Cận cảnh hiện trường sạt lở uy hiếp đền thờ quan Hoàng Mười
Bên cạnh đó, không thiếu các giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích sự tồn tại từ ban đầu của Rujm el-Hiri. Dù vẫn chưa chạm đến sự thật giúp giải mã bí ẩn liên quan đến quần thể đá phương Đông, báo cáo đăng trên chuyên san Remote Sensing đã loại trừ được một giả thuyết phổ biến về sự tồn tại của cấu trúc cổ xưa.Các nhà nghiên cứu bác bỏ khả năng Rujm el-Hiri là một đài quan sát thiên văn, ít nhất theo như quan điểm của đài thiên văn thời hiện đại. Lý do là mặt đất bên dưới quần thể đá đặc biệt này vẫn đang di chuyển.Mỗi năm, các đĩa kiến tạo bên dưới khu vực xung quanh Cao nguyên Golan dịch chuyển từ 0,8 đến 1,5 cm. Điều này có nghĩa Ruim el-Hiri, hiện cách bờ đông của biển Galilee khoảng 16 km, đã dịch chuyển 40 m so với điểm ban đầu trong 4.000 năm qua.Sự dịch chuyển như trên đã hoàn toàn phá vỡ sự sắp xếp thẳng hàng nguyên thủy của cấu trúc đá."Rujm el-Hiri xoay theo chiều kim đồng hồ và chuyển dịch khỏi vị trí ban đầu đến hàng chục mét", báo cáo viết. "Điều đó có nghĩa phương hướng hiện tại của các bức tường xuyên tâm và lối vào không còn như lúc 4.000 đến 2.000 năm trước công nguyên. Vì thế không tồn tại khả năng cấu trúc đá được cố ý xếp thẳng hàng với các thiên thể như đồn đoán lâu nay", báo cáo nêu rõ.Các nhà nghiên cứu kết luận Ruim el-Hiri khó có thể là đài thiên văn.Lần đầu được phát hiện năm 1968, cấu trúc đá là sự tồn tại bí ẩn và không mang theo manh mối nào có thể giải thích tại sao người xưa lại xây dựng nên quần thể này.Với đường kính 150 m, chu vi của Ruim el-Hiri trải rộng khoảng 500 m.Một quần thể quy mô như thế chắc chắn phải phục vụ mục đích đặc biệt và nhiều khả năng quan trọng. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm cách giải mã bí ẩn đằng sau Ruim el-Hiri.Ứng dụng Generative AI vào lĩnh vực phát triển kinh doanh
Tập đoàn Vingroup - Công ty CP cho biết trên cơ sở buổi làm việc hồi đầu tháng 3 với Sở GTCC và các cơ quan liên quan về quy hoạch hướng tuyến hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM; hướng tuyến đường sắt đô thị kết nối Cần Giờ; cầu Cần Giờ; cầu Thủ Thiêm 4; tuyến đường ven biển, Tập đoàn Vingroup đã nghiên cứu, làm việc với đơn vị tư vấn để báo cáo lãnh đạo Sở GTCC chi tiết nội dung đề xuất xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ.Cụ thể, tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao được nghiên cứu có điểm đầu tại đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao với đường Nguyễn Thị Thập với đường Lý Phục Man, phường Tân Phú, Q.7); điểm cuối tại Khu đất 39 ha tiếp giáp dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Đối với đoạn vượt sông Soài Rạp, Vingroup dự kiến làm cầu đường sắt và cầu dưỡng bộ đi chung. Tuyến đường sắt sẽ làm đường đôi, khổ 1.435 mm/đường, đi trên cao với chiều dài 48,5 km, hạ tầng thiết kế với tốc độ 250 km/giờ, tải trọng trục 17 tấn/trục. Tuyến đường sắt được bố trí 2 ga, trong đó 1 depot dự kiến đặt ở Q.7 tại khu đất 20 ha, 1 depot dự kiến đặt khu đất 39 ha, xã Long Hòa huyện Cần Giờ. Tàu đáp ứng năng lực chuyên chở từ 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ.Phía Vingoup kiến nghị đầu tư theo hình thức đối tác công tư, sử dụng hình thức hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Hợp đồng BOO). Tập đoàn Vingroup thực hiện việc đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của mình và nguồn vốn huy động theo quy định của pháp luật, sở hữu và khai thác, vận hành dự án sau khi hoàn thành.Nếu được UBND TP và Sở GTCC thông qua, Vingroup dự kiến ngay trong năm nay hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình các cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch phát triển đường sắt đô thị và phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư; sau đó triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để chính thức khởi công vào 2026, hoàn thiện vận hành thử và bàn giao dự án vào năm 2028.Trước đó, Sở GTCC và Sở QH-KT thống nhất đề xuất nghiên cứu bổ sung tuyến đường sắt đô thị (loại hình phù hợp) từ trung tâm thành phố đi Cần Giờ. Tuyến đường sắt này xuất phát từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sau chuyến đi khảo sát, kiểm tra, làm việc tại huyện Cần Giờ năm 2023, sau đó, Thành ủy, UBND TP cũng có chủ trương và chỉ đạo.
Ngày phát hành chính thức của Warzone 2.0 đã được công bố
Dự án Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong nằm tại TT.Phú Phong. H.Tây Sơn (Bình Định) do Công ty TNHH Thủy điện Phú Phong làm chủ đầu tư. Công trình Nhà máy thủy điện Phú Phong nằm phía hạ lưu của đập dâng Phú Phong, được xây dựng kết hợp với dự án đập dâng Phú Phong, thuộc sơ đồ khai thác bậc thang trên dòng sông Kôn, vận hành theo phương thức liên hồ chứa. Công trình có nhiệm vụ chính là phát điện lên lưới điện quốc gia theo lưu lượng dòng chảy qua đập dâng Phú Phong xuống hạ lưu sông Kôn. Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong có 2 tổ máy phát điện với tổng công suất 2,9 MW, được xây dựng trên sông Kôn, hòa vào lưới điện quốc gia qua đường dây 22 kV.Vị trí của nhà máy cách QL19 khoảng 1 km về phía Bắc, dự kiến sản lượng điện khoảng 14,31 triệu kWh/năm, với tổng vốn đầu tư trên 143 tỉ đồng.Nhà máy thủy điện hạ lưu đập dâng Phú Phong khi đi vào vận hành chính thức sẽ đóng góp nguồn năng lượng điện cho sự phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách cho tỉnh Bình Định, đồng thời góp phần tích cực để H.Tây Sơn về đích các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025-2030.
Đây là phân công mới theo quyết định phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Nội vụ, sau khi hợp nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH.Theo quyết định, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới; Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động; Báo Dân trí.Ngoài ra, bà Hà còn được giao nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ. Trước đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ là ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, ông Vũ Đăng Minh xin nghỉ hưu trước tuổi. Trước khi hợp nhất, bà Nguyễn Thị Hà phụ trách các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH gồm: Cục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới.Cũng tại quyết định này, Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho các thứ trưởng, cụ thể: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công chức - Viên chức; Vụ Chính quyền địa phương; Trung tâm Công nghệ thông tin.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức - Biên chế; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức phi Chính phủ; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra Bộ (khi chưa kết thúc hoạt động).Thứ trưởng Cao Huy có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Cải cách hành chính; Vụ Pháp chế; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Cục Việc làm; Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Người có công; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động; Trường đại học LĐ-TB-XH; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.Quyết định phân công này được thực hiện từ ngày 1.3.
Xứ hiền chó cũng nghe kinh
Giải Vua phá lưới năm nay thuộc về cầu thủ Võ Thế Tuấn (FC Asahi). Thủ môn xuất sắc là Trịnh Huỳnh Anh Minh (FC Asahi). Cầu thủ xuất sắc, đồng thời nhận danh hiệu "Đại sứ bóng đá người Việt tại Nhật nhiệm kỳ 2022-2023" là cầu thủ Nguyễn Văn Sơn (FC Nenkin Seikou Numazu).