Thủ tướng Nhật công bố gói kích thích 113 tỉ USD đối phó lạm phát
“Tôi đau buồn sâu sắc về vụ tai nạn máy bay thảm kịch tại sân bay Muan hôm nay. Xin gửi lời chia buồn chân thành đến các nạn nhân và gia đình họ, và tôi xin đại diện các đồng nghiệp chia buồn với những người bị thương”, đại sứ viết trên mạng xã hội X.Nhận ngay thần tướng Long Vương, chinh chiến đấu trường đa quốc gia cùng Đấu Tướng VNG
Năm 2024, Ukraine thực hiện chiến lược lớn nhằm giải quyết thách thức thiếu hụt binh sĩ bằng cách thành lập các lữ đoàn mới thay vì tăng cường các lữ đoàn sẵn có. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá chiến lược không mang lại hiệu quả và đã bị phá sản, theo trang Business Insider ngày 6.1.Nhà nghiên cứu cấp cao Michael Kofman thuộc chương trình Nga và Á-Âu tại viện nghiên cứu chính sách mang tên Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Mỹ) cho rằng chiến lược trên của Ukraine là "một trong những quyết định quản lý lực lượng khó hiểu nhất từng được triển khai"."Việc mở rộng lực lượng bằng cách lập các lữ đoàn mới, trong khi cực kỳ cần thêm binh sĩ để bù đắp những mất mát trong các đội hình giàu kinh nghiệm đã triển khai trên tiền tuyến, rõ ràng đã phải có những đánh đổi", ông Kofman viết trên mạng xã hội.Ông Kofman nhận định rằng vì thiếu kinh nghiệm, các đơn vị mới nhìn chung chiến đấu không hiệu quả cả trong vai trò tấn công lẫn phòng thủ. Và theo ông, đó là điều đã xảy ra trong năm 2023. Hậu quả là chiến lược bị sụp đổ phần nào khi cấp chỉ huy cuối cùng lại tách các tiểu đoàn từ những lữ đoàn mới để bổ sung cho các đơn vị cũ.Hồi tháng 5.2024, giới lãnh đạo Ukraine công bố ý định lập 10 lữ đoàn, mỗi đơn vị gồm hàng ngàn binh sĩ, với hy vọng đạt được khả năng luân phiên chiến đấu trên tiền tuyến. Giải thích cho ý định này, một phát ngôn viên quân đội Ukraine hồi tháng 11.2024 nói rằng không còn lựa chọn nào khác để đối phó với đối phương áp đảo hơn, trên một chiến tuyến dài 1.300 km.Một số lữ đoàn mới được huấn luyện tại phương Tây, trong đó có lữ đoàn cơ giới 155. Tuy nhiên, màn ra mắt của lữ đoàn 155 vào cuối năm 2024 đã gây ra cuộc khủng hoảng khi xuất hiện thông tin cho thấy tỷ lệ đào ngũ cao. Hơn nữa, đơn vị này còn thường bị rút bớt quân để bổ sung cho các lữ đoàn khác. Hậu quả là lữ đoàn 155 phải vá víu đội hình, một số binh sĩ chuyên về điều khiển thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái (UAV) bị chuyển sang vai trò bộ binh.Trung tá Bohdan Krotevych, tham mưu trưởng Lữ đoàn Azov, bình luận: "Có lẽ thật ngu ngốc khi lập các lữ đoàn mới và trang bị công nghệ mới cho họ trong khi các đơn vị cũ lại thiếu nhân lực".Ông Kofman nói rằng vấn đề của Lữ đoàn 155 là vụ việc nghiêm trọng nhất trong công tác quản lý lực lượng của Ukraine. Việc chia nhỏ các đơn vị mới đã dẫn đến sự rời rạc trong nỗ lực phòng thủ."Những đổi mới công nghệ, áp dụng chiến thuật và tích hợp tốt hơn là không đủ để bù đắp cho thất bại của việc xử lý các vấn đề nền tảng... Quân đội Ukraine cần giải quyết các vấn đề nhân lực, huấn luyện và quản lý lực lượng để duy trì cuộc chiến", ông Kofman nhận xét.
Dàn sao kickboxing Việt Nam sẽ gặp thử thách lớn ở giải MAXFC 26
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?
