Lý Nhã Kỳ mang vịnh Hạ Long đến Cannes 2018
Ngày 11.1, Công an tỉnh Bình Dương cho biết CQĐT đã phát hiện và đấu tranh với nhóm đối tượng tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bình Dương (ấp Gia Biện, xã Tam Lập, H.Phú Giáo, Bình Dương) về các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; môi giới hối lộ và nhận hối lộ.Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xác định những vi phạm pháp luật tại Cơ sở cai nghiện ma túy Bình Dương diễn ra có tổ chức, hoạt động khép kín, cấu kết chặt chẽ, có sự phân công và chuẩn bị nhiều phương án đối phó với cơ quan chức năng.Ngoài những cán bộ, quản lý đã bị phát hiện, bắt giữ, CQĐT xác định vụ việc còn liên quan đến một số cán bộ khác được phân công quản lý học viên cai nghiện có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi.Ngoài ra, Công an tỉnh Bình Dương còn nhận được đơn thư tố giác cán bộ, lãnh đạo của cơ sở cai nghiện ma túy này có hành vi tham ô tài sản thông qua bán đấu giá tài sản không đúng quy định.Cơ quan điều tra xác định vụ việc có tính chất rất nghiêm trọng, liên quan đến tham nhũng, tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tổ chức cai nghiện; ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của cơ quan quản lý Nhà nước và ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT tại địa phương vì vậy cần phải tập trung điều tra làm rõ và xử lý nghiêm.SUV điện Kia EV5 lộ diện, cạnh tranh VinFast VF 7
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất điện trong dịp tết nguyên đán 2024
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.
Hành trang của thầy trò ĐH Huế mang theo không chỉ là những chiếc vali hành lý, mà còn là ngọn lửa quyết tâm, khát khao khẳng định vị thế "nhà vua" đã quay trở lại. Mục tiêu của họ rõ ràng - một lần nữa chinh phục ngôi vương."Chúng em sẽ dùng tất cả những gì chúng em có để mọi người được chiêm ngưỡng những trận đấu đẹp mắt nhất", cầu thủ Lê Phạm Thanh Bình khẳng định.Sau mùa 2 vắng bóng, ĐH Huế trở lại với VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam với niềm tin sắt đá. Ông Dương Văn Dũng, đại diện ban huấn luyện đội bóng, nhấn mạnh: "ĐH Huế đã quay trở lại". Sự trở lại này không chỉ là một lời tuyên bố, đó còn là một lời hứa hẹn về một hành trình đầy quyết tâm. Năm nay, đội hình của ĐH Huế đã khác rất nhiều khi những cái tên chủ chốt từng giúp họ giành được ngôi vương mùa giải đầu tiên đã không còn thi đấu. Nhưng quyết tâm và tinh thần của đội bóng đến từ cố đô thì vẫn không thay đổi. "Sau 1 mùa giải mà chúng tôi không đạt được vé vào VCK thì toàn đội, trong đó ban huấn luyện và tất cả cầu thủ thể hiện một quyết tâm, một khí thế mạnh mẽ để mang đến mùa giải năm nay. Chúng tôi cũng quyết tâm mang đến những trận đấu hay, chất lượng.Khi vào VCK rồi thì các đội cũng như nhau, vì vòng loại các đối thủ mạnh như là Trường ĐH Thủy Lợi, Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM vẫn bị loại là bình thường. Cho nên đã vào đến đây là sức mạnh của tất cả các đội là đồng đều nhau. Chúng tôi luôn thể hiện sự quyết tâm, luôn tôn trọng đối thủ. Ban huấn luyện đề cao tính kỷ luật và ý chí quyết tâm của các em trong quá trình các em thi đấu. Mong muốn các bạn luôn luôn thể hiện được màu cờ sắc áo và bản lĩnh của ĐH Huế", ông Dũng nói. Không giấu tham vọng, cầu thủ Lê Phạm Thanh Bình tái khẳng định: "Mục tiêu chắc chắn là vô địch, giành lại chức vô địch". Các cầu thủ sẽ bước vào VCK với tinh thần quyết tâm cao nhất.Sáng 27.2.2025, tại tòa soạn Báo Thanh Niên, kết quả bốc thăm đã đưa ĐH Huế đến bảng A nơi có những đối thủ được đánh giá là khó đoán và có thể gây bất ngờ. Bảng A gồm: Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Huế, Trường ĐH Trà Vinh và Trường ĐH Quy Nhơn. Bảng đấu này hứa hẹn nhiều kịch tính khi các đội đều có những thành tích ấn tượng. Đặc biệt, sự trở lại của ĐH Huế cùng đội bóng chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng khiến cục diện bảng đấu trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.Ngoài ra, đội Trường ĐH Trà Vinh từng góp mặt và đi sâu ở vòng chung kết mùa giải trước, trong khi tân binh khó đoán Trường ĐH Quy Nhơn cũng là một đối thủ đáng gờm. Các đội bóng đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tạo nên một mùa giải hứa hẹn đầy hấp dẫn.Giờ đây, chỉ còn là câu chuyện đối mặt trên sân cỏ. ĐH Huế đã quay trở lại, mang theo ngọn lửa chiến đấu và tinh thần của nhà vô địch. Họ sẵn sàng cho một hành trình vinh quang, nơi mà từng trận đấu sẽ là một minh chứng cho ý chí, lòng quyết tâm và niềm tự hào của họ.
Ngoại binh cao 1,94 m háo hức chờ ngày tranh tài cùng Trần Thị Thanh Thúy
Báo Thanh Niên cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số (KQXS), kết quả xổ số miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT), kết quả xổ số điện toán trực tiếp nhanh nhất hôm nay thứ tư ngày 19.3.2025.KQXS Đồng Nai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Khánh Hòa...Mời bạn đọc xem kết quả xổ số (KQXS) miền Bắc (XSMB), kết quả xổ số miền Nam (XSMN), kết quả xổ số miền Trung (XSMT) được cập nhật trên Báo Thanh Niên mỗi ngày.