Gợi cảm và trang nhã, hai thái cực trên những sáng tạo mới của Công Trí
Nghiên cứu được công bố năm 2023 trên tạp chí y khoa Nutrition and Health, cho thấy một số loại trái cây và rau quả, đặc biệt là tỏi, có hiệu quả trong việc kiểm soát ED.Phạt 4 triệu đồng chủ quán cơm bị tố ‘lấy thức ăn thừa bán cho khách’
Theo nghị quyết vừa được các đại biểu thông qua vào sáng 20.2, HĐND tỉnh Bình Thuận đã biểu quyết thành lập mới 6 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở Dân tộc và Tôn giáo (trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng quản lý, tham mưu tôn giáo từ Sở Nội vụ); Sở KH-CN (hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT); Sở Nội vụ (hợp nhất Sở Nội vụ với Sở LĐ-TB-XH); Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT); Sở Tài chính (hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT); Sở Xây dựng (hợp nhất Sở Xây dựng với Sở GT-VT).Đồng thời tổ chức lại Sở Công thương, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở VH-TT-DL và Sở Y tế...Nghị quyết này của HĐND tỉnh Bình Thuận có hiệu lực ngay sau khi được kỳ họp thông qua.Cũng tại kỳ họp, các đại biểu cũng biểu quyết cho thôi đại biểu HĐND tỉnh đối với đại tá Nguyễn Anh Nghĩa (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận) và Nguyễn Dân (nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Phong) do có đơn xin thôi làm nhiệm vụ, nghỉ hưu.Cũng trong sáng 20.2, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động, luân chuyển bà Nguyễn Thị Toàn Thắng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GĐ-ĐT Bình Thuận, đến nhận công tác tại Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Điều động ông Nguyễn Tuấn Anh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư; đến nhận công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận và giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có quyết định điều động, luân chuyển ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc Sở GT-VT Bình Thuận; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thay cho ông Nguyễn Tuấn Anh, kể từ ngày 20.2.2025.
Thay ảnh đại diện hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10
Mới đây, tại xã Ia Krăi (H.Ia Grai, Gia Lai), 4 học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái bị thương do tự chế pháo nổ. Cụ thể, sáng 1.1.2025, nhóm học sinh này tụ tập tại nhà em Vũ Đức P. (15 tuổi, ở làng Doch Ia Krót, xã Ia Krăi - học sinh lớp 9) tự chế pháo thì xảy ra vụ nổ.Nghe tiếng nổ lớn, người dân xung quanh chạy đến, phát hiện P. và Nguyễn Thành D., Nguyễn Minh T., Tô Hoài Tr. bị thương. Các cháu được đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Tại hiện trường phát hiện nhiều vết máu, 1 hủ keo dán và giấy dùng để chế tạo pháo.Theo điều tra ban đầu, số nguyên liệu chế tạo pháo được P. lên mạng tìm mua, sau đó rủ 3 học sinh còn lại (các em đang học lớp 6 của Trường THCS Phạm Hồng Thái - PV) về cùng chế tạo pháo thì xảy ra vụ nổ trên.Ông Nguyễn Văn Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Hồng Thái, cho biết ngay khi xảy ra vụ nổ, ban giám hiệu nhà trường đã đến thăm hỏi, nắm tình hình và động viên phụ huynh, học sinh."Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã khuyến cáo học sinh toàn trường, nghiêm cấm việc tự mua nguyên liệu, chế tạo pháo và cũng phối hợp với phụ huynh giáo dục con em nhằm tránh xảy ra những vụ nổ pháo thương tâm", ông Tĩnh nói.Tại TT.Đăk Đoa (H.Đăk Đoa, Gia Lai) cũng xảy ra vụ pháo nổ khiến 2 anh em ruột bị thương. Theo đó, ngày 25.9.2024, em N.A.V. (16 tuổi - học lớp 10, Trường THPT Nguyễn Huệ, H.Đak Đoa) cùng em trai N.A.K. (12 tuổi - học lớp 6, Trường THCS Võ Thị Sáu, TT.Đak Đoa) rủ em P.A.K. (12 tuổi, ở TT.Đak Đoa) chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen (thuốc súng) tại nhà bà nội của V.Trong quá trình chế tạo, em N.A.V. nhồi thuốc nổ vào các cuộn giấy và đốt thử thì xảy ra nổ. Vụ nổ khiến N.A.V. bị dập nát bàn tay trái cùng nhiều thương tích khác. Em P.A.K. bị thương nhẹ ở mặt. Còn em N.A.K. không bị thương tích. Hai anh em V. và K. bị thương được đưa đi cấp cứu. Tại hiện trường, Công anH.Đăk Đoa thu giữ được 1 mảnh vỏ lon sữa bằng kim loại có bám dính thuốc nổ đen và một số dụng cụ như: kéo, dây và giấy cuộn dùng để nhồi pháo.Em V. cho biết đã xem video hướng dẫn cách chế tạo pháo bằng thuốc nổ đen trên YouTube, sau đó lên mạng đặt mua nguyên liệu rồi về tự chế pháo. Ngày 15.12.2024, trong quá trình đi tuần tra, Công an xã Phú Cần (H.Krông Pa, Gia Lai) phát hiện 7 cháu nhỏ từ 9 - 14 tuổi đang đốt pháo nổ tự chế ở thôn Thắng Lợi (xã Phú Cần). Qua xác minh, công an đã thu giữ 2,9 kg hóa chất và một số vật dụng chế tạo pháo nổ. Em T.H.H.Đ. (ở xã Phú Cần) cho biết số nguyên liệu này được đặt mua trên mạng rồi về tự chế pháo nổ. "Cháu lên TikTok thấy có trang rao bán đồ chế tạo pháo nên đặt mua về. Việc chế tạo pháo cũng học trên mạng. Mua hết gần 500.000 đồng, sau đó rủ các bạn cùng làm", Đ. nói.Theo thống kê của Công an tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 15 trẻ em bị tai nạn thương tích do chế tạo pháo nổ, trong đó có một cháu 14 tuổi ở xã Dun (H.Chư Sê) bị tử vong khi đang chế tạo pháo thì xảy ra nổ. Cơ quan công an khuyến cáo: "Phụ huynh, nhà trường và xã hội cần chú trọng giáo dục cho các em có nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của việc chế tạo pháo. Việc này vừa nguy hiểm đến tính mạng vừa vi phạm pháp luật. Điều 5 Nghị định 137 năm 2020 của Chính phủ nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán pháo nổ. Mức xử phạt từ xử lý hành chính hoặc phạt tù từ 1 - 15 năm tùy tính chất, mức độ vi phạm".
Ngày 21.3, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cho biết, vừa tiếp nhận 2 trường hợp bị ngộ độc "ma túy nước biển" (GHB - Gamma-hydroxybutyrate). Cả 2 bệnh nhân với tuổi đời rất trẻ (từ 20 - 25).Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nam, được bạn đưa vào trong tình trạng vật vã lơ mơ, có hành vi kích động. Bệnh nhân cho hay, mình có những biểu hiện bất thường trên sau khi dùng "nước biển" pha với rượu tại một buổi tiệc. Sau 24 giờ theo dõi và điều trị triệu chứng, bệnh nhân đã tỉnh táo lại, kiểm soát được hành vi bản thân, được cho xuất viện và hẹn tái khám.Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nữ. Theo đó, sau buổi tiệc thâu đêm suốt sáng, bệnh nhân cảm thấy không khỏe nên ghé vào nhà một người bạn mới quen để ngủ nhờ. Người bạn này sau đó phát hiện bệnh nhân ngủ mê không dậy, thở yếu nên tức tốc đưa người bệnh đến Bệnh viện Nhân dân 115.Theo bác sĩ, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tím tái, suy hô hấp, dọa ngưng thở ngưng tim. Lập tức bệnh nhân được đặt ống nội khí quản và thở máy, chuyển khoa Hồi sức tích cực và chống độc theo dõi sát. Sau 12 giờ theo dõi, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, được rút ống thở thành công mà chưa để lại di chứng thần kinh gì nặng nề.Tiếp xúc với bác sĩ, bệnh nhân trình bày, có sử dụng "nước biển" trong bữa tiệc trước đó, kèm rất nhiều bia rượu."Ma túy nước biển" có thể dẫn đến suy giảm chức năng não bộ, mất trí nhớ và khả năng học tập kém. Rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.Theo bác sĩ CK2 Cao Hoài Tuấn Anh và bác sĩ CK1 Trần Huy Nhật (Bệnh viện Nhân dân 115) thì GHB - "ma túy nước biển" ban đầu được nghiên cứu để gây mê, cai rượu hoặc điều trị rối loạn giấc ngủ dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế nhưng sau đó bị lợi dụng như một chất gây nghiện. Đây là ma túy dạng lỏng, không màu, không mùi, vị hơi mặn, gây an thần và ức chế hệ thần kinh, có thể đi kèm hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Chất này thuộc danh mục IIC theo Nghị định 57 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Trên thế giới, GHB được gọi là "rape drug" hoặc "club drug". Ở Việt Nam, nó được biết đến với tên gọi là "nước biển" hay "Vitamin G". Loại "ma túy nước biển" này thường được lạm dụng ở những buổi tiệc, đặc biệt hay kết hợp với rượu. Sự pha trộn này có thể làm tăng thêm tác dụng ức chế thần kinh của cả hai, dẫn đến nguy cơ cao ngộ độc và biến chứng nguy hiểm.Nhiều người cho rằng "ma túy nước biển" này an toàn, uống xong chỉ tạo cảm giác hưng phấn chứ không bị ảnh hưởng gì về sau. Nhưng theo các bác sĩ thì đây là quan niệm sai lầm vì có nhiều tác hại.Về tác hại ngắn hạn, "ma túy nước biển" gây mất tỉnh táo. Theo đó, người dùng có thể bị lơ mơ, khó tập trung và mất nhận thức. Điều này là rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, một số trường hợp còn bị xâm hại tình dục. "Ma túy nước biển" gây rối loạn vận động, gây hành vi kích động.Về lâu dài, việc lạm dụng "ma túy nước biển" có thể dẫn đến suy giảm chức năng não bộ, mất trí nhớ và khả năng học tập kém. Rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Nguy cơ tim mạch và hô hấp…