Nhận định Man City - Wolverhampton (19g30 ngày 11.12): ‘The Citizens’ quyết thắng để giữ ngôi đầu bảng
Đây là ca khúc "mở bát" Gala Nhạc Việt Tết 2025, chương trình nhạc xuân được ê kíp T Production sản xuất hàng năm. Noo Phước Thịnh bắt đầu tham gia Gala Nhạc Việt từ năm 2013 và đến nay đã góp mặt trong 11 số của chương trình. Anh đặc biệt ghi dấu ấn với 6 tiết mục mang chủ đề tết, gồm: Xuân ca (2013), Những ngày xuân rực rỡ (2016), Chúc Tết mọi nhà, Hạnh phúc xuân ngời (2017), Năm qua đã làm gì (2020), Về nhà thôi nhé (2024). Trong số đó, Năm qua đã làm gì được xem là "big hit" của Noo Phước Thịnh, được khán giả yêu thích bật nghe mỗi dịp Tết đến xuân về. Năm nay, với chủ đề Tết là nguồn cội, Gala Nhạc Việt đem lại không khí tết đậm chất truyền thống nhưng vẫn không kém phần hiện đại, với sự tham gia của hơn 50 văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam. Bài hát Khổ quá thì về mẹ nuôi được sáng tác bởi nhạc sĩ Phát Huy T4 (tên thật là Trương Đan Huy, sinh năm 2004 tại Quảng Ngãi), do ca sĩ Noo Phước Thịnh trình bày, là video music đầu tiên được Gala Nhạc Việt chọn ra mắt trên YouTube tối 7.1. Các tiết mục khác của chương trình sẽ chính thức trình làng từ 19 giờ ngày 22.1. Tiết mục Khổ quá thì về mẹ nuôi được dàn dựng mộc mạc, đơn giản với phần xuất hiện chính của Noo Phước Thịnh trên sân khấu cùng sự phụ diễn của nhạc sĩ Phát Huy T4 và vũ đoàn Bước Nhảy. Bài hát mang tiết tấu nhanh, với lời ca thể hiện tâm trạng của một người con đang cảm thấy lạc lõng, mệt mỏi giữa guồng quay công việc nơi thành phố xa hoa. Người con chỉ khao khát được trở về quê hương, nơi có cha mẹ đợi chờ và những điều bình dị, thân thuộc nhất. Phần kết của bài hát là lời nhắn nhủ từ người mẹ: không cần con mang tiền về, chỉ cần cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy bên nhau.Noo Phước Thịnh chia sẻ, anh đã gắn bó với Gala Nhạc Việt hơn 10 năm, thể hiện nhiều thể loại ca khúc khác nhau, đặc biệt là những bài hát về mùa xuân đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. "Tôi đã thể hiện quá nhiều ca khúc xuân trước đây, nên chưa biết phải làm gì hay hát gì để tạo sự mới mẻ. Việc tìm một bài hát khiến tôi đặc biệt yêu thích cũng không hề dễ dàng. Nhưng rồi mọi thứ như một cái duyên, khi đến phút 90, tôi đã tìm thấy Khổ quá thì về mẹ nuôi, và vừa nghe qua bản demo, tôi đã khóc. Bài hát chạm đến cảm xúc của tôi rất nhiều", anh nói.Qua ca khúc, nam ca sĩ muốn gửi gắm thông điệp đến mọi người: "Tết này, hãy trở về bên gia đình, bởi dù cuộc sống có mệt mỏi và áp lực đến đâu, nhà vẫn luôn là nơi ấm áp nhất!"."Tôi hy vọng bài hát này, với giai điệu sâu lắng, sẽ chạm được đến trái tim của những ai đang băn khoăn giữa việc tiếp tục gồng gánh áp lực ở thành phố hay buông bỏ tất cả để trở về với gia đình...", Noo Phước Thịnh thổ lộ. Nam ca sĩ cũng bày tỏ rằng mỗi dịp xuân về, anh đều mong muốn được góp mặt trong một chương trình nghệ thuật hoành tráng để gặp gỡ và mang đến cho khán giả một mùa xuân tràn đầy niềm vui và hy vọng. Về những kế hoạch trong năm mới 2025, Noo Phước Thịnh không hứa hẹn nhiều mà chỉ tiết lộ sẽ có nhiều điều thú vị. Điều anh mong lúc này là khán giả sẽ ủng hộ "phát pháo" đầu tiên trong năm của anh với ca khúc Khổ quá thì về mẹ nuôi tại Gala Nhạc Việt.