Hào hứng với giải bóng rổ trẻ Tầm vóc Việt Nam
Không kể khối ngân hàng liên tục có lãi lớn, nhiều doanh nghiệp cũng kết thúc năm vừa qua với lợi nhuận tăng cao. Chẳng hạn, Công ty CP Tasco (mã chứng khoán HUT) công bố năm 2024 đạt doanh thu hợp nhất khoảng 30.700 tỉ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số cao kỷ lục mà doanh nghiệp đạt được sau khi sáp nhập SVC Holdings. Năm 2024, Tasco lên kế hoạch tổng doanh thu 24.750 tỉ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã vượt 24% chỉ tiêu năm.Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - mã chứng khoán POW) công bố kết quả sản xuất điện năm 2024 toàn tổng công ty đạt 16 tỉ kWh, trong đó 3 nhà máy điện vượt kế hoạch được giao. Doanh thu toàn tổng công ty ước đạt 31.979 tỉ đồng, vượt 1% kế hoạch năm 2024 và tăng 10% so với năm 2023. Kết quả lợi nhuận trước thuế toàn tổng công ty năm qua ước đạt 1.462 tỉ đồng, tăng nhẹ hơn 1% so với năm 2023 và vượt 47% so với kế hoạch năm.Hay Công ty CP Dược phẩm Agimexpharm (mã chứng khoán AGP) công bố báo cáo tài chính quý 4/2024, với phần lớn các chỉ tiêu quan trọng đều tăng vọt. Tính chung cả năm 2024, Agimexpharm đạt doanh thu 793 tỉ đồng doanh thu, tăng 9% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế thu về gần 49 tỉ đồng, tăng 12%. Đây đều là các con số kinh doanh cao kỷ lục của công ty trong thời gian qua. Với kết quả trên, công ty cũng đã thực hiện được 103% và 104% kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cả năm.Đáng chú ý, một số doanh nghiệp đã hồi phục trở lại so với mức giảm sâu của năm 2023. Chẳng hạn, lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán DBC) cho biết phải đối mặt với một năm đầy thách thức khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước chịu nhiều tác động tiêu cực, từ những căng thẳng địa chính trị, xung đột leo thang, biến đổi khí hậu, đến sức mua sụt giảm và thiên tai nghiêm trọng. Dù vậy, các chỉ tiêu kinh doanh đều hoàn thành tốt. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của tập đoàn đạt 857 tỉ đồng. So với mức thực của năm 2023, lợi nhuận trước thuế của Dabaco năm 2024 tăng gần 10 lần.Hay Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel - mã chứng khoán TVN) cũng chấm dứt mạch thua lỗ trước đó. Năm 2024, sản lượng sản xuất và tiêu thụ toàn hệ thống đều tăng trưởng so với năm 2023. Tổng doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt 33.000 tỉ đồng, đạt trên 104% kế hoạch năm và tăng gần 7% so với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế trên báo cáo tài chính riêng đạt 18 tỉ đồng, vượt 20% kế hoạch và tăng 34,5% so với năm 2023. Còn lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 ước đạt 230 tỉ đồng, vượt gần 92% chỉ tiêu năm, trong khi năm 2023 tổng công ty báo lỗ 252 tỉ đồng...Nhớ ngọn khói lam, thương bếp cà ràng
UBND TP.Hà Nội đã có quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng thuộc khu đô thị Nam hồ Linh Đàm (P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai), với diện tích khoảng 4,4 ha.Theo đó, Công ty CP đầu tư bất động sản Song Lộc đã trúng đấu giá khu đất thực hiện dự án nêu trên với thời hạn sử dụng 50 năm. Dự án có khoảng 2 ha đất xây dựng công trình nhà ở thấp tầng, hơn 1,5 ha đất xây dựng đường giao thông sử dụng vào mục đích công cộng…Giá khởi điểm được Hà Nội phê duyệt là hơn 86 triệu đồng/m2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất là hơn 91 triệu đồng/m2. Tổng số tiền trúng đấu giá khoảng 1.800 tỉ đồng.Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Tuấn Đạt, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai, xác nhận mức giá khởi điểm để đấu giá 4,4 ha đất được xây dựng trên cơ sở của giá đất cũ được ban hành tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31.12.2019 (Quyết định số 30).Theo ông Đạt, để đưa ra mức giá khởi điểm nêu trên, phía Sở TN-MT Hà Nội đã căn cứ trên tờ trình của UBND Q.Hoàng Mai có nội dung về nguồn gốc đất, mật độ xây dựng, các chỉ tiêu theo quy hoạch được duyệt…Sau đó, Sở TN-MT Hà Nội làm việc với các bên liên quan, lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá để tiến hành các bước theo quy định. Mức giá khởi điểm được đơn vị tư vấn, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể thành phố trình lên và được UBND TP.Hà Nội ra quyết định phê duyệt.Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Q.Hoàng Mai Vũ Tuấn Đạt thừa nhận, ở thời điểm chuẩn bị tổ chức đấu giá 4,4 ha đất thì phía UBND TP.Hà Nội ban hành Quyết định số 71 quy định bảng giá đất mới và có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Tuy nhiên, sau đó, buổi đấu giá vẫn tiếp tục được tổ chức ngày 3.1, với sự tham gia của 2 đơn vị.Theo ghi nhận của Thanh Niên, khu đất 4,4 ha được đem ra đấu giá nằm giáp đường Bằng B rộng 7 m và ngõ hiện trạng rộng 4 m nối ra phố Linh Đường (P.Hoàng Liệt). Nơi đây cách Vành đai 3 khoảng 2,4 km; cách UBND Q.Hoàng Mai 4 km; cách công viên Yên Sở 3,9 km và cách hồ Gươm (Q.Hoàn Kiếm) khoảng 14 km.Theo Quyết định số 30, dự án giáp đường Bằng B có giá đất ở sau khi nhận hệ số 1,15 là hơn 21 triệu đồng/m2. Dựa trên kết quả thu thập thông tin, giá đất khởi điểm để tổ chức đấu giá thực hiện dự án được xác định là hơn 86 triệu đồng/m2, gấp 4,21 lần. Như vậy, giá trúng đấu giá là hơn 91 triệu đồng/m2 nếu so với giá đất ở Quyết định số 30 sau khi đã nhân hệ số sẽ cao gấp 4,3 lần.Trong khi đó, theo bảng giá đất mới tại Quyết định số 71 có hiệu lực từ 1.1.2025, giá đất ở vị trí 1 đường Bằng B là hơn 57 triệu đồng/m2. Do đó, giá trúng đấu giá chỉ gấp gần 1,6 lần so giá đất mới khi chưa được nhân hệ số.Liên quan đến giá đất cũ, trong năm 2024, Hà Nội đã tổ chức đấu giá nhiều khu vực trên địa bàn và lộ rõ nhiều bất cập, tồn tại do giá khởi điểm quá thấp. Hồi cuối tháng 12.2024, ngay sau khi Hà Nội ban hành Quyết định số 71 quy định về bảng giá đất mới, nhiều địa phương đã lập tức hủy các buổi đấu giá, trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng để xây dựng giá đất khởi điểm sát với giá thị trường.
Nhận định Chelsea - Liverpool: Liverpool hy vọng sẽ giành cúp FA đầu tiên dưới triều HLV Klopp
Cửa gió điều hòa phía sau
Sáng 15.1, UBND TP.HCM làm việc với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và Long An nhằm đánh giá tiến độ triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội, nhất là các dự án trọng điểm, liên kết vùng.Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết dự án mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn từ nút giao thông An Phú đến đường Vành đai 2) đã được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư công, quy mô 8 làn xe.Hiện chủ đầu tư đang tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Dự kiến, ngày 17.1 hoàn tất thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, hoàn chỉnh hồ sơ trình phê duyệt dự án trong tháng 4.2025. Dự án này dự kiến đưa vào khai thác năm 2026.Về các cầu kết nối TP.HCM với Đồng Nai, hầu hết được thể hiện trong quy hoạch của 2 địa phương. Riêng cầu Cát Lát, TP.HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai sớm triển khai. 2 địa phương cũng sẽ sớm trao đổi, thống nhất kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai các cầu Phú Mỹ 2, cầu Long Thành 2 trong thời gian tới để tăng cường kết nối giao thông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội giữa hai địa phương.Điểm đáng chú trong quy hoạch các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam bộ là phát triển đường ven sông, ven biển. Trong đó, đường ven sông Sài Gòn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (DT789) đang được đầu tư, dự kiến đưa vào khai thác năm 2025. TP.HCM dự kiến đầu tư đường ven sông Sài Gòn trong giai đoạn 2025 - 2030.Đối với đường ven biển, quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã thể hiện rõ. Còn quy hoạch TP.HCM vừa được phê duyệt có trục kết nối mới ở phía Nam, kết nối từ Gò Công qua Cảng trung chuyển Cần Giờ, cảng Phước An, kết nối vào cao tốc Bến Lức - Long Thành.TP.HCM sẽ phối hợp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng kế hoạch và quy chế phối hợp triển khai đầu tư đường ven biển trong giai đoạn 2025 - 2030 để phục vụ phát triển các cảng biển lớn trong vùng.Hiện dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2026 nhưng mới chỉ có đường bộ, chưa có đường sắt kết nối. Bộ GTVT đang thẩm định nội bộ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đồng thời mời gọi nhà đầu tư, có thể thực hiện theo hướng dự án đối tác công tư hoặc vốn đầu tư nước ngoài.TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành đồng bộ với thời gian khai thác sân bay Long Thành.Liên quan đến 2 dự án vành đai kết nối vùng, hiện dự án Vành đai 3 TP.HCM đang gặp khó khăn về nguồn cát sông do việc cấp phép khai thác tại các mỏ chậm, còn nguồn thương mại trong nước, nguồn cát nhập khẩu chưa đáp ứng yêu cầu.Trong khi đó, dự án Vành đai 4 TP.HCM có quy mô đầu tư và tổng mức đầu tư lớn (giai đoạn 1 gần 123.000 tỉ đồng), cần có sự hỗ trợ của nguồn vốn trung ương. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn trung ương còn khó khăn và chưa có ý kiến của Thủ tướng và Bộ KH-ĐT về nguồn vốn trung ương bố trí vốn cho dự án. Riêng tỉnh Long An, ngân sách địa phương chỉ cân đối được cho dự án tối đa khoảng 10.000 tỉ đồng.
Phản ứng của Khả Như khi Lê Dương Bảo Lâm chúc sớm lấy chồng
Trang bị tiện nghi trên Hyundai SantaFe 2021 bản tiêu chuẩn phù hợp hơn cho mục đích sử dụng gia đình