trao đổi với các báo đài trong buổi họp báo, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: "Pháp có những vùng lãnh thổ, với dân cư và nhiều cơ sở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tàu chiến của chúng tôi thường xuyên hoạt động ở khu vực này và ít nhất một lần mỗi năm cập bến ở cảng của Việt Nam. Các chuyến cập cảng vừa thuộc về hoạt động của các chiến hạm, nhưng cũng mang ý nghĩ chính trị quan trọng, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước".Theo Đại sứ Brochet, chuyến cập bến lần này của Provence không như những lần ghé thăm trước đây của các tàu chiến Pháp. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất từ trước đến nay của hải quân Pháp từng ghé thăm Việt Nam. FREMM Provence cũng là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung, theo Đại sứ Pháp.Kế đến, FREMM Provence thuộc nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay của Pháp, được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương từ nhiều tuần nay và đang có hải trình qua Biển Đông. Việc triển khai của nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay này mang tính biểu tượng về mặt quân sự và nhất là về mặt địa chính trị, nhằm tái khẳng định cam kết của Pháp cũng như Việt Nam trong việc tôn trọng những nguyên tắc mang tính phổ quát của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải, tự do hàng không, tôn trọng Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982.Bên cạnh đó, chuyến cập cảng của FREMM Provence diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Paris hồi tháng 10.2024 của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác vì hòa bình và an ninh khu vực, và hợp tác để đạt được các mục đích này trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS), một diễn đàn quy tụ lực lượng hải quân của các nước ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân.Chuyến cập cảng thăm xã giao của tàu hộ tống đa nhiệm Provence lần này là minh chứng cho mối quan hệ song phương, và là sự tiếp nối cho nhiều chuyến thăm thường xuyên của các tàu thuộc biên chế hải quân quốc gia Pháp tại Việt Nam, như đã diễn ra vào các năm 2023 và 2024 với các tuần dương hạm Prairial và Vendémiaire.Tài xế ô tô 'bẩn tính', cố tình tạt ngã xe máy… rồi bỏ chạy
"Chúng tôi dự định sẽ sớm tổ chức một cuộc bầu cử tự do và công bằng. 53 đảng phái chính trị đã nộp danh sách tham gia cuộc bầu cử", ông Min Aung Hlaing cho hay trong chuyến thăm Belarus, nơi ông công bố khung thời gian bầu cử như trên, theo Reuters dẫn lại thông tin từ tờ Global New Light of Myanmar.Ông Min Aung Hlaing đã cam kết sẽ tổ chức một cuộc bầu cử nhưng chính quyền của ông đã nhiều lần gia hạn tình trạng khẩn cấp, trong lúc quân đội đang bị các nhóm đối lập chống chính quyền quân sự tấn công, theo Reuters.Hồi cuối tháng 1, chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng, tức là 4 năm sau cuộc chính biến ở nước này vào ngày 1.2.2021, theo AFP. Ông Min Aung Hlaing khi đó nói với Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar rằng "hòa bình và ổn định vẫn cần thiết" trước khi có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và tổ chức bầu cử.Quân đội Myanmar đã lên nắm quyền sau khi đưa ra những cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm 2020 mà Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo, theo AFP.Chính quyền quân sự Myanmar đã gia hạn tình trạng khẩn cấp nhiều lần kể từ đó khi chiến đấu với các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số và "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân" của lực lượng đối lập.Các cuộc xung đột ở Myanmar đã buộc hơn 3,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, trong khi ước tính 19,9 triệu người, hơn 1/3 dân số Myanmar, sẽ cần viện trợ nhân đạo vào năm 2025, theo AFP.
Đi trên dây
Luật sư Trần Anh Tuấn, Đoàn luật sư TP.HCM mong rằng người lao động cần biết Bộ luật Lao động và các quy định liên quan đến làm việc ban đêm để có thể tự bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những bất lợi tiềm ẩn, đảm bảo nhận được khoản lương cũng như lợi ích xứng đáng được hưởng.
Trong tập mới của podcast Khloé in Wonder Land, Khloé Kardashian cho biết: "Nếu Kim nhận được một tin nhắn tán tỉnh từ ai đó, chúng tôi sẽ kiểm tra xem tôi có nhận được tin nhắn tương tự hay không. Và thường là có. Tôi không hiểu, chẳng lẽ họ nghĩ rằng chúng tôi không chia sẻ điều gì với nhau hay sao?".Mặc dù không tiết lộ danh tính những người đàn ông này, nhưng Khloé Kardashian cho biết một số trong đó là những sao nam đình đám của Hollywood. Đồng thời, cô cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm không thiện cảm với kiểu tán tỉnh này, bởi nó không chỉ thiếu tinh tế mà còn khiến cô cảm thấy không được trân trọng."Tôi thích những mối quan hệ đến một cách tự nhiên, thông qua bạn bè giới thiệu. Nếu ai đó liên hệ với tôi qua mạng xã hội, thì đó cũng là nhờ có sự kết nối từ bạn bè", ngôi sao Revenge Body bày tỏ.Trong podcast này, Khloé Kardashian cũng chia sẻ một câu chuyện khó xử và hài hước về một người đàn ông mà cô từng hẹn hò: "Một đêm nọ, anh ta ngủ lại nhà tôi và… anh ta tè ra giường. Tôi nghĩ: Chuyện gì đang xảy ra vậy? Chúng ta là người lớn rồi mà". Cô không đối mặt trực tiếp với người đàn ông này vì cảm thấy quá xấu hổ. Tuy nhiên, lần thứ hai anh ta ở lại, sự cố đó lại tiếp diễn.Khloé Kardashian cũng tiết lộ rằng cô đã không quan hệ tình dục từ năm 2021. Mặc dù khẳng định đang "tạm gác chuyện hẹn hò" để dành trọn thời gian chăm sóc hai con: True (7 tuổi) và Tatum (3 tuổi) - con chung với bạn trai cũ Tristan Thompson, nhưng những phát ngôn của cô lại khiến người hâm mộ không khỏi hoang mang.Trong buổi phỏng vấn với luật sư ly hôn Laura Wasser, Khloé Kardashian gây chú ý khi nói: "Tôi không ăn mặc đẹp hay chăm chỉ tập luyện để ai đó chụp ảnh tôi. Tôi làm vậy vì tôi hy vọng mình sẽ có người yêu". Người đẹp 8X hài hước cho biết tình dục là động lực giúp cô duy trì vóc dáng: "Một ngày nào đó sẽ có người nhìn thấy cơ thể này trong trạng thái khỏa thân, nên tôi phải giữ cho nó thật đẹp".
Chính thức: Năm 2023 nóng nhất lịch sử nhưng năm 2024 sẽ nóng hơn
Đây là một trong những thông tin quan trọng vừa được chia sẻ trong chương trình “Giao lưu và trao đổi kinh nghiệm giữa các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và các nhà điều hành Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ lõi 4.0”, do Đại học Quốc gia TP.HCM và Tập đoàn CT Group phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều tập đoàn công nghệ và các đại học quốc tế, lãnh đạo các ban, ngành, địa phương.Tại sự kiện, các chuyên gia và nhà điều hành cũng đã phân tích về cơ hội, lợi ích của công nghệ bán dẫn mới đối với Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp bán dẫn đang đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. “Một ngành công nghiệp bán dẫn phát triển mạnh sẽ mang lại lợi ích cho Việt Nam thông qua tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tiến bộ công nghệ và tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu, khiến nó trở thành động lực chính cho sự thịnh vượng và đổi mới của quốc gia” - ông Vinh Nguyễn - nguyên Phó chủ tịch ECI Technology chia sẻ.Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ bán dẫn Việt Nam dưới ánh sáng Nghị quyết 57, vươn mình làm chủ công nghệ với sự ủng hộ quốc tế. Ngày 22.12.2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết số 57-NQ/TW đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ, thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn phát triển, là động lực để các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển. Ông Wan Azmi - Giám đốc vận hành CT Semiconductor chia sẻ: “Là công ty thành viên thuộc Tập đoàn CT Group, CT Semiconductor là công ty chuyên về ATP (Semiconductor Assembly - Test - Packaging), là thương hiệu Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực này. CT Semiconductor quyết tâm vươn mình thành một tập đoàn Việt Nam thực sự làm chủ công nghệ bán dẫn”. Cùng bàn luận về các chiến lược phát triển, chương trình nghiên cứu, giáo dục, cơ hội hợp tác quốc tế, các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ nhiều chủ đề và nội dung quan trọng tại Hội thảo như: Sản xuất thông minh trong các công ty OSAT và lợi ích với Việt Nam; Chiến lược R&D và phát triển quy trình; chương trình nghiên cứu/giáo dục về bán dẫn tại các trường đại học quốc tế và chương trình trao đổi sinh viên Việt Nam…Về chiến lược R&D và Phát triển Quy trình, tiến sĩ Changhang Kim - Giáo sư nghiên cứu tại Đại học HanYang chia sẻ rằng: “Để định vị Việt Nam làm chủ trong lĩnh vực bán dẫn, các doanh nghiệp, trường đại học và Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ. Các công ty cần nâng cấp năng lực OSAT, đầu tư vào phát triển quy trình dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) và dẫn đầu trong việc áp dụng các công nghệ đóng gói 3D IC và chiplet. Các trường đại học nên tập trung vào phát triển chương trình giảng dạy đóng gói tiên tiến, nghiên cứu đột phá về vật liệu mới và quy trình đóng gói, xây dựng sự hợp tác mạnh mẽ với doanh nghiệp. Các sáng kiến của chính phủ và quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp và học thuật sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực đóng gói bán dẫn tại Việt Nam, giải quyết cả những thách thức hiện tại và những cơ hội trong tương lai”.Sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xác định chiến lược phát triển dài hạn cho ngành OSAT tại Việt Nam. Tập đoàn CT Group cam kết tiếp tục đầu tư vào đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Đồng thời, hội thảo cũng nhấn mạnh các phương án có tính thực tiễn cao để Nghị quyết 57 thúc đẩy ngành OSAT, giúp Việt Nam dần khẳng định vị thế của mình trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. CT Semiconductor là mô hình thí điểm thương hiệu Việt trong ngành bán dẫn toàn cầu.