Hari Won đòi 'phá luật' trong 'Nhanh như chớp' vì S.T Sơn Thạch
Ngày đầu tiên trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh TP.HCM trong không khí vui vẻ và đầy màu sắc.Tại Trường tiểu học Phan Văn Trị (quận 1, TP.HCM), hoạt động chào năm mới đã được tổ chức tại sân trường và trong từng lớp học. Lớp tổ chức các hoạt động tập thể dưới sân trường, lớp sinh hoạt trên tinh thần vui học, cùng nhau đố vui có thưởng…Bên cạnh trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào dịp năm mới, thầy Lê Hồng Thái, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phan Văn Trị, tặng mỗi học sinh một cây bút chì và chia sẻ câu chuyện vì sao bút chì trở nên có ý nghĩa. Thầy hiệu trưởng giải thích: "Với cây bút chì trong tay, kiến trúc sư sẽ có bản vẽ đẹp, nhà văn có tác phẩm hay, nhạc sĩ sẽ có bản nhạc. Tuy nhiên cây bút chì cần phải được chuốt gọt, bào từng lớp vỏ mới trở nên có ích. Bài học này cũng chính dành cho các con, cần phải cố gắng, nỗ lực, chịu khó mỗi ngày để trở thành cây bút chì hữu ích".Ngày đầu năm mới là thời điểm mà bất kỳ thầy cô giáo nào cũng muốn mang đến cho học sinh của mình một không khí vui tươi và tinh thần quyết tâm để có khởi đầu đầy ý nghĩa, nhất là với học sinh cuối cấp, như lớp 9.Thạc sĩ Trần Nguyễn Tuấn Huy, tổ trưởng tổ ngữ văn Trường THCS Trần Bội Cơ (Q.5), đã gửi lời chúc đầu năm mới đến học trò, mong rằng các em luôn mạnh khỏe, cố gắng tiến bộ và đạt được mục tiêu trên chặng đường phía trước. Trong tiết dạy đầu năm, thầy Tuấn Huy tổ chức hoạt động mang tên "Thông điệp cho chính mình". Mỗi học sinh viết ra mục tiêu cá nhân và một lời động viên chính mình như một khởi đầu đầy khí thế cho năm mới. Ngoài ra, không thể thiếu hoạt động "Lì xì động lực" với một chút lộc nho nhỏ cùng với những câu danh ngôn truyền cảm hứng trong mỗi phong bao đỏ để giúp các em có thêm tinh thần phấn đấu, quyết tâm và niềm tin cho hành trình chinh phục kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sắp tới.Ngày đi học trở lại của học sinh lớp 12A11 Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11) sau những ngày du xuân thật vui, ý nghĩa và đong đầy cảm xúc. Các em cùng trao cho nhau những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp bằng thơ, vè, bài hát; chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện trải nghiệm ngày tết bên gia đình, người thân, những nơi đến tham quan, du lịch.Hấp dẫn và sôi động nhất là tiết mục "xé túi mù - bốc lì xì may mắn" với những phong bao lì xì mệnh giá 50.000, 100.000, 200.000, 500.000 đồng. Mỗi em đều có cơ hội nhận lì xì may mắn từ thầy chủ nhiệm. Các em rất phấn khởi và háo hức tham gia. Một mùa xuân mới bắt đầu từ nụ cười hạnh phúc của thầy và trò với ước vọng gặt hái nhiều thành công mới.Trong tiết học hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp, thầy trò cùng nhau ôn lại những giá trị văn hóa ngày tết truyền thống, tự hào và gìn giữ nét đẹp văn hóa quê hương Việt Nam.Những ngày xuân ý nghĩa đang dần khép lại, một năm mới với những kỳ vọng mới đang đón chờ ở phía trước. Dư vị ngọt ngào của những ngày tết lại thôi thúc mỗi học trò cùng nỗ lực học tập bằng cả cái tâm, gặt hái những thành tích mới để tiếp tục ngóng chờ "nàng xuân" trở lại. Thầy Phạm Lê Thanh tặng học trò câu thư pháp "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" để nhắc nhở các em luôn phải giữ lửa nhiệt huyết học tập, làm việc gì cũng phải đặt chữ tâm lên hàng đầu. "Các em hãy sống đàng hoàng, thẳng thắn, khỏe mạnh, thoải mái, hạnh phúc và trách nhiệm. Cuộc đời của các em là do các em lựa chọn vì thế hãy mạnh dạn, cố gắng học tập để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai", thầy Thanh căn dặn học trò trong ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ tết.Sau tết nhiều người tá hỏa vì... tăng cân
Khoảng 14 giờ chiều một ngày cuối năm 2024, gần 20 học viên có mặt tại Hội người mù TP.HCM (Q.1) để tham gia buổi học cuối cùng của năm. Ngoài cửa, nhiều học viên lần từng bước vào hội trường. Bên trong, không khí trò chuyện sôi động vì mọi người thăm hỏi nhau sau một tuần không gặp.Giờ học đến, các học viên đứng cách nhau gần một mét, bắt đầu bài tập khởi động. Tiếng nhạc vang lên cùng với khẩu lệnh của huấn luyện viên Tú để đếm nhịp, điều hướng, chỉ dẫn cho mọi người mà không cần trực tiếp biểu diễn.Dù chỉ mới đến đây lần thứ hai, anh Nguyễn Tấn Tài (47 tuổi) rất dạn dĩ. Anh không ngại nhún nhảy trong động tác vươn vai khởi động, nôn nao chờ đợi bài học chính thức hôm nay. "Tôi là ca sĩ tự do nên cũng muốn học hỏi thêm nhiều bộ môn nghệ thuật. Đến đây mình được phiêu cùng âm nhạc, không còn cảm thấy trống trải nữa, có thời gian giải trí, tập thể dục và kết nối giao lưu với nhiều người", anh nói.Bồi hồi nhớ lại buổi đầu, anh Tài cho biết bản thân vẫn chưa hình dung được bước đi nên phải tự động viên mình cố gắng liên tục. Anh cẩn thận lắng nghe hướng dẫn của thầy, cảm nhận từng chút chuyển động cơ thể của bản thân. Đối với những động tác phức tạp hơn, huấn luyện viên Tú sẽ để học viên chạm trực tiếp vào người. Các học viên vây quanh anh, chạm vào vai, vào hông, vào chân rồi tập theo hướng dẫn. Từ những khẩu lệnh đơn giản nhất như tiến, lùi, qua trái, qua phải, sau thời gian dài luyện tập, nhiều người trong lớp đã có thể nhớ động tác, thể hiện trôi chảy khi phối hợp với bạn nhảy mà không còn bị trật nhịp, té ngã, giẫm chân nhau như ngày đầu. Đây là lớp học khiêu vũ dành cho người mù đầu tiên và duy nhất ở miền Nam, diễn ra vào lúc 14 giờ chiều thứ sáu hằng tuần. Ấp ủ dự định này từ 4 năm trước, huấn luyện viên Tú cho biết rất hạnh phúc khi đã có thể phối hợp với Hội Người mù TP.HCM thực hiện nguyện vọng vào cuối năm 2023.Anh Tú tự thiết kế giáo án riêng, dạy đủ 10 điệu dancesport từ phong cách La tinh đến tiêu chuẩn. "Tiến độ học chậm mà chắc. Tôi mất 2-3 tháng mới soạn xong một bài nhưng học viên khiếm thị cần nhiều thời gian hơn như vậy để làm quen. Mình cố gắng một, họ nỗ lực mười. Do đó, học viên chỉ cần nhảy được một bước là tôi đã rất hạnh phúc", anh chia sẻ. Anh Nguyễn Đức Dũng (45 tuổi) là học viên gắn bó từ những ngày đầu. Hiện tại anh làm nhân viên massage, đời sống còn nhiều bấp bênh nên niềm vui rất lớn đến từ việc tham gia lớp học. "Tôi xin nghỉ làm mỗi chiều thứ sáu để nhờ bạn chở lên đây. Ở TP.HCM ít những hoạt động giải trí cho người mù lắm, giờ có lớp miễn phí như vậy nên tôi biết ơn vô cùng. Thầy chỉ rất tận tình, cặn kẽ. Từ ngày học khiêu vũ tôi thấy mình cũng dẻo dai hơn, có cơ hội rèn luyện sức khỏe, xả stress sau khoảng thời gian mưu sinh bộn bề", anh Dũng tâm sự. Không những vậy, huấn luyện viên Tú còn tổ chức các cuộc thi nội bộ hay hỗ trợ dự thi toàn quốc để khuyến khích tinh thần học viên. Anh Dũng rất vui vi đạt giải ba trong một sự kiện ở lớp. Anh bày tỏ hy vọng lớp sẽ còn duy trì để bản thân được theo học. Chia sẻ với PV Thanh Niên, anh Tú mong muốn ngày càng có thêm nhiều người biết đến lớp học. "Hội trường vẫn còn rộng lắm. Nếu khiếm thị khiến họ bị giới hạn, thì giờ đây mỗi bước nhảy sẽ là một hành trình để họ vượt qua chính mình", anh khẳng định.
Món ngon từ trà
Trong bộ quần áo Nhật Bình thời Nguyễn, Nguyễn Khánh Linh, sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, hào hứng tạo dáng chụp ảnh bên những cổ vật xưa. Khánh Linh nói: “Ngày hội là dịp để mình có thể diện những trang phục truyền thống mình yêu thích. Tại đây, mình không chỉ tìm hiểu thêm kiến thức về trang phục truyền thống mà còn gặp được những người chung sở thích”.
Theo Định, hiện tại mặt hàng hoa hồng này gồm 2 loại lớn và nhỏ. Trong đó, hoa hồng sáp loại lớn gồm 20 bông có giá từ 150.000 – 200.000 đồng/bó; loại nhỏ có 3 bông với giá 40.000 đồng/bó. Còn hoa hồng giấy loại lớn bó có 11 bông với giá 100.000 đồng; loại nhỏ bó có 3 bông giá 40.000 đồng.
Hà Lan thức tỉnh muộn nhưng ý nghĩa lớn
Tôi sinh ra trong một miền quê nghèo thuộc huyện biên giới tỉnh Bình Phước, cách TP.HCM khoảng 170 km. Nơi đó, chỉ thấy rừng cao su bạt ngàn và công việc chính của của ba mẹ tôi là công nhân cạo mủ cao su. Những dòng chảy từ cây mà người ta hay gọi là vàng trắng, đã nuôi tôi khôn lớn như ngày nay. Ba mẹ tôi đi cạo mủ ở nông trường thường sẽ dậy lúc 2 giờ sáng (vì lúc đó có mủ nhiều nhất, ba tôi nói vậy). Tới mùa mủ cao su về nhiều, ba mẹ tôi sẽ dậy sớm hơn. Cuộc sống của những người công nhân cạo mủ cao su thời ấy hầu như không ngủ, rời nhà từ 1 - 2 giờ sáng là bình thường. Tiếng leng keng va chạm của cà mèn, dao cạo và ánh sáng le lói phát ra từ ngọn đèn dầu, thứ ánh sáng duy nhất giúp ba mẹ chuẩn bị đồ nghề để đi làm việc, in sâu trong ký ức tuổi thơ tôi. Có hôm tôi hỏi sao ba không cắm bình lên cho sáng, dễ chuẩn bị đồ đi làm, ba tôi nói dành bình để dùng lúc buổi tối về thắp và xem tin tức trên tivi. Năm 2008, có thể bạn không tin, xóm nhỏ ở xã khu vực biên giới này vẫn chưa có điện.Xóm tôi cách trung tâm xã 4 km, nhà không xa lắm so với các bạn cùng lớp, nhưng lại nằm cuối xã, giáp với xã khác, cách nhà tôi mấy chục mét xóm khác có điện xài, xóm tôi lúc đó đang dùng bình ắc quy. Có thể mọi người quên bình ắc quy hình dáng như thế nào, nhưng với lứa 9X như chúng tôi và các thế hệ trước thì bình ắc quy tại gia đình cùng quê như kho báu trong nhà. Nhà tôi có hai bình ắc quy, một cái ở nhà trên một cái ở nhà dưới, mỗi bình xài được khoảng hai ngày. Hôm nào xem gần hết bình thì bóng đèn trong nhà chớp nháy như rạp xi nê, chiếc tivi đen trắng cứ nhảy sọc sọc. Lúc đó, kinh nghiệm là phải nhổ dây đen dây đỏ ra cắm lại, đổi qua đổi lại đủ kiểu mới mong muốn còn một chút điện để xem, còn hết thật sự thì coi như hôm đó đi ngủ sớm. Sáng dậy, mẹ chở tôi ra trung tâm xã đèo thêm 2 cái bình để sạc điện. Cả xã chỉ có một chỗ sạc duy nhất, cô Khum (chủ tiệm sạc bình) hay hỏi mẹ tôi lúc nào điện lưới mới vào hả cô? Mẹ chỉ cười vì biết lúc nào đâu mà trả lời. Gửi bình sạc tới chiều, mẹ lại ra lấy. Cứ thế thời gian trôi qua, tôi học cấp 1 rồi cấp 2 cấp 3. Lớn hơn, tôi tự chở bình ra cho cô Khum sạc. Dần dần, lượng bình sạc tại tiệm cũng ít dần, chủ yếu các bác tài xế xe tải chạy đường dài và tôi cũng nghe nói sẽ không còn sạc bình nữa tại không có lời.Rồi xóm tôi cũng có điện, điện lực thông báo sẽ lắp điện cho xóm tôi, năm đó tôi học lớp 11. Trời ơi, cả xóm tôi vui mừng khôn xiết. Mọi người tranh thủ đi chợ huyện mua bóng đèn, nhà khá giả hơn thì sắm tivi mới luôn, trông ai cũng phấn khởi. Các chú thợ điện vào khoan mấy cái lỗ sâu ơi là sâu, lâu lâu có mấy con nhái nhảy vào sống. Từng cuộn dây cáp tròn cao hơn cả đầu bọn nhóc trong xóm, các trụ điện mới tinh xếp chồng lên nhau, trở thành nơi chúng tôi tụ họp mỗi tối. Còn nhớ, nhà tôi cách trụ điện chỉ 7 mét, các chú thợ điện làm cho nhà tôi sợi dây "bự chảng" cách điện, lắp điện tới nhà nào thì ai cũng chuẩn bị nước, bánh kẹo đãi các chú. Ngoại tôi cười sảng khoái, vừa đi vừa bê ca nước chanh khổng lồ ra tận chỗ ngồi nghỉ của các anh thợ điện giải khát. Xóm tôi vào những hôm đó như ngày hội, tiếp xúc với điện thì mọi người đã từng dùng nhưng trực tiếp trong nhà mình thì đó là cảm xúc khó tả. Lúc hòa vào lưới điện, mẹ tôi bật công tắt, bóng đèn sáng lên thật chói mắt. Nó sáng hơn phải gấp mấy lần đèn bình nhà tôi xài lúc trước. Đêm đó, ba mẹ tôi không ngủ, mẹ bảo háo hức quá ngủ không được, mà tắt đi thì tiếc! Khi viết những dòng này, cảm xúc trong tôi vẫn còn nguyên vẹn, thật khó tả bằng lời.Tất nhiên, từ hôm đó, mẹ tôi không cần phải chở bình đi sạc nữa. Tôi có đèn học mới tinh và quan trọng là không sợ hết bình vào mỗi tối. Rồi tivi màu, tủ lạnh, máy giặt dần dần xuất hiện trong xóm tôi làm cho cuộc sống văn minh hơn hẳn. Ba mẹ tôi hết lọ mọ đêm khuya, những ánh đèn rọi vào cây cao su thêm sáng hơn, công việc cạo mủ cũng nhanh hơn, ánh sáng làm tránh những động vật nguy hiểm về đêm.Lúc đó, tôi nghe được là nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền lắp đặt điện cho xóm, khoảng vài triệu một hộ. Giờ đời sống của người dân khá giả hơn trước nên thấy số tiền nhỏ, nhưng ngày đó là một số tiền rất lớn cho các gia đình trong xóm. Nhờ có điện cuộc sống thay đổi, mọi người tiếp cận được thông tin báo đài, văn hóa giải trí cao hơn trước. Tất cả là bước ngoặt trong cuộc sống vậy, đâu đó, cảm nhận như cuộc sống của những người dân quê mùa, chất phát, hiền hòa trong xóm được lật sang trang mới.Sau này, lúc tôi vào đại học, một ngày cuối tuần, mẹ gọi lên bảo giờ xóm mình có cả dây mạng, truyền hình cáp quang… không thiếu thứ gì.Mỗi lần về thăm quê vào những kỳ nghỉ, thỉnh thoảng bước đi trên con đường xóm nhỏ, tôi bất giác nhìn những gốc cột điện năm xưa, vẫn nét chữ ấy không phai mờ, ký ức ùa về hình ảnh những người bạn thơ ấu ngồi hát nghêu ngao trên những hàng cột điện chờ cắm xuống đất. Những đêm trăng, những cột điện chưa kịp trồng đó như những chiếc ghế đá công viên mà nhiều người ra ngồi hóng mát... chờ điện về. Nay tôi vẫn còn giữ cục sứ cách điện (bị vỡ thế là chú thợ điện cho tôi luôn) như là kỷ niệm đẹp về tuổi thơ khó khăn nhưng đẹp đẽ của mình.Viết những dòng này, tôi muốn gửi lời tri ân đến ngành điện, các chú thợ điện miền Nam ngày ấy, đồng thời chia sẻ những hoài niệm đẹp đến những người thân, các cô chú trong xóm nhỏ ngày ấy.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn hoặc evnspc.vn