Bình Định lần đầu tổ chức biểu diễn thiết bị bay không người lái
Philippines đang trong giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại hóa quân đội với ước tính chi 35 tỉ USD cho việc tăng cường sức mạnh quân sự trong thập niên tới, theo Reuters ngày 12.2."Có được ít nhất hai tàu ngầm là một ước mơ của chúng tôi. Chúng ta là một quần đảo. Vì vậy, chúng ta phải có loại năng lực này, vì thực sự rất khó để bảo vệ toàn bộ quần đảo mà không có tàu ngầm", Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Romeo Saturnino Brawner Jr. hôm nay cho hay khi phát biểu trước các doanh nhân hàng đầu.Vào năm 2022, Philippines đã mua một hệ thống tên lửa chống hạm BrahMos trị giá 375 triệu USD từ Ấn Độ và đã đặt hàng thêm. "Chúng tôi sẽ nhận được nhiều hơn (hệ thống) này trong năm nay và trong những năm tới", ông Brawner nói.Philippines trước đây nói rằng họ đang nhắm đến các tên lửa tầm trung và ít nhất 40 máy bay chiến đấu để tăng cường khả năng phòng thủ của mình.Trong năm nay, Hải quân Philippines mong chờ nhận ít nhất hai tàu hộ vệ từ Hàn Quốc, quốc gia đã nâng cấp quan hệ với Philippines lên thành quan hệ đối tác chiến lược.Ông Brawner còn cho hay Manila đang cố gắng đưa Hàn Quốc tham gia Biệt đội, một nhóm đa phương bao gồm Úc, Nhật Bản, Philippines và Mỹ.Philippines tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh ở Biển Đông. Ông Brawner nói rằng quân đội Philippines đã quan sát thấy sự gia tăng nhiều hành vi gây quan ngại của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc lượng tàu thuyền Trung Quốc xuất hiện mỗi ngày tăng lên ở biển Tây Philippines. Biển Tây Philippines là tên Manila dùng để chỉ vùng biển ở Biển Đông mà họ cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.Cũng theo ông Brawner, một "hoạt động hàng hải chung" với Mỹ và Canada trong "vùng biển của Manila" ở Biển Đông đang được tiến hành. Ông cho biết thêm Manila cũng muốn có các hoạt động chung như thế với Pháp, Ý và Anh.Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về phát ngôn trên của ông Brawner, theo Reuters.Chợ Sham Shui Po, thiên đường cho thợ thủ công và tín đồ thời trang
Vô lăng nhỏ nhắn nhưng "vừa tay" có độ nhạy cao nhất trong các dòng xe hiện nay của hãng xe Việt. Lợi ích này giúp chiếc SUV tỏ ra lanh lẹ, xử lý gọn gàng khi di chuyển trong đô thị đông đúc và ở dải tốc độ thấp.
Hàng ngàn người dùng đến xếp hàng chờ mua Redmi Note 13 tại Việt Nam
Đặc biệt, bản công diễn lần này tái hiện trọn vẹn tinh thần bản gốc của năm 1875, mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho công chúng như khi thưởng lãm tại các nhà hát lớn trên thế giới. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vinh dự là nhà tài trợ độc quyền chương trình này, với mong muốn đưa tinh hoa của nghệ thuật thế giới đến gần hơn với công chúng trong nước, đồng thời góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa có sức sống vượt thời gian. Tiếp nối hành trình hiện thực hóa tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống", Techcombank không ngừng mở rộng những trải nghiệm đẳng cấp dành cho công chúng và khách hàng. Từ những giải pháp tài chính tiên phong đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng, Techcombank luôn hướng đến việc kiến tạo những tiêu chuẩn và giá trị sống ngày càng được nâng tầm. Việc đưa nguyên tác "Carmen" về Việt Nam lần này không chỉ là một dấu ấn quan trọng, mà còn thể hiện nỗ lực kết nối Việt Nam với dòng chảy văn hóa toàn cầu, kiến tạo không gian giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, di sản với tương lai. Được biết, hai đêm công diễn cũng là dịp để Techcombank tri ân những hội viên Private. Họ chính là những khách hàng đã có những bước đường đồng hành bền chặt cùng ngân hàng trên hành trình quản lý gia sản và kiến tạo sự thịnh vượng vững bền. Đây không chỉ là những cá nhân thành công mà còn là những người luôn mang trong mình khát khao cống hiến, giữ gìn và kế thừa di sản cho những thế hệ mai sau. Đó cũng chính là tinh thần của Techcombank khi luôn mong muốn hướng tới sự bền vững, lan tỏa được những giá trị tinh hoa qua nhiều thế hệ.Bà Thái Minh Diễm Tú, Giám đốc Khối Tiếp thị - Ngân hàng Techcombank chia sẻ: "Techcombank đồng hành cùng Nhà hát Hồ Gươm, tái hiện trọn vẹn nguyên tác 150 năm tuổi của vở opera kiệt tác thế giới "Carmen". Chúng tôi trân trọng những bản sắc, tinh hoa của nghệ thuật thế giới và mong muốn lan tỏa những giá trị di sản này với công chúng trong nước. Đặc biệt, sự kiện này cũng là món quà mà ngân hàng dành riêng cho những khách hàng Techcombank Private. Đây tiếp tục là lời tri ân trên hành trình nâng tầm những giá trị sống của khách hàng, để tài sản không ngừng được sinh sôi, và để những di sản nảy lộc vượt thời".Khác với nhiều phiên bản đã từng được trình diễn trên thế giới, Carmen tại Nhà hát Hồ Gươm lần này tái hiện trọn vẹn nguyên tác từ năm 1875 - từ thiết kế sân khấu, phục trang đến âm thanh, bối cảnh. Được phục dựng bởi Nhà hát Hoàng gia Versailles, Trung tâm âm nhạc Lãng mạn Pháp Palazzetto Bru Zane và Nhà hát Rouen Normandie, vở diễn sẽ đưa khán giả Việt Nam về với thành phố Seville, Tây Ban Nha thế kỷ XIX - nơi nàng Carmen, biểu tượng của đam mê, tự do và cá tính được kể lại theo đúng tinh thần nguyên bản.Sir Thomas Beecham - Nhạc trưởng nổi tiếng nước Anh, từng ca ngợi phần mở đầu của vở opera này là "quốc ca thực sự của nước Pháp". Một tác phẩm có sức ảnh hưởng vượt thời gian, trải qua 150 năm trường tồn vẫn làm lay động trái tim của hàng triệu khán giả khắp thế giới. Và năm nay, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á công diễn trọn vẹn phiên bản nguyên gốc của kiệt tác này, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả thủ đô những trải nghiệm nghệ thuật đẳng cấp và đặc quyền, không thua kém gì như khi thưởng thức tại các nhà hát lớn trên thế giới. Đại diện Ban Tổ chức cho biết sự xuất hiện của nguyên tác Carmen tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 150 năm kiệt tác bất hủ này ra đời không chỉ là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế mà còn là cơ hội hiếm có để công chúng Việt Nam được đến gần hơn với tinh hoa nghệ thuật thế giới trong không gian văn hóa đẳng cấp của Nhà hát Hồ Gươm - top 10 nhà hát tuyệt vời nhất thế giới. Các thông tin về tác phẩm và nhân vật cũng sẽ được khai thác từ nhiều góc độ, nhằm đưa Carmen tới công chúng một cách chân thực nhất, gần gũi nhất.
Sáng 22.2, giá vàng trong nước quay đầu giảm. Cụ thể, vàng miếng được Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào ở mức 89,4 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng, giảm 600.000 đồng so với sáng hôm qua. Các công ty kinh doanh khác như PNJ, Doji... hiện có giá bán vàng miếng ngang với Công ty SJC. Tương tự, vàng nhẫn cũng đi xuống. Chẳng hạn, vàng nhẫn 4 số 9 tại SJC loại 1 chỉ, 2 chỉ được mua vào với giá 89,4 triệu đồng, bán ra 91,73 triệu đồng, giảm 600.000 đồng. Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng giảm 300.000 đồng, đưa giá mua vàng nhẫn xuống 90,1 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng...Giá vàng thế giới giảm còn 2.936,3 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 8 USD/ounce. So với mức cao kỷ lục gần 2.955 USD/ounce cách đây 2 ngày thì kim loại quý đã giảm khoảng 20 USD. Dù vậy, giá vàng vẫn đang ở mức cao và ghi nhận mức tăng 1,7% so với đầu tuần. Vàng đi xuống chủ yếu do hoạt động bán ra chốt lời. CNBC dẫn nhận định của các nhà phân tích của Commerzbank cho rằng nhu cầu về vàng hiện được thúc đẩy chủ yếu bởi các nhà đầu tư phương Tây và các ngân hàng trung ương. Các nhà đầu tư ETF dường như đang nhảy vào thị trường theo trào lưu. Kim loại quý giữ đà tăng cao xuất phát từ nỗi lo căng thẳng thương mại từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố vào ngày 19.2 cũng cho thấy các đề xuất chính sách ban đầu của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát gia tăng, củng cố lập trường của ngân hàng trung ương là tiếp tục hoãn hạ lãi suất thêm nữa. Điều này phần nào làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý nhưng chưa đủ mạnh để kéo giá đi xuống...
Quảng Ninh sẽ công bố vùng 'biển sạch' để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển
Theo TechSpot, Meta - công ty mẹ của Facebook, Instagram và Threads, đã công bố kế hoạch đưa nội dung chính trị trở lại các nền tảng sau khi từng hạn chế mạnh mẽ loại nội dung này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Meta thừa nhận rằng các biện pháp hạn chế trước đây “khá thô sơ” và cần được điều chỉnh phù hợp hơn.Việc cắt giảm nội dung chính trị trên các ứng dụng của Meta được triển khai từ năm 2021, dựa trên phản hồi từ người dùng muốn giảm bớt sự xuất hiện của loại nội dung này trên bảng tin. Tuy nhiên, những thay đổi mạnh tay gần đây, bao gồm việc ngừng đề xuất nội dung chính trị trên Instagram và Threads vào năm 2024, đã gây ra phản ứng trái chiều. Đặc biệt, động thái này diễn ra trong một năm bầu cử tổng thống tại Mỹ.Các nhà sáng tạo nội dung đã thể hiện lo ngại về việc Meta xác định và quản lý nội dung chính trị. Theo định nghĩa của Instagram, nội dung chính trị bao gồm bất kỳ điều gì liên quan đến luật pháp, bầu cử hoặc các vấn đề xã hội, như biến đổi khí hậu và nhiều thứ khác. Điều này khiến nhiều nhà sáng tạo lo ngại rằng phạm vi tiếp cận của họ bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân và nguồn thu nhập.Người dùng cũng cho rằng việc Meta kiểm soát nội dung chính trị đã làm giảm khả năng thể hiện quan điểm của họ trên mạng xã hội. Thêm vào đó, một lỗi kỹ thuật xuất hiện trong quá trình triển khai các thay đổi đã khiến cài đặt nội dung của người dùng tự động quay về chế độ mặc định, tiếp tục hạn chế nội dung chính trị từ những tài khoản họ không theo dõi.Trong khi đó, nhu cầu về nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta vẫn rất rõ ràng, đặc biệt trên Threads - nền tảng được xem như một đối thủ cạnh tranh của X (trước đây là Twitter). Nội dung chính trị thường xuyên chiếm lĩnh các xu hướng thảo luận trên Threads, cho thấy vai trò quan trọng của loại nội dung này đối với người dùng.Để khắc phục những hạn chế này, Meta tuyên bố sẽ thực hiện các thay đổi nhằm tạo ra cách tiếp cận “cá nhân hóa hơn”. Trên Facebook, nội dung chính trị từ bạn bè hoặc các trang bạn theo dõi sẽ được xếp hạng và hiển thị dựa trên các tín hiệu tương tác, chẳng hạn như lượt thích hoặc lượt xem. Điều này giúp nội dung chính trị không khác biệt quá nhiều so với các loại nội dung khác trong bảng tin.Ngoài ra, Meta cho biết sẽ đề xuất thêm nội dung chính trị dựa trên các tín hiệu cá nhân hóa, đồng thời mở rộng tùy chọn cho phép người dùng kiểm soát mức độ xuất hiện của loại nội dung này. Tuy nhiên, Meta chưa tiết lộ chi tiết về cách thức triển khai hoặc thông báo các tùy chọn này đến người dùng.Tuy nhiên, việc không hạn chế hoặc quản lý chưa chặt chẽ nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta có thể dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia. Nhiều quốc gia đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt để kiểm soát thông tin nhạy cảm, bao gồm nội dung liên quan đến chính trị, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội và hạn chế thông tin sai lệch.Nếu Meta không thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lý loại nội dung này, công ty có thể bị xem là vi phạm các quy định của nhà nước về truyền thông hoặc kiểm duyệt nội dung. Điều này đặc biệt đúng ở những quốc gia yêu cầu nền tảng mạng xã hội chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do người dùng đăng tải. Do đó, Meta phải tìm cách cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu người dùng và tuân thủ các yêu cầu pháp luật tại các khu vực hoạt động.