Ô tô thuộc diện được giãn chu kỳ đăng kiểm có được kiểm định?
Luyến được cộng đồng biết đến với dự án phun xăm chân mày, môi miễn phí mang tên "Nét đẹp chân thiện mỹ - Đồng hành cùng chiến binh K". Hành trình vượt qua ung thư và dự án của Luyến từng được Báo Thanh Niên chia sẻ trong bài viết "Người mẹ trẻ mắc ung thư và dự án làm đẹp cho chị em đồng cảnh ngộ" tháng 12.2023.Hơn 1 năm qua, Luyến vừa điều trị theo phác đồ của bác sĩ, vừa làm việc và làm đẹp cho khoảng 200 chị em đồng cảnh ngộ. Dự án ban đầu chỉ tiếp cận được với các chị em đang khám và chữa bệnh ở Hà Nội – nơi có cơ sở phun xăm của Luyến. Giờ đây, đồng hành với dự án có hơn 20 cơ sở phun xăm của đồng nghiệp ở Hà Nội, TP.HCM, TP.Huế, Đà Nẵng, Phú Quốc…"Hiện tại, có thể thể chất của mình không còn tốt như hồi chưa mắc bệnh nhưng tinh thần của mình thì rất tốt, rất lạc quan", Luyến nói vào chiều 24.2 khi vừa vượt hơn 1.600 km, có mặt ở Q.12, TP.HCM làm đẹp cho các bệnh nhân.Chị Trần Hương (45 tuổi, ở H.Tánh Linh, Bình Thuận) là bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất xong, hiện sức khỏe ổn định, tái khám theo lịch bác sĩ. Khoảng 1 năm trước, thời điểm còn truyền hóa chất, chị Hương biết đến Luyến và thường xuyên vào trang cá nhân của cô để tìm sự động viên. Khi biết Luyến sẽ vào TP.HCM, chị Hương cũng vào để được gặp "thần tượng"."Chị em ung thư vú điều trị hóa chất thường sẽ rụng tóc, chân mày. Đó là điều khiến chúng tôi mặc cảm, tự ti. Em Luyến hiểu điều đó. Vào TP.HCM tôi bất ngờ nhận được món quà là cặp chân mày và màu môi mới rạng rỡ hơn", chị Hương xúc động nói.Trồng một cây táo nở hoa - Truyện ngắn dự thi của Mai Đức Dũng (TP.HCM)
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào tháng 1.2024, Lâm đã trở lại tập luyện với cường độ cao để chuẩn bị cho giải đấu đầu tiên trong sự nghiệp thể hình. Và trong hành trình đó, anh Lương luôn là chỗ dựa, người thầy hướng dẫn kỹ thuật tập luyện, chuẩn bị từng bữa ăn và khích lệ tinh thần cho con trai.
Lá lành đùm lá rách: Số phận bi đát của một phụ nữ nghèo
Xuân quê hương 2025 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu kiều bào và thân nhân, cùng khách mời trong nước.Chương trình tiếp tục khẳng định vững chắc mối liên hệ gắn bó giữa kiều bào và đất nước, qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần yêu nước, hướng về nguồn cội, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc.Năm 2025, chương trình Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18.1 đến ngày 20.1.2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với nhiều nội dung phong phú. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ chủ trì một số hoạt động ý nghĩa cùng bà con kiều bào cả nước: Lễ Dâng hương tại Điện Kính Thiên, Nghi thức thả cá chép truyền thống vào ngày Tết ông Công ông Táo tại Phủ Chủ tịch…Đặc biệt, trong chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, tiếp sóng trên kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam 20 giờ 10 phút tối chủ nhật ngày 19.1.2025, Chủ tịch nước sẽ phát biểu chúc Tết đến toàn thể bà con kiều bào và đánh trống khai hội mừng xuân.Bên cạnh các hoạt động do Chủ tịch nước chủ trì, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hoạt động cho đoàn 1.000 kiều bào tiêu biểu, gồm: Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Chào Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chương trình kết nối địa phương. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương vào tối 19.1.2025.VIETART là đơn vị thực hiện chương trình Xuân quê hương 2025, cũng như thực hiện thành công Xuân quê hương trong 8 năm liên tiếp.
Trong nước, ngày 18.5, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu phổ biến trên thị trường trong nước như sau: xăng E5 RON 92 không quá 22.115 đồng/lít; xăng RON 95-III không quá 23.135 đồng/lít; dầu diesel không quá 19.873 đồng/lít; dầu hỏa không quá 19.908 đồng/lít và dầu mazut không quá 17.418 đồng/kg.
Hãng xe Indonesia xuất khẩu xe máy điện sang Việt Nam, cạnh tranh VinFast
"Về để được vỗ, vỗ để nhớ mà về. Mọi người ơi, khỏe để trở về nha mọi người…", lời bài hát nhạc nền trong đoạn clip của đại gia đình hơn 20 thành viên trao nhau những cái ôm chỉ vài câu, nhưng khiến nhiều người rơi nước mắt xúc động.Trong video, các thành viên trong gia đình 3 thế hệ mặc áo thun trắng, ông bà cụ tóc bạc trắng dùng màu acrylic xanh - đỏ tô đậm lên bàn tay, lần lượt ôm con cháu để vẽ dấu tay của mình lên lưng áo.Nguyễn Phương Kiều Lâm (24 tuổi) cho biết, đoạn clip được quay trưa mùng 1 tết tại nhà ông bà ngoại của mình ở xã Hành Thiện (TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi). Là người đưa ra ý tưởng, Kiều Lâm bàn bạc với các anh chị em, sau đó gửi vào nhóm chat gia đình xin ý kiến cậu, mợ và ông bà. Nhận tin nhắn, mọi người hưởng ứng nhiệt tình.Khoảnh khắc cậu, mợ và ông bà trao nhau những cái ôm đầu tiên khiến không khí ngày tết ấm áp hơn bao giờ hết, ai cũng rạng rỡ, cười tươi như hoa. "Nhà mình mọi người thương ông bà nhưng ngại thể hiện. Được ôm ông bà thật sự là hạnh phúc khó tả, giống như được quay về thời thơ ấu, không cần suy nghĩ gì, chỉ cần chạy ào đến ôm ông bà, được vỗ về, mọi áp lực dường như tan biến hết. Khoảnh khắc ấy chỉ tồn tại niềm vui, hạnh phúc và tình yêu thương trọn vẹn", Kiều Lâm xúc động.Ban đầu, cô gái 24 tuổi làm clip này chỉ để lưu giữ kỷ niệm đẹp cho gia đình và đăng lên trang cá nhân. Bất ngờ đoạn clip hút hơn 600.000 lượt xem cùng hàng trăm bình luận. Nhiều tài khoản cho biết rưng rưng, suýt khóc khi xem khoảnh khắc gia đình ôm nhau vỗ về này.Mẹ của Kiều Lâm đã ngồi đọc từng bình luận cho cả nhà nghe, ông bà ngoại hạnh phúc cười át cả tiếng nhạc, những giây phút ấy khiến cả nhà xích lại gần nhau hơn.Bà Trần Thị Hồng (80 tuổi) cho biết, ông bà có 6 người con và 17 cháu nội, ngoại. Mỗi năm tết đến, con cháu thường về sum họp ở nhà ông bà, chơi đùa, ăn uống, tối đến cả nhà ngồi trò chuyện nhịp cả căn nhà nhỏ.Cụ bà chia sẻ: "Nhìn mấy đứa con hòa thuận là hạnh phúc tuổi già. Bình thường tôi ít ôm con cháu, chỉ lâu lâu có những cái vỗ vai dặn dò. Cảm giác lúc ôm con cháu để vẽ lên áo rất vui, nhìn từng đứa con, đứa cháu ngày nào còn bế trên tay nay đã lớn khôn nên người, vừa hạnh phúc vừa tự hào".Đã trở lại TP.HCM sau chuỗi ngày tết bên gia đình, ông Nguyễn Đình Thông (46 tuổi), con trai út của cụ Hồng, vẫn còn thấy như có dòng điện chạy trong người vì "ôm cha mẹ sướng không tả nổi". Đây là năm đầu tiên đại gia đình ông Thông có áo đồng phục, cùng nhau quay clip kỷ niệm. Mỗi lần có dịp về thăm nhà, ông chỉ ngồi kế bên ôm vỗ vai cha mẹ hỏi thăm sức khỏe."Người lớn trong nhà hay ngại, nhưng con cháu động viên thì cùng ôm cha mẹ thực hiện, có mấy người anh tôi tóc điểm bạc ôm cha tóc bạc trắng nhìn rất hạnh phúc, thực hiện xong thì thấy sướng quá trời. Để có cơ hội ôm cha mẹ già, có con cháu trong nhà cùng chứng kiến vậy khó lắm. Năm nay dù chưa đủ hết các thành viên trong gia đình, nhưng chúng tôi đã gọi video để 2 anh ở xa cùng xem khoảnh khắc ấy. Ai cũng rạng rỡ cười hạnh phúc", ông Thông tâm sự.