Cà phê hữu cơ Việt cập bến Nhật Bản - Cơ hội mới cho ngành cà phê
Đây là sự kiện giao lưu, ngoại giao văn hóa đầu tiên của năm 2025 dành cho nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện tại Việt Nam, các nhà ngoại giao nữ của Ngoại giao đoàn tại Hà Nội. Tham dự chương trình có bà Ngô Phương Ly, phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm.Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh ý nghĩa của chương trình nhằm tôn vinh tết cổ truyền, mà trong tâm thức của người Việt, tết là dịp đoàn tụ gia đình, là sự sum vầy, là sự tri ân những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và cùng ước vọng cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Qua các trải nghiệm và hoạt động giao lưu văn hóa, mong các bạn quốc tế sẽ ngày càng yêu mến đất nước, con người Việt Nam; thấy Việt Nam thật gần gũi, ấm áp như ngôi nhà thứ hai của mình.Tại chương trình, các nữ Đại sứ, phu nhân Đại sứ, các nhà ngoại giao đã trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc không khí tết cổ truyền, với việc xin chữ ông đồ ngày tết, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của của làng nghề dân gian truyền thống như gốm Luy Lâu, thêu tranh lụa Hà Đông, tranh Kim Hoàng; trải nghiệm chợ quê, các trò chơi dân gian như ô ăn quan, múa sạp, nhảy dây…; thưởng thức những làn điệu dân ca được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể như quan họ, ca trù.Các đại biểu cũng vô cùng ấn tượng khi được phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và các nghệ nhân trực tiếp hướng dẫn từng bước tỉ mỉ từ việc chọn lá dong xanh, xếp lá, cho gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, đến cách gói bánh vuông vức bằng dây lạt, rồi luộc bánh chưng. Các nhà ngoại giao cũng có dịp sum vầy bên mâm cỗ cổ truyền ngày tết như những người thân trong một gia đình lớn.Dự kiến, sau hoạt động giao lưu văn hóa - ngoại giao đặc biệt này, trong năm 2025, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với Mạng lưới Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN tại Hà Nội và Câu lạc bộ các nữ Đại sứ Việt Nam tổ chức các hoạt động giao lưu - văn hóa dành cho ngoại giao đoàn để thúc đẩy sự gắn kết, chia sẻ, kết nối giữa các hạt nhân làm công tác đối ngoại và tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.Việt Nam hướng tới khu công nghiệp, khu kinh tế xanh
Sáng 20.1, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam họp bất thường cho ý kiến công tác nhân sự theo thẩm quyền. Theo tờ trình công tác nhân sự, Ban Thường trực trình Đoàn Chủ tịch về việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường, nguyên Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ, giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Tại hội nghị, Đoàn Chủ tịch đã biểu quyết bằng hình thức giơ tay, với 100% ủy viên Đoàn Chủ tịch đồng ý việc hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Sau đó, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa X cũng họp hội nghị lần thứ 2 để biểu quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.Kết quả 100% đại biểu dự hội nghị thống nhất thông qua nghị quyết hiệp thương cử ông Trần Việt Trường giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường nhấn mạnh, đây là niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao mà Đảng, Nhà nước, MTTQ và nhân dân giao phó.Ông Trường cam kết sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tận tụy với công việc, cố gắng, tiếp tục học hỏi, cầu thị, nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ mới. Đồng thời, kế thừa các thành quả, kinh nghiệm quý báu của các lãnh đạo tiền nhiệm, nỗ lực cao hơn nữa hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.Ông Trần Việt Trường sinh năm 1971, quê H.Phụng Hiệp, Hậu Giang. Ông có trình độ tiến sĩ quân sự, thạc sĩ chính trị học chuyên ngành xây dựng Đảng; Đại học Kỹ thuật Điện - Điện tử; trình độ lý luận cao cấp chính trị. Ông Trường từng giữ các chức vụ Bí thư Thành đoàn Cần Thơ, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Cần Thơ khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, ông Trường được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy. Tới tháng 10.2020, HĐND TP.Cần Thơ bầu ông Trần Việt Trường làm Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ.
Chi phí sinh hoạt của thành phố nào đắt đỏ nhất năm 2023?
Sau phim tết Bộ tứ báo thủ, Trấn Thành úp mở dự án mới khi liên tiếp tung poster và teaser khiến nhiều khán giả tò mò. Trong poster thể hiện hình ảnh chụp từ phía sau Trấn Thành đang cầm ghế, đứng trong một không gian nhỏ giống con hẻm có phần bí ẩn, ma mị cùng với câu “đừng để bóng đêm nuốt chửng bạn”. Điều này khiến không ít người xem đồn đoán đây có thể là một bộ phim kinh dị, tâm lý, hành động.Tối 20.2, Trấn Thành chính thức tung trailer giới thiệu về series ẩm thực mang tên Siêu thực Thành. Đây là chương trình sẽ đưa khán giả cùng Trấn Thành khám phá thiên đường ẩm thực TP.HCM về đêm. Trailer chính thức đã hé lộ không khí về đêm đầy màu sắc, náo nhiệt, Trấn Thành đóng vai trò là nhân vật trực tiếp trải nghiệm rất nhiều món ăn, nhà hàng. Đây cũng là những địa chỉ ẩm thực mà nam đạo diễn rất yêu thích, trải nghiệm, tích góp trong nhiều năm qua. Đó có thể là những quán ăn vỉa hè hoặc các nhà hàng sang trọng của những đầu bếp nổi tiếng.Theo tiết lộ, tên gọi Siêu thực Thành là cách ghép chữ. "Siêu thực" mang ý nghĩa rất thật, với mong muốn mang đến những chia sẻ trải nghiệm chân thật nhất. "Thực Thành" là sự kết hợp của "thực thần" và Trấn Thành với ý nghĩa một người sành ăn. Đạo diễn phim Mai chia sẻ: “Đừng để bóng đêm nuốt chửng bạn, mà hãy nuốt chửng đồ ăn mà bạn thích. Đây là một series mà Trấn Thành đã ấp ủ từ lâu, ai mê ăn như tôi nhào vô đây. Tiêu chí của Trấn Thành là phi lợi nhuận, nhân chương trình này để giới thiệu tới quý vị và các bạn những quán ngon mình từng đi ăn". Ngoài Trấn Thành, mỗi tập phát sóng của series còn có sự xuất hiện của khách mời cùng trải nghiệm, nhưng hiện chưa được anh tiết lộ cụ thể.Những năm qua, Trấn Thành tập trung cho các dự án phim điện ảnh nên chưa thực hiện series cá nhân nào mới. Siêu thực Thành sẽ là một làn gió mới trong những nội dung giải trí nam đạo diễn gửi tặng khán giả có thêm những phút giây giải trí nhẹ nhàng, vui vẻ, gợi lên tình yêu ẩm thực Việt Nam.
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Ông Lê Thanh Liêm làm Chủ tịch UBND H.Châu Đức
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực: