Đăng tin ‘300 ca nhiễm Covid-19’ sai sự thật, phạt admin Facebook Hội ăn vặt Đà Nẵng
Thấy được tầm quan trọng của điện nên Đảng và Nhà nước chú ý đầu tư phát triển hệ thống lưới điện quốc gia. Và công trình đường dây 500kV Bắc - Nam do Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát lệnh khởi công, sau đó đã chính thức vận hành, hòa lưới điện quốc gia đã "lột xác" ngành điện. Cùng với đó là nhà máy thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai cũng được xây dựng 2004, tới năm 2013 nhà máy đã phát điện hòa vào lưới điện quốc gia.Trong một lần nói chuyện với người cháu Đoàn Văn Lâm (gọi tôi bằng chú, nhà ở Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh), tôi hỏi tình hình hệ thống lưới điện của xã, huyện mình nay ngon lành không? Có còn thường xuyên bị cúp hay điện yếu không thể tưới cây được như mấy năm trước hay không? Cháu phấn khởi cho biết: "Hệ thống điện giờ được xây dựng gần như phủ khắp huyện, tỉnh luôn rồi, 100% nhà dân có điện sử dụng. Ngành điện cũng có nhiều đổi mới nhiều lắm. Cháu thấy đổi mới rõ nhất là dịch vụ khách hàng sử dụng điện được chú trọng và thay đổi rất nhiều so với 3-4 năm về trước".Đứa cháu tôi nhớ lại giai đoạn khó khăn, khách hàng của điện lực phải chờ rất lâu để xử lý một việc hay một sự cố rất nhỏ liên quan đến điện. Chẳng hạn điện bỗng dưng bị cúp do mưa gió, cây ngã đổ, xe tải chạy qua vướng dây điện làm đứt dây hay lý do nào đó về kỹ thuật. Hồi đó, nhà ai chưa có lắp điện thoại cố định thì họ phải trực tiếp xuống điện lực huyện báo, rất mất thời gian, công sức. Kế đó, nhân viên trực ghi nhận và chờ công ty điện lực phân công nhân viên đến xử lý. Do đó, thời gian chờ đợi sửa chữa để có điện trở lại có khi mất cả ngày là chuyện bình thường. Hay như việc ghi số điện, định kỳ hàng tháng đúng ngày quy định, nhân viên điện lực đến nhà ghi chỉ số điện năng tiêu thụ để thu tiền điện nhưng do nhiều gia đình đi làm cả ngày, đến ngày ghi chỉ số điện tiêu thụ, phải phân công một người ở nhà để... chờ nhân viên điện lực xuống ghi. Việc này cũng không thuận tiện vì giờ giấc không cố định, nhiều khi nhân viên ghi điện bị xe hư đột xuất, bị mưa gió… coi như hôm đó nghỉ làm gần nguyên ngày. Còn nếu không thu xếp ở nhà được, nhiều người "sáng kiến" ghi chỉ số mới trên bảng con treo trước cổng cho nhân viên ghi điện biết. Tương tự, việc đóng tiền điện hàng tháng cũng nhiêu khê, đôi khi không đóng kịp tiền điện vì không ở nhà, Công ty điện lực nhắc nhở và báo cắt điện là bình thường.Những "nỗi khổ" trên của người dùng điện bị xóa sạch qua sự phát triển, đổi mới, hiện đại của ngành điện. Theo tôi, việc chuyển đổi số của ngành điện cả nước nói chung, Điện lực miền Nam nói riêng đang được thực hiện một cách tích cực và hiệu quả. Ngoài trang bị phương tiện hiện đại, máy móc tối tân chuyên biệt của ngành điện ra, ngành điện cũng ra sức tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông đại chúng cho người dân ai cũng biết các thao tác đơn giản trên chiếc điện thoại thông minh, như người ở quê bây giờ sử dụng app CSKH của EVNSPC do Điện lực Tây Ninh hướng dẫn rất thành thạo. "Từ khi cháu sử dụng app rất thích vì rất tiện dụng của các ứng dụng. Mở app ra là thấy đầy đủ từ thông báo tiền điện, biểu đồ điện năng tiêu thụ hàng ngày, chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông tin ngưng cung cấp điện… Hay mình cần hỏi điều gì có thể trực tiếp gọi hay nhắn tin sẽ được trả lời thỏa đáng", Đoàn Văn Lâm hào hứng kể.Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành điện miền Nam (1975-2025) tôi thấy được sự lớn mạnh và ngày càng phát triển vượt bậc của ngành điện nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số. Chỉ việc ghi chỉ số điện năng tiêu thụ và thu tiền điện hàng tháng không còn con người trực tiếp đến nhà dân ghi chỉ số và đưa hóa đơn tiền điện như trước kia, là sự thay đổi rất lớn. Giờ lại thêm thay đổi nữa là trên app chăm sóc khách hàng của điện lực các tỉnh, thành miền Nam đến kỳ hạn hàng tháng đều tự động báo cho khách hàng điện năng tiêu thụ, số tiền đóng. Chỉ cần thao tác trên app ngân hàng chuyển khoản tiền là khách hàng hoàn tất thanh toán tiền tiện, thật tiện lợi vô cùng.Trải qua 50 năm, hôm nay (năm 2025) có thể khẳng định chắc chắn hệ thống lưới điện miền Nam được nâng cấp ngày càng hiện đại. Điện lưới quốc gia hiện tại gần như phủ sóng khắp miền Nam từ vùng sâu, vùng xa đến hải đảo. Bộ mặt nông thôn của miền Nam được tươi mới, sáng sủa. Từ đó, nhiều công trường mọc lên, các nhà máy, xí nghiệp, ngành nghề liên danh với nước ngoài hay tư nhân trong nước được đầu tư nên kinh tế khu vực miền Nam phát triển đi lên từng ngày.Cuộc thi viết "50 năm thắp sáng niềm tin" có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.- Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.- Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn/evnspc.vn.Những đứa trẻ tự kỷ làm nên điều kỳ diệu: Mẹ đồng hành cùng con thành đầu bếp
Theo ông Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN-MT, mỗi năm thế giới sử dụng khoảng 500 tỉ túi nhựa, 13 triệu thùng dầu để sản xuất nhựa, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 100.000 động vật biển bị chết vì rác thải nhựa mỗi năm. Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hàng năm đã tăng gấp 20 lần trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới; dự báo tới 1.124 triệu tấn nhựa vào năm 2050.
98.600 thí sinh TP.HCM bắt đầu thi lớp 10: Đề thi như thế nào?
Dù 17 giờ mới xuất phát diễu hành nhưng các bạn trẻ là những thành viên trong đoàn đã có mặt từ sớm, trang điểm, mặc phục trang. Đoàn diễu hành xuất phát từ đường Hải Thượng Lãn Ông, sau đó đi qua Châu Văn Liêm, Lão Tử, Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi, Trần Xuân Hòa và kết thúc tại Trung tâm văn hóa Q.5.
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Tư vấn sức khỏe: Chuyên gia tư vấn điều trị hội chứng niệu dục tuổi mãn kinh
Với mục tiêu tiếp tục khuyến khích mỗi người, mỗi nhà xây dựng lối sống tích cực, chủ động rèn luyện sức khỏe và lan tỏa tình yêu thương - yêu thương bản thân và gia đình, yêu thương cộng đồng và yêu thương trái đất, Dai-ichi Life Việt Nam đã chính thức phát động chương trình Đi/Chạy bộ và hoạt động thể dục thể thao trực tuyến vì cộng đồng "Dai-ichi Life - Cung đường yêu thương 2023" từ ngày 15.4.2023 đến ngày 3.12.2023. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động và sự kiện chào đón cột mốc phục vụ trên 5 triệu khách hàng và cam kết tăng trưởng xanh bền vững của Dai-ichi Life Việt Nam trong năm 2023.