'Ngán ngẩm' người đàn ông lái xe máy du xuân... trên cao tốc
Ngày 20.1, Cơ quan CSĐT Công an Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Ngọc Diệu Huyền (55 tuổi, ngụ phòng 501 nhà B2 chung cư Phước Lý, P.Hòa An, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Cơ quan điều tra đồng thời thực hiện lệnh khám xét chỗ ở đối với nữ bị can này, thu giữ các tài liệu phục vụ mở rộng vụ án.Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 1.2022, thông qua các mối quan hệ ngoài xã hội, Huyền nắm được thông tin một số người dân có nhu cầu thuê căn hộ chung cư thuộc diện chính sách nhà ở xã hội nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Dù không có việc làm ổn định, nhưng Huyền vẫn "nổ" có nhiều mối quan hệ cá nhân với cán bộ nhà nước, nhất là những lãnh đạo cấp cao, có khả năng giải quyết, bố trí việc "chạy" thủ tục được thuê chung cư nhà ở xã hội trên địa bàn TP.Đà Nẵng.Để bị hại tin tưởng, Huyền tự dựng chuyện căn hộ 501 nhà B2 chung cư Phước Lý mà Huyền đang ở nhà do nhà nước cấp.Huyền tự đặt ra các chi phí xin thuê căn hộ chung cư nhà ở xã hội là 40 triệu đồng/căn, thời hạn giải quyết 6 tháng. Tin lời Huyền hướng dẫn cách làm hồ sơ, thủ tục, nhiều người đã đưa tiền nhờ Huyền giúp đỡ.Không chỉ nhận đăng ký thuê chung cư nhà ở xã hội từ những người này, Huyền còn nói các nạn nhân giới thiệu nhiều người thân, bạn bè.Thống kê ban đầu xác định, từ tháng 1.2022 đến tháng 1.2024, Phạm Ngọc Diệu Huyền đã lừa đảo 14 vụ, chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng của nhiều nạn nhân.Đáng chú ý, dù số tiền mỗi bị hại chỉ vài chục triệu đồng, nhưng hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, không có nơi ở ổn định, đã dành tiền tích cóp để đưa cho Huyền với hy vọng an cư.Cơ quan CSĐT Công an Q.Hải Châu đang tiếp tục mở rộng vụ án, đồng thời đề nghị các nạn nhân của Phạm Ngọc Diệu Huyền liên hệ Công an Q.Hải Châu (16 Phan Đình Phùng, Q.Hải Châu, gặp đại úy Đặng Nguyễn Phú - điều tra viên, điện thoại 0937.774.343) để được hỗ trợ.Bào ngư ngọc bích Australia, món ngon thần dược trong ẩm thực hải sản từ đại dương
Nằm cách khu dân cư chỉ chừng vài trăm mét và không xa trung tâm TT.Kim Sơn (H.Quế Phong, Nghệ An) là khu nghĩa trang, nhưng nơi đó lại đang là bãi rác của H.Quế Phong. Hai bên con đường đất dẫn vào khu nghĩa trang đầy những bao rác. Bên trong nghĩa trang, cạnh hàng trăm ngôi mộ đã được xây cất khang trang là một bãi rác khổng lồ. Rác được đổ thành đống rồi đốt. Một người đàn ông đang nhặt nhạnh những chai lọ từ đống rác đang cháy dở, nói: "Đây là nghĩa trang, nhưng do chưa có bãi rác nên người dân và đơn vị thu gom rác mang rác ra đây đổ. Trước đây thì ít hơn nhưng nay mỗi ngày có hàng chục xe rác vào đổ ở đây".Bà Vi Thị Hương, nhà cách bãi rác khoảng 200 m, cho hay những gia đình sống quanh khu vực này rất khổ sở vì bị mùi hôi của rác hành hạ. Mùa lạnh còn đỡ, mùa nắng nóng thì ruồi nhặng từ bãi rác bay vào đầy nhà. Nhà bà ở phía đông nên trời có gió đông thì thoát, nhưng khi gió đổi chiều thì khói đốt rác bay xộc vào nhà khét lẹt. Tương tự, bà Thái Thị Đình, sống cách bãi rác chừng 200 m, than thở rằng khi có mưa lớn, nước bẩn từ bãi rác còn chảy xuống khu vực nhà bà, bốc mùi nồng nặc. Người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền có phương án xử lý nhưng vẫn chưa có kết quả.Bản Bon, nơi có bãi rác bất đắc dĩ này vốn thuộc xã Tiền Phong, mới đây sáp nhập về TT.Kim Sơn. Một lãnh đạo xã Tiền Phong cho hay bãi rác này từ lâu đã trở thành nỗi bức xúc của người dân sống xung quanh. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị chấm dứt việc đổ rác thải tại nghĩa trang nhưng không thành vì huyện chưa chọn được vị trí nào phù hợp. "Cách đây ít năm, một doanh nghiệp đến tìm hiểu và dự định xây dựng lò đốt rác ở xã Quế Sơn, cách bãi rác hiện tại khoảng 7 - 8 km. Nhưng nhận thấy không hiệu quả về kinh tế nên họ đã rút đi", vị này cho hay. Vì thế, từ nhiều năm qua, cả người sống lẫn người chết ở đây đều phải sống chung với rác.Dự án bãi xử lý rác thải H.Quế Phong được khởi công xây dựng từ năm 2013, trên diện tích gần 20.000 m2, cách bãi rác hiện tại khoảng 400 m với kinh phí hơn 55 tỉ đồng. Do thiếu vốn nên dự án bị kéo dài, sau khi san nền xong thì "đắp chiếu". Đến đầu năm 2023, dự án này đã hoàn thành các hạng mục: san nền, đường đê ngăn nội bộ, phủ bạt các hố chôn lấp rác, hệ thống xử lý nước rác, thoát khí. Tuy nhiên, từ đó đến nay bãi xử lý rác này vẫn chưa thể sử dụng vì Sở TN-MT Nghệ An chưa phê duyệt. Ông Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND H.Quế Phong, cho biết bãi rác này chưa thể hoạt động vì còn phải thực hiện thêm giai đoạn 2 để hoàn thiện việc rải nhựa con đường dài 1,7 km từ QL48 vào bãi rác, hệ thống thoát nước mưa, trạm cân, nhà điều hành... với chi phí xây dựng gần 17 tỉ đồng. Giai đoạn 2 đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt và đang chờ bố trí vốn để thực hiện.Ông Hiền cũng cho biết, có 2 hộ dân sinh sống ở ngay cổng dự án bãi rác này phải di dời trước khi bãi rác hoạt động và huyện đang bố trí kinh phí để bồi thường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, có 16 hộ dân sinh sống gần bãi rác đang lo lắng vì nếu bãi rác này hoạt động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bà Vi Thị Hương cho hay cơ quan chức năng đã 2 lần đến đo đạc để bồi thường cho gia đình bà di dời nhưng vẫn chưa kiểm đếm và bà chưa biết có được di dời hay không. "Nếu bãi rác hoạt động, nhà tôi và một số hộ sẽ bị ảnh hưởng vì nằm quá gần. Chúng tôi đề nghị nếu bị ảnh hưởng thì phải bồi thường để chúng tôi sớm được di dời chứ bãi rác mới hoàn thành, ở đây chúng tôi lại phải tiếp tục chịu khổ sở", bà Hương nói.Ông Bùi Văn Hiền cho biết, trước mắt huyện sẽ di dời 2 hộ dân ở ngay cổng bãi rác mới và sẽ đánh giá lại mức độ ảnh hưởng để xem xét, bồi thường di dời các hộ dân khác nếu họ bị ảnh hưởng. Về lâu dài, huyện sẽ phải quy hoạch bãi rác khác nằm cách xa khu dân cư để thay thế cho bãi rác này khi đã lấp đầy.
Những tai nghe có thể thay thế AirPods cho người dùng iPhone
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Tối 2.3, mạng xã hội lan truyền thông tin kèm nhiều clip, hình ảnh cho thấy nhóm người "quây" xe buýt, hành hung tài xế.Cụ thể, trang Facebook "Xe Buýt Quyết Thắng Nha Trang" đăng tải 4 clip (thời lượng lần lượt 1 phút 59 giây, 1 phút 24 giây, 13 giây, 18 giây) cùng 4 hình ảnh, kèm nội dung cho thấy vụ việc xảy ra tại địa bàn xã Ninh Thọ và xã Ninh An, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.Nội dung thông tin đăng tải thể hiện, khoảng 15 giờ 30 ngày 2.3, xe buýt BS 79B-026.51 của Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang lưu thông trên quốc lộ 1. Khi đến đoạn qua P.Ninh Đa (TX.Ninh Hòa) thì bị một người đàn ông chạy xe máy mang BS tỉnh Khánh Hòa vượt lên chặn đường. Người đàn ông chạy xe máy lúc này không đội mũ bảo hiểm, sau khi dừng xe liền bước xuống chỉ tay về phía xe buýt. Khoảng 20 phút sau, xe buýt di chuyển đến khu vực trước Trạm CSGT Ninh Hòa (Phòng CSGT Công an tỉnh Khánh Hòa), thôn Ninh Ích, xã Ninh An, thì dừng lại. Người đàn ông nêu trên đồng thời xuất hiện cùng vài người khác. Khi nam tài xế xe buýt vừa bước xuống, nhóm người này to tiếng rồi lao vào hành hung. Phụ xe buýt đi cùng vội chạy xuống can ngăn. Nhóm người này sau đó quay sang đập phá xe buýt rồi mới bỏ đi.Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang xác nhận sự việc xảy ra chiều cùng ngày. Đồng thời cho biết sẽ trình báo sự việc tới cơ quan công an vào sáng mai (3.3), cùng với đó đưa nam tài xế đi kiểm tra sức khỏe.Theo đại diện công ty, khi xe buýt BS 79B-026.51 đang lưu thông trên đường còn bị người đàn ông dùng vật cứng ném vào kính xe. Vụ việc gây hoang mang cho hành khách trên xe buýt và gây mất trật tự an toàn giao thông.Khu vực tài xế xe buýt bị hành hung trước Trạm CSGT Ninh Hòa. Lúc này tài xế bước xuống xe để trình báo cơ quan công an thì bị các đối tượng lao vào hành hung. Đại diện Công ty TNHH Quyết Thắng Nha Trang cũng thông tin rằng đã trao đổi với nam tài xế, xác nhận không quen biết và không có xích mích với nhóm người này. Nam tài xế sau khi bị hành hung có dấu hiệu mệt mỏi nên được cho về nghỉ.
Cấm vẫn đổ
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Năm 2025, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ quy định là 4,7%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm là quá cao.Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý chỉ khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó. Thời gian cho vay trong 10-15 năm sẽ tạo "cú huých", khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền. Việc này cùng với Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ tái cấu trúc thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Bởi lẽ HoREA cho rằng, đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để làm ăn và trả nợ, thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các ngân hàng thương mại cho vay.Song song đó, HoREA cũng cho rằng cần xem xét bổ sung vào Nghị định 100/2024 quy định công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm cũng là một loại nhà ở xã hội, là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư. Quy định này nhằm để cho các chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Điển hình là TP.HCM có khoảng 60.470 người kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn với tổng số phòng trọ 560.000 phòng, đáp ứng chỗ thuê trọ cho 1,4 triệu người nhưng hiện nay, do chưa được hỗ trợ theo chính sách nhà ở xã hội nên các chủ nhà trọ phải nộp thuế khoán bằng 7%/doanh thu, bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế khoán này tương tự như các chủ khách sạn mini thuộc loại hình dịch vụ lưu trú ngắn hạn là không hợp tình hợp lý. Nếu công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn là một loại hình nhà ở xã hội thì các chủ nhà trọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế như được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở xã hội. Khi đó, chủ nhà trọ chỉ phải nộp thuế khoán/doanh thu là 3,5% và còn được vay tín dụng ưu đãi để xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trọ phục vụ người thuê...