Tứ đại danh trà Trung Quốc dùng chiêu đãi nguyên thủ quốc gia có gì đặc biệt?
Các bác sĩ có thể giúp bạn hiểu rõ tình trạng của mình và giúp bạn có những đứa con đáng yêu.Mỹ dùng 'tên lửa ninja' để diệt thủ lĩnh nhóm thân Iran ở Iraq?
Theo đó, ngày 2.12.2024, UBND TP.Thủ Đức ban hành công văn số 11872 về việc rà soát, xử lý các công trình xây dựng sân thể thao ngoài trời và các công trình phụ trợ vi phạm xây dựng trên địa bàn TP.Thủ Đức.UBND TP.Thủ Đức đã giao Chủ tịch UBND 34 phường chỉ đạo tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kiên quyết, không để phát sinh các điểm nóng các công trình có mái che làm sân thể thao không phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc không đúng mục đích sử dụng đất; công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng.Căn cứ ý kiến chỉ đạo nêu trên, một số phường đã có tập trung tiến hành xử lý các công trình vi phạm. Tuy nhiên chưa thực hiện triệt để và vẫn còn phát sinh nhiều công trình xây dựng mới trên đất không phù hợp quy hoạch xây dựng, không đúng mục đích sử dụng đất mà chưa xử lý kịp thời và dứt điểm. Từ cơ sở trên, UBND TP.Thủ Đức đề nghị Chủ tịch UBND 34 phường rà soát thống kê các công trình có mái che làm sân thể thao không phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc không đúng mục đích sử dụng đất; công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng trên địa bàn phường quản lý. Báo cáo về UBND TP.Thủ Đức (thông qua Thanh tra Xây dựng) trước ngày 28.2.2025 để tổng hợp báo cáo Thường trực UBND TP.Thủ Đức. Đồng thời tăng cường công tác nắm bắt địa bàn, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm và dứt điểm các trường hợp vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, đặc biệt đối với các công trình xây dựng sân thể thao ngoài trời và các công trình phụ trợ vi phạm trật tự xây dựng và các vi phạm khác về đất đai, xây dựng. Tăng cường công tác phối hợp thực hiện nghiêm quyết định số 17/2024 của UBND TP.HCM về ban hành quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM...Sau khi xử lý đảm bảo đúng các quy định pháp luật và dứt điểm các trường hợp vi phạm, báo cáo kết quả cho UBND TP.Thủ Đức (thông qua Thanh tra Xây dựng tổng hợp báo cáo hàng tháng cho UBND TP.Thủ Đức). UBND TP.Thủ Đức đề nghị Chủ tịch UBND 34 phường nghiêm túc thực hiện.Trước đó Báo Thanh Niên đã có bài viết " Sân pickleball 'lấn' đất nông nghiệp, nhà kho, công viên" phản ánh phong trào chơi môn thể thao pickleball phát triển mạnh kéo theo hàng loạt sân bóng được đầu tư nhanh chóng. Tại TP.HCM, không quá lời khi nói ở đâu có đất trống, ở đó có sân pickleball, bất kể là đất nông nghiệp hay đất quy hoạch làm công viên, làm đường... Vi phạm trật tự xây dựng khi xây dựng các sân pickleball diễn ra tràn lan và nhiều địa phương đã mạnh tay xử lý các vi phạm trên, trong đó có TP.Thủ Đức.
Phim ‘Trạm cứu hộ trái tim’ tập 12: Ông Trường tỉnh lại, Nghĩa bị ‘đánh úp’?
Theo đánh giá của Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, năm 2024 là năm đầy thách thức đối với bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, VFF cùng các đội tuyển, trong đó có cá nhân từng cầu thủ và thành viên ban huấn luyện đã nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt nhất, chức vô địch AFF Cup lần thứ 3 của đội tuyển Việt Nam đã mang lại niềm cảm hứng lớn cho người hâm mộ. Đây là lần đầu tiên đội bóng sao vàng giành chức vô địch trên sân khách, khi vượt qua chính Thái Lan bằng màn trình diễn đầy cảm xúc. Trong đó, đoàn quân của HLV Kim Sang-sik đã thắng cả bốn trận đấu cuối cùng (2 trận bán kết và 2 trận chung kết), qua đó khẳng định vị thế hàng đầu của bóng đá Việt Nam trong đấu trường khu vực.Đội tuyển futsal nữ Việt Nam lần đầu tiên phá vỡ thế thống trị của Thái Lan để giành chức vô địch Đông Nam Á, tạo đà tốt để hướng đến vòng chung kết châu Á, đồng thời mở ra cơ hội cạnh tranh suất dự World Cup (lần đầu tổ chức). Bên cạnh đó, đội tuyển futsal nam cũng duy trì vị thế trong nhóm dẫn đầu khu vực, đoạt vị trí á quân Đông Nam Á 2024.Ngoài ra, đội tuyển U.17 Việt Nam cũng ghi dấu ấn khi giành vé tham dự vòng chung kết U.17 châu Á 2025 diễn ra vào tháng 4.2025, tại Ả Rập Xê Út. Đây là cơ hội quan trọng để đội tuyển trẻ chuẩn bị lực lượng cho các giải đấu lớn như SEA Games và vòng loại World Cup trong giai đoạn sắp tới. Tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025, U.17 Việt Nam cũng có hy vọng giành vé dự U.17 World Cup 2025, nếu vượt qua vòng bảng.Về mục tiêu, nhiệm vụ của bóng đá Việt Nam trong năm 2025, ông Trần Quốc Tuấn khẳng định, VFF đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với chuỗi kế hoạch được triển khai từ năm 2023 và 2024. Điều này rất cần thiết, bởi bóng đá vốn mang tính chu kỳ, đòi hỏi sự chuẩn bị liên tục để đảm bảo tính bền vững trong thành tích.Đơn cử như năm 2024, dù không có giải đấu quan trọng, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn được đầu tư mạnh mẽ, với các chuyến tập huấn tại châu Âu và tham dự các giải giao hữu chất lượng ở Trung Quốc. Đây là nền tảng cho sự chuyển giao thế hệ, khi nhiều cầu thủ của lứa tham dự World Cup trước đây đã giải nghệ, từ đó đòi hỏi việc xây dựng lực lượng kế cận phải được thực hiện sớm. Bước sang năm 2025, đội tuyển nữ Việt Nam phải đảm đương những nhiệm vụ trọng yếu: tham dự vòng loại châu Á hướng tới World Cup, tranh tài tại giải vô địch Đông Nam Á, và bảo vệ tấm HCV SEA Games tại Thái Lan. Hai mục tiêu hàng đầu mà VFF đặt ra, là đội tuyển nữ Việt Nam phải có mặt tại vòng chung kết châu Á và giữ được ngôi đầu ở khu vực. Tuy nhiên, bóng đá nữ Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức không nhỏ khi các đối thủ trong khu vực như Indonesia hay Philippines đang cho thấy sự đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt là tăng cường nhập tịch cầu thủ.Bên cạnh bóng đá nữ, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam cũng chuẩn bị bước vào chiến dịch vòng loại cuối Asian Cup 2027 bắt đầu từ tháng 3.2025, với mục tiêu giành vé tham dự vòng chung kết. Đây là đấu trường danh giá nhất của bóng đá châu lục, và là sân chơi mà đội tuyển Việt Nam đã liên tục góp mặt trong các giải gần đây. Thành tích tại vòng chung kết Asian Cup và vòng loại World Cup không chỉ khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam mà còn là bước đệm quan trọng hướng tới các mục tiêu lớn hơn.Đội tuyển U.22 (U.23) Việt Nam cũng mang trên vai nhiệm vụ quan trọng khi tham dự SEA Games 33, vào tháng 12.2025 tại Thái Lan. Hướng tới mục tiêu này, ngay từ năm 2024, VFF đã làm việc chặt chẽ với HLV Kim Sang-sik để chuẩn bị lực lượng. Nhiều cầu thủ trẻ triển vọng đã được triệu tập thường xuyên để cọ xát ở cấp đội tuyển quốc gia. Đây là những nhân tố chủ chốt hứa hẹn sẽ tạo nên bộ khung vững chắc cho U.22 Việt Nam tại SEA Games 33. Bên cạnh đó, trong năm 2024, đội U.22 Việt Nam cũng được tạo điều kiện tham dự một giải đấu quốc tế ở Trung Quốc, đối đầu với các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Uzbekistan và Nhật Bản, qua đó tích lũy thêm những bài học quý giá, góp phần nâng cao trình độ và chuẩn bị cho tương lai.Năm 2025, có đến 4 đội bóng đá đại diện Việt Nam tham dự SEA Games (2 đội futsal và 2 đội sân 11 người), đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và tính toán kỹ lưỡng từ các bộ phận chuyên môn của VFF. Theo kế hoạch, vào tháng 6, đội tuyển futsal nam Việt Nam sẽ tham gia các trận giao hữu quốc tế chất lượng để chuẩn bị cho SEA Games cũng như giải vô địch Đông Nam Á. Trong khi đó, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ có những chuyến tập huấn và thi đấu quốc tế để cọ xát, nhằm đảm bảo sự chuẩn bị toàn diện. Những kế hoạch này không chỉ giúp các cầu thủ cải thiện trình độ mà còn tạo điều kiện để đội tuyển sẵn sàng chinh phục các mục tiêu lớn trong năm 2025. VFF đặt kỳ vọng cao vào cả 2 đội tuyển (nam và nữ), tin rằng sự đầu tư bài bản và định hướng rõ ràng sẽ mang lại những thành công mới cho futsal Việt Nam trên đấu trường khu vực và châu lục.Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng, xu thế tăng cường sử dụng cầu thủ nhập tịch đang diễn ra mạnh mẽ tại cả châu Âu và châu Á, góp phần nâng cao sức mạnh cho các đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, việc này được cân nhắc cẩn trọng, nhằm bảo đảm vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa phát huy tối đa sức mạnh tập thể để hướng đến những mục tiêu lớn hơn. Việc sử dụng cầu thủ nhập tịch trong đội tuyển quốc gia không chỉ tuân theo các quy định của FIFA mà còn dựa trên nguyện vọng của cầu thủ và sự phù hợp với tiêu chí chuyên môn, văn hóa.Ngoài ra, công tác đào tạo trẻ cũng được chú trọng đặc biệt. Từ các giải đấu trẻ U.9, U.11, U.15, U.17 đến U.21, VFF đã chú trọng đặc biệt vào các lứa tuổi từ U.15 đến U.21 - giai đoạn then chốt để các cầu thủ hoàn thiện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Các đội tuyển trẻ Việt Nam đã có cơ hội tập huấn và thi đấu giao hữu tại Nhật Bản, Qatar, Trung Quốc, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác. Năm 2024 vừa qua, tất cả các đội trẻ, từ U.16 đến U.19, đều được tham gia các giải đấu giao hữu chất lượng cao, đối đầu với những đội mạnh như Uzbekistan, Nhật Bản và Hàn Quốc.Ông Tuấn khẳng định, với những nỗ lực đầu tư mạnh mẽ và chiến lược đúng đắn, bóng đá trẻ Việt Nam không chỉ tạo được một nền móng vững chắc mà còn bảo đảm sự ổn định và phát triển lâu dài cho đội tuyển quốc gia trong tương lai.Cũng theo Chủ tịch VFF, để xây dựng nền bóng đá phát triển bền vững, thì một trong những yếu tố cốt lõi là tạo ra các cơ chế hỗ trợ CLB, doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ trong việc hoàn thiện cơ sở vật chất. Bởi lẽ, chỉ khi có cơ sở vật chất tốt, các tài năng thể thao mới có điều kiện phát triển. Hiện nay, tại một số địa phương, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề sân bãi và quỹ đất dành cho bóng đá. Điều này đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp chính quyền, từ trung ương đến địa phương, để CLB có điều kiện phát triển ổn định và bền vững."Một nền bóng đá mạnh mẽ chỉ có thể được xây dựng khi từng CLB - những "tế bào" của bóng đá phát triển tốt. Chính vì vậy, VFF hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm từ các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, ban ngành và chính quyền địa phương để tạo ra các cơ chế ưu đãi giúp các CLB bóng đá ở Việt Nam phát triển một cách toàn diện. Khi các CLB phát triển ổn định, bóng đá Việt Nam sẽ có nền tảng vững chắc để vươn xa hơn trên đấu trường quốc tế. Ngoài sự quan tâm của Nhà nước, yếu tố xã hội hóa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Một nền thể thao mạnh cần sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào thể thao chuyên nghiệp và bóng đá cộng đồng. Xã hội hóa hiệu quả sẽ tạo ra nguồn lực lớn, giúp đẩy mạnh sự phát triển và chuyên nghiệp hóa những môn thể thao trọng điểm của quốc gia. Chính vì vậy, rất cần có các chính sách ưu đãi dành riêng cho những doanh nghiệp đầu tư vào thể thao, đặc biệt là bóng đá. Đây không chỉ là động lực thúc đẩy xã hội hóa thể thao mà còn là điều kiện thiết yếu để bóng đá Việt Nam tiếp tục chuyên nghiệp hóa, đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ và khẳng định vị thế trên trường quốc tế", Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn bày tỏ.
Thế nhưng, kỳ vọng này đã tan biến dù đến gần trưa, mây đen vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi nhưng lượng mây đã mỏng đi rất nhiều và nắng nóng gay gắt khó chịu. Khoảng 11 giờ nhiệt độ cảm nhận trên ứng dụng điện thoại đã báo đến 41 độ C và nhiệt độ cao nhất lên tới 43 độ C.
CLB Tottenham tiễn hàng loạt ngôi sao đắt giá bằng ‘liên khúc cho mượn’
Bối cảnh quay clip của dì Ba và người cháu trai chỉ quanh quẩn ở vườn nhà, bên chiếc bếp lò, lúc ra mé sông hay lề đường… nhưng khiến bao người như được xem lại những thước phim tua ngược về ký ức tuổi thơ.Ngày nhỏ, anh Nguyễn Thanh Duy (34 tuổi, ngụ H.Châu Thành, An Giang) được cô Ba (chị gái của cha) ở nhà chăm sóc khi cha mẹ đi làm. Sau này, anh gọi là dì Ba theo cách gọi của anh em họ hàng. Dì Ba không có con, toàn bộ thời gian đều dành chăm sóc cháu, chu toàn việc nhà cửa.Quấn quýt bên dì Ba từ nhỏ, anh Duy luôn coi dì như người mẹ thứ hai. Sau khi học xong ngành điện công nghiệp ở TP.HCM, anh về Long An đi làm. Thấy anh ở trọ một mình, cơm hàng cháo chợ, dì Ba lên ở cùng để lo cơm nước. Dịch Covid-19 ập đến, hai dì cháu dắt díu nhau về quê.Gom hết tiền tích cóp, anh Duy mở quán cà phê nhỏ trước nhà, hằng ngày hai dì cháu cùng bán buôn. Trước tết, anh rủ dì Ba quay một đoạn clip để đăng lên mạng làm kỷ niệm. Bất ngờ, đoạn clip thu hút đông đảo lượt xem, nhiều người bình luận "xem clip nhớ lại tuổi thơ". Được động viên, hai dì cháu tiếp tục quay lại cuộc sống thường ngày, xây dựng kênh TikTok.Anh Duy kể: "Dì Ba 79 tuổi rồi nên ban đầu rất ngại máy quay, có người đi ngang là dì ngại, không quay được. Ngày thường dì ít nói, nói chuyện không lưu loát nên lúc quay, nhiều lúc mình phải nhờ dì nói lại. Có khi quay 4 tiếng mới xong được món ăn".Điều khiến kênh của hai dì cháu thu hút người xem là hình ảnh dung dị của cuộc sống thường ngày, trong không gian sinh hoạt của gia đình. Một số người xem xa quê bày tỏ rất xúc động, nghẹn ngào vì cảm giác như tua ngược thời gian về tuổi thơ khi xem clip.Đăng các đoạn clip lên mạng xã hội được 10 ngày, nhiều người thương quý, động viên hai dì cháu nên bán đặc sản quê hương để cải thiện thu nhập. Hành trình "khởi nghiệp" của hai dì cháu bắt đầu vài ngày trước tết với món bánh phồng An Giang."Chuyện quay clip của hai dì cháu cũng không dễ dàng vì chiếc điện thoại 64 GB nhiều lúc nóng quá nên bị đứng máy, phải đợi nguội mới quay tiếp được. Hoặc khi điện thoại báo đầy bộ nhớ, mình phải xóa clip cũ để quay tiếp. Một số nhân vật phụ thỉnh thoảng xuất hiện trong clip cũng là cha mẹ hoặc người nhà mình", anh Duy chia sẻ.Những đơn hàng đầu tiên được đặt, dì Ba cười hạnh phúc. Ngày nhiều nhất hai dì cháu bán được 6 đơn, ngày ít thì 1 - 2 đơn. Có những ngày đơn bị trả về, dì Ba lo lắng, đòi nghỉ bán vì "thấy lỗ vốn".Kể về những đoạn clip đã quay cùng cháu ruột, bà Nguyễn Ngọc Anh (79 tuổi) cười tâm sự, lúc đầu quay clip bà thấy rất ngại, không nói được câu nào. Sau nhiều lần, bà tập cách không chú ý đến máy quay thì mới nói được vài câu. Với cụ bà U.80, là "diễn viên chính" trong clip không khó vì cảnh quay chính là sinh hoạt hằng ngày, nấu món gì thì quay món đó."Duy ở với tôi từ ngày nhỏ xíu, tôi chăm đến lớn nên thương như con mình. Duy chịu khó đi làm, tiết kiệm, hiếu thảo với cha mẹ và cả với tôi. Vài đơn hàng nhưng đủ đi chợ lặt vặt hằng ngày. Được cháu đọc cho nghe lời động viên, chúc sức khỏe của những người lạ trên mạng, tôi thấy vui lắm. Trên mạng cũng nhiều người dễ thương", cụ bà chia sẻ.