Tổng giám đốc Thuduc House từ nhiệm khi vụ án về thuế sắp xử phúc thẩm
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.Xe bán tải tại Việt Nam: Ford Ranger vẫn là 'chân ái'
You got this (tạm dịch: Bạn làm được) dài hơn 2 phút truyền cảm hứng cho các VĐV giải tỏa được những áp lực tiêu cực. Clip có sự tham gia của Lamine Yamal cùng các ngôi sao thể thao hàng đầu.Chiến dịch của adidas được khai màn bằng loạt phim cổ động, với phần nhạc nền của ca khúc nổi tiếng I’m sticking with you, do nhà sản xuất James Blake làm mới. Thông qua âm nhạc, mỗi phân đoạn của bộ phim đều thể hiện sự gắn kết, khắc họa hình ảnh những “người đồng hành bên lề” giúp các VĐV vượt qua những áp lực, tin tưởng vào bản thân.Nghiên cứu của Focaldata cuối 2024, 80% VĐV từng là nạn nhân của những hành vi tiêu cực, một trong những nguyên nhân khiến họ từ bỏ sự nghiệp. Các ngôi sao thể thao nhận lời tham gia chiến dịch bao gồm cầu thủ bóng rổ NBA Anthony Edwards và bạn thân Nick Maddox; ngôi sao bóng rổ nữ WNBA Aliyah Boston và mẹ - bà Cleone Boston; nhà vô địch EURO 2024 Lamine Yamal; ngôi sao bóng đá nữ Trinity Rodman với anh trai...Lamine Yamal, tiền vệ của CLB Barcelona xuất hiện với khoảnh khắc tham gia trận bóng đá bãi biển cùng bạn bè thời thơ ấu. Ngôi sao chia sẻ khi đồng hành cùng chiến dịch: “Tôi đã có một năm thật đáng nhớ cùng bóng đá. Điều đó sẽ không thể thành hiện thực nếu bên cạnh tôi không có gia đình, đồng đội và cả cộng đồng khu phố nơi tôi sống"."Trong suốt năm vừa qua, mỗi khi phải đối mặt với những áp lực, tôi lại tìm ra lời giải đáp từ Sideline Essentials (Cẩm nang bên lề) của Adidas. Chính niềm tin và sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng đã giúp tôi giữ vững tinh thần thi đấu, cũng như tận hưởng từng khoảnh khắc trận đấu, từ đó chạm tới được nhiều ước mơ của riêng mình”, tiền vệ chia sẻ thêm.
Chỉ đạo mới nhất của Sở GD-ĐT TP.HCM về phổ cập mầm non
Đây là chia sẻ của GS-TS Phan Trung Lý, ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học và đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tại Hội thảo chuyên đề “Pháp luật về trí tuệ nhân tạo” do Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tổ chức sáng nay 4.1.Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ hội thảo quốc tế SIU Prize và lễ trao giải SIU Prize Computer Science 2024 từ ngày 4-11.1, thu hút gần 20 tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học.GS-TS Phan Trung Lý cho biết theo kết quả đánh giá và công bố trong báo cáo chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Chính phủ do Oxford Insight thực hiện năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thế giới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng AI để vận hành và cung cấp dịch vụ, tăng 1 bậc so với năm 2022."Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI cũng đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. Điều đáng quan ngại nhất là ngày càng xuất hiện và phổ biến việc AI đã và đang bị sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm", GS-TS Phan Trung Lý nêu.Bên cạnh đó, việc phát triển AI cũng đã có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người dân, như quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, việc làm...Vì thế, theo ông Lý, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về AI ở Việt Nam đang đặt ra cấp thiết, nhằm quản trị AI để phát huy được những yếu tố tích cực, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ này.GS-TS Phan Trung Lý viện dẫn trên thế giới, Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21.3.2024, nghị quyết toàn cầu đầu tiên về AI nhằm kêu gọi các nước chung tay bