‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 30: Ngọc sẽ yêu gã thợ xăm?
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Kem chống nắng, hóa ra tôi đã dùng sai cách từ rất lâu
Năm 2013 cũng là dấu ấn đặc biệt khi trong trận tứ kết của CLB bóng đá sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM gặp đội sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng diễn ra trên sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
HB Wellness: Khai phá sức khỏe và vẻ đẹp từ bên trong với mô hình nhượng quyền
Đoạn video lan truyền dữ dội trên nhiều nền tảng mạng xã hội cho thấy, hai nam thanh niên bước lên bàn và tiểu tiện vào nồi nước lẩu của họ trong khi đang dùng bữa tại phòng riêng tại một nhà hàng Haidilao.Hôm thứ tư tuần này Haidilao cho biết sự cố xảy ra vào ngày 24.2 nhưng họ chỉ biết về vấn đề này 4 ngày sau đó và ban đầu không thể xác định thời gian và địa điểm.Vụ việc cho thấy sự thiếu hụt các quy trình đào tạo, dẫn đến việc nhân viên không phát hiện ra tình huống kịp thời. Công ty đã xác nhận địa điểm xảy ra sự cố ở một nhà hàng nằm ngay trung tâm thành phố Thượng Hải, Trung Quốc."Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng sự đau khổ mà khách hàng của chúng tôi phải chịu do sự cố này gây ra không thể được bồi thường đầy đủ bằng bất kỳ cách nào", công ty cho biết trong tuyên bố. "Chúng tôi sẵn sàng làm hết sức mình để chịu trách nhiệm". Công ty không cho biết sẽ chi bao nhiêu tiền để bồi thường cho 4.000 thực khách.Haidilao đã báo cáo vụ việc với cảnh sát ở Jianyang, Tứ Xuyên, nơi đặt trụ sở chính, và các địa điểm khác.Cảnh sát Thượng Hải thông báo đã bắt giữ hai thanh niên, cả hai đều 17 tuổi. Haidilao đã đệ đơn kiện dân sự chống lại họ vào thứ hai, tuyên bố của công ty cho biết thêm.Haidilao được thành lập vào năm 1994 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc và hiện có gần 1.500 nhà hàng lẩu ở đại lục, Hồng Kông, Ma Cau, Đài Loan cùng hơn 115 chi nhánh khác trên khắp thế giới. Haidilao cũng có nhiều nhà hàng ở Việt Nam.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Ngày cuối năm nhìn lại 2024: Cám ơn hơn 800 bữa cơm gia đình!
Nhìn chung, giá heo bình quân cả nước hiện đang ở mức 65.000 đồng/kg, đây là mức giá khá hấp dẫn, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, việc tái đàn đang gặp khó khăn do thiếu hụt heo giống, giá tăng cao trong khi tâm lý cũng như khả năng tài chính của hộ chăn nuôi đã cạn kiệt. Nguồn cung thịt heo cho thịt trường hiện nay chủ yếu do các công ty chăn nuôi có quy mô công nghiệp điều tiết. Khả năng thiếu hụt nguồn heo giống dự báo sẽ còn kéo dài nên giá heo hơi có thể giữ mức cao đến cuối năm.