Nga - Ukraine: Một năm chiến sự thay đổi thế giới
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...Đội Hà Nội bị chính thầy Nhật Bản khuyên một câu ‘chí mạng’, HLV Hà Tĩnh thì…
Theo TechRadar, Samsung vừa chính thức ra mắt dòng Galaxy S25 với nhiều nâng cấp đáng giá. Tuy nhiên, người hâm mộ dòng Galaxy S25 Ultra lại thắc mắc trước thông tin bút S Pen trên phiên bản cao cấp nhất này sẽ không còn hỗ trợ Bluetooth như trước.Sự kiện Galaxy Unpacked vừa qua đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ với người dùng công nghệ. Galaxy S25 series xuất hiện với thiết kế mới mẻ, hiệu năng vượt trội cùng hàng loạt tính năng camera đỉnh cao. Thế nhưng, ẩn giấu trong những lời khen ngợi, một số người dùng tinh ý đã nhận ra sự vắng bóng đáng tiếc của tính năng Bluetooth trên chiếc bút S Pen của Galaxy S25 Ultra.Phải chăng mức giá 1.299 USD là chưa đủ để Samsung trang bị một chiếc bút stylus có Bluetooth?Tuy nhiên, dường như Samsung đã lắng nghe ý kiến người dùng. Mới đây, một thông báo trên blog của hãng cho biết S Pen hỗ trợ Bluetooth sẽ được bán riêng cho S25 Ultra. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng vẫn có thể sở hữu chiếc bút với đầy đủ tính năng điều khiển từ xa như trên Galaxy S24 Ultra, nhưng sẽ phải trả thêm một khoản phí.Hiện chưa rõ mức giá của S Pen Bluetooth cũng như liệu nó có thêm tính năng mới nào so với phiên bản cũ hay không. Nhiều người cho rằng Samsung đã loại bỏ Bluetooth khỏi S Pen mặc định để cắt giảm chi phí hoặc tập trung vào các tính năng khác hút khách hơn, như camera góc siêu rộng hay màn hình lớn.Nhưng có thể quyết định này của Samsung chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh cãi. Một số người dùng tỏ ra thất vọng khi phải chi thêm tiền cho một tính năng vốn đã có sẵn trên thế hệ trước. Trong khi đó, số khác lại cho rằng đây là một bước đi hợp lý, bởi không phải ai cũng cần đến các tính năng điều khiển từ xa của S Pen.
Vì sao Lương Thu Trang bị 'ném đá', chê bai cả nhan sắc?
Ngay sau trận thi đấu tứ kết tối ngày 30.9, đội ngũ nhân viên y tế phòng khám ACC đã tận tâm chăm sóc và trị liệu đau nhức mỏi cơ chuyên sâu với tại phòng vận động viên ở trung tâm thi đấu Nguyễn Du để phục hồi sức khỏe ổn định trước ngày chung kết.
Không chỉ máy tính mà nhìn quá lâu vào màn hình các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng cũng dẫn đến những thay đổi trên cơ thể. Như Hội chứng thị giác máy tính còn được gọi là mỏi mắt do kỹ thuật số. Tình trạng này bao gồm một loạt các vấn đề về liên quan đến mắt như mỏi mắt, nhìn mờ, kể cả nhức đầu do mỏi mắt. Những vấn đề này xuất phát từ các yếu tố như ánh sáng kém, độ chói của màn hình, khoảng cách xem không phù hợp và do có tật khúc xạ nhưng không mang kính, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thần tốc vào bán kết, Lý Hoàng Nam tái đấu tay vợt chủ nhà Ấn Độ
Võ Hoàng Minh Khoa là 1 trong những nhân tố đáng chú ý nhất được gọi lên đội tuyển Việt Nam đợt này. Cựu Phó chủ tịch (PCT) chuyên môn VFF Dương Vũ Lâm nhận xét: "Tôi cho rằng cậu ấy là sự bổ sung đáng chú ý của đội tuyển Việt Nam. Cậu ấy có kỹ thuật, tư duy chiến thuật tốt, khả năng chuyền bóng tốt. Minh Khoa sẽ góp phần giúp cho tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam có thêm nhân tố có chất lượng để lựa chọn.Ngoài ra, việc Minh Khoa được gọi lên đội tuyển Việt Nam trong đợt này cũng là một trong những cách để HLV Kim Sang-sik hướng đến tương lai. Cậu ấy nhìn chung còn khá trẻ, có giá trị sử dụng lâu dài, nếu cậu ấy ổn định phong độ. Minh Khoa sẽ giúp tính kế thừa ở hàng tiền vệ đội tuyển Việt Nam tốt hơn".Minh Khoa chơi hay tại V-League trong 2 mùa giải gần nhất. Riêng ở V-League 2024-2025, cầu thủ này đã ghi được 3 bàn thắng, thông số khá cao đối với 1 người thi đấu ở vị trí trung tâm hàng tiền vệ. Ở Minh Khoa, có nét gì đấy khá giống với Hoàng Đức. Cả 2 người đều có kỹ thuật cá nhân tốt, có khả năng kiểm soát bóng cùng nhãn quan chiến thuật tốt. Khi chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm, lùi thấp hơn so với những tiền vệ còn lại, những cầu thủ này có không gian quan sát những đồng đội của mình ở tuyến trên, trước khi họ đưa ra những giải pháp xử lý bóng hợp lý nhất. Những pha xử lý này có thể là những đường chuyền dài, nếu họ phát hiện ra các đồng đội chiếm được khoảng trống ở vị trí đối phương chưa kịp phòng bị, hoặc là những tình huống tự mình dẫn bóng băng lên phía trước, nếu đối thủ đã kèm hết các đồng đội của Minh Khoa và Hoàng Đức, trong khi lại bỏ quên chính các cầu thủ này.Dĩ nhiên, so với Hoàng Đức, Minh Khoa chưa dày dặn kinh nghiệm bằng, cũng chưa thiện chiến bằng người đàn anh trong các trận đấu thuộc các giải đỉnh cao, trước các đối thủ cứng cựa. Sẽ không ngạc nhiên nếu Minh Khoa chỉ ngồi dự bị cho Hoàng Đức ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, ngay cả khi ngồi dự bị, Minh Khoa vẫn có thể có cơ hội học hỏi thêm từ người đàn anh nổi tiếng của mình. Anh sẽ học hỏi Hoàng Đức khi được tập cùng với Hoàng Đức, rồi quan sát người đàn anh "thực hành" trên sân đấu.Đồng thời, trong trường hợp HLV Kim Sang-sik cần dưỡng sức cho Hoàng Đức ở một thời điểm nào đấy của từng trận đấu, hay nếu như ông Kim muốn tăng cường sức trẻ cho đội tuyển Việt Nam, vị HLV người Hàn Quốc có thể tung Minh Khoa vào sân. Khi đó, tin rằng Minh Khoa sẽ phát huy tác dụng, còn đội tuyển Việt Nam sẽ giữ được thế trận tốt. Có thêm Minh Khoa, đội bóng của HLV Kim Sang-sik không khác nào có đến 2 Hoàng Đức ở tuyến giữa. Với 2 tiền vệ trung tâm có chất lượng gần giống nhau, đội tuyển Việt Nam sẽ có thêm rất nhiều phương án tính toán về mặt nhân sự trong từng trận đấu, trước từng đối thủ khác. Khi đó, các đội bóng khác sẽ khó càng bắt bài lối chơi của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik.