Tường San cùng kiểu thiết kế tua rua dài được các sao nhiệt tình ‘lăng xê’
Nghiên cứu tương tự cho thấy những người đàn ông xem TV hơn 20 giờ mỗi tuần có số lượng tinh trùng thấp hơn 44% so với những người hầu như không xem TV, điều này cho thấy lối sống ít vận động cực kỳ có hại cho khả năng sinh sản của nam giới.Thơ Hồng Thanh Quang thành lời hát quan họ
Vào lúc 14 giờ ngày 11.3, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên.Thời gian qua, kể từ khi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ tác động mạnh mẽ tới tất cả mọi lĩnh vực, chúng ta vẫn đọc và nghe nhiều thông tin rằng AI sẽ khiến nhiều công việc bị mất đi đồng nghĩa với nhiều người bị mất việc. Tuy nhiên, có những công việc, lĩnh vực mà AI không thể thay thế hoặc không thể thay thế hoàn toàn.Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Chọn ngành học tương lai: Ngành khoa học xã hội và sư phạm trước tác động của công nghệ" sẽ giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về những ngành học đặc thù này để có định hướng và lựa chọn đúng đắn. Các thông tin về xu hướng ngành nghề, cơ hội việc làm, quá trình đào tạo, điều kiện tuyển sinh lĩnh vực này… cũng được chia sẻ trong chương trình. Đặc biệt là phần tư vấn chuyên sâu về những ngành học ra trường trở thành nhà báo, luật sư, làm việc tại các cơ quan ngoại giao…Chương trình diễn ra theo 2 khung giờ:*Đợt 1 từ 14-15 giờ 15 gồm các chuyên gia: *Đợt 2 từ 15 giờ 30-16 giờ 45 gồm các chuyên gia: Bạn đọc quan tâm tới việc chọn ngành học tương lai khối ngành khoa học xã hội và sư phạm, có thể tương tác trực tiếp với chuyên gia chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến bằng cách để lại bình luận tại các địa chỉ trên.
Ninh Thuận: Hàng trăm đoàn viên, thanh niên tham gia Tết trồng cây
Cùng với những gương mặt thân quen của giới chạy bộ chuyên nghiệp như Trịnh Quốc Lượng, Đỗ Quốc Luật…, rất nhiều gương mặt xinh đẹp yêu chạy bộ cũng háo hức chờ được lấy bib của mình.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
Logitech ra mắt bàn phím công thái học Wave Keys
Đu đủ chứa papain, một enzyme tiêu hóa có khả năng phân giải protein thành các thành phần nhỏ hơn, dễ hấp thụ hơn. Không những vậy, việc tiêu thụ đu đủ xanh còn giúp làm dịu tình trạng viêm dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích, theo trang sức khỏe HealthShots (Ấn Độ).Với hàm lượng cao các vitamin A, C và E, đu đủ xanh giúp cơ thể chống lại các loại nhiễm trùng và bệnh tật bằng cách loại bỏ các gốc tự do gây hại. Với lượng calo thấp, chỉ 43 calo trên mỗi 100 gram, hàm lượng chất xơ cao, đu đủ xanh giúp tạo cảm giác no lâu, từ đó giảm cảm giác thèm ăn vặt. Với hàm lượng kali dồi dào, đu đủ xanh giúp điều hòa huyết áp và duy trì nhịp tim ổn định. Đồng thời, các chất xơ và chất chống oxy hóa có trong đu đủ xanh hỗ trợ giảm cholesterol xấu (LDL), từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Loại quả này có chỉ số đường huyết thấp và chứa lượng chất xơ cao, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và ngăn ngừa tăng đột ngột lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Nutritional Health & Food Engineering năm 2016 đã chứng minh việc tiêu thụ đu đủ xanh có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết.Các chất chống oxy hóa có trong đu đủ xanh giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid, từ đó giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên tạp chí Nutrients đã chỉ ra rằng lá, vỏ và thịt của đu đủ xanh đều có tác dụng giảm mỡ, giúp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Không chỉ dừng lại ở đó, đu đủ xanh còn có khả năng giảm viêm nhờ các hợp chất như papain và chymopapain. Những hợp chất này giúp giảm viêm trong cơ thể, đặc biệt là ở những người bị viêm khớp hoặc các tình trạng viêm mạn tính khác.Các enzyme và vitamin trong loại quả này giúp phục hồi làn da bị tổn thương, làm sáng da và làm chậm quá trình lão hóa. Một nghiên cứu năm 2023 được công bố trên tạp chí Preventive Nutrition and Food Science đã khẳng định đu đủ xanh là một loại quả có khả năng ngăn ngừa và trì hoãn quá trình lão hóa da. Mặc dù đu đủ xanh có nhiều lợi ích, nhưng việc dùng nó cần được cân nhắc cẩn thận, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Do chứa latex, đu đủ xanh có thể gây co bóp tử cung và dẫn đến nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với enzyme papain, gây ra các triệu chứng như ngứa hoặc khó thở. Việc ăn quá nhiều đu đủ xanh cũng có thể gây khó chịu tiêu hóa như tiêu chảy hoặc đầy hơi do hàm lượng chất xơ cao.Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng đu đủ xanh thường xuyên.