Nổi loạn, cá tính trong hình tượng thời thượng với trang phục denim
Cụ thể, tính đến chiều nay (10.1), Nguyễn Xuân Son đạt tỷ lệ phiếu bầu 89,27%, bỏ rất xa tất cả những người còn lại trong danh sách bầu chọn những tiền đạo hay nhất AFF Cup 2024. Người đứng nhì trong danh sách này là tiền đạo Supachok Sarachat (Thái Lan) chỉ có 8,38% phiếu bầu.Đây là cuộc bầu chọn dành cho người hâm mộ, nên kết quả của cuộc bầu chọn vẫn có chút tính cảm tính, phụ thuộc vào người bầu chọn là cổ động viên (CĐV) của nước nào. Ví dụ, CĐV bóng đá Thái Lan sẽ bầu chọn cho Supachok Sarachat, thay vì Tiến Linh hay Xuân Son của đội tuyển Việt Nam.Còn về mặt thông số kỹ thuật, Xuân Son vốn đã áp đảo so với mọi tiền đạo còn lại của AFF Cup 2024. Xuân Son ghi được 7 bàn thắng tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á năm nay, anh đã được Ban tổ chức (BTC) AFF Cup trao giải vua phá lưới. Với tỷ lệ phiếu bầu áp đảo so với phần còn lại, gần như Nguyễn Xuân Son sẽ giành danh hiệu tiền đạo xuất sắc nhất AFF Cup 2024, do người hâm mộ bỏ phiếu. Khác với Supachok Sarachat chỉ nhận được sự ủng hộ của CĐV Thái Lan, khả năng rất cao Nguyễn Xuân Son sẽ thu hút phiếu của tất cả các CĐV ở các nước trung lập, bên cạnh CĐV Việt Nam chắc chắn bầu cho Xuân Son.Ngoài Xuân Son đang dẫn đầu cuộc đua đến danh hiệu tiền đạo hay nhất AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam còn có Quang Hải tham gia cuộc đua đến danh hiệu tiền vệ hay nhất giải, trung vệ Duy Mạnh có tên trong cuộc đến danh hiệu hậu vệ hay nhất giải và thủ thành Nguyễn Đình Triệu nằm trong nhóm các ứng cử viên được bầu chọn cho danh hiệu thủ môn hay nhất AFF Cup.5 du học sinh Việt mất tích: Cơ quan giáo dục tại Úc đưa ra phát ngôn
Sức hút của trận derby bóng rổ Hà Nội thể hiện qua việc nhà thi đấu Cầu Giấy chật kín khán giả với “nửa xanh” cổ vũ cho Hanoi Buffaloes và “nửa đỏ” tiếp nhiệt cho Thang Long Warriors. Cả 2 đội đều có thành tích 3 trận thắng, 2 trận thua trước khi bước vào cuộc chạm trán này.
Mẹ đơn thân khóc nghẹn trên show hẹn hò: Từng địu con 1 tháng tuổi làm shipper
Ngày 2.3, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị chức năng đã phân cấp đăng ký, cấp biển số xe cho công an các phường, thị trấn.Theo đó, đối với công an 17 phường thuộc các quận, TP.Thủ Đức (nơi trước đây công an quận, TP.Thủ Đức đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ đăng ký xe mô tô): được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương và các phường thuộc quận, TP.Thủ Đức chưa được phân cấp đăng ký xe.Đối với công an 63 xã, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe mô tô thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè: được phân cấp bổ sung đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (thuộc thẩm quyền đăng ký của công an cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 79/2024/TT- BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng). Chi tiết bên dưới:Như vậy, ngoài việc thực hiện đăng ký phương tiện lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký, quản lý phương tiện có thể trực tiếp đến công an cấp xã để được giải quyết.
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
An toàn khi chạy bộ: Hãy lắng nghe cơ thể
Đây là một trong các hoạt động thuộc chuỗi sự kiện Tuần lễ du lịch Quảng Ngãi năm 2024. Triển lãm trưng bày giới thiệu đến người dân và du khách hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tư liệu liên quan đến lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội đua thuyền truyền thống tứ linh và một số hình ảnh, hiện vật về các hoạt động sản xuất, trồng trọt, đánh bắt hải sản của người dân Lý Sơn; những thắng cảnh đẹp, tiêu biểu của đảo Lý Sơn. Ngoài ra, nhiều cổ vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cũng được trưng bày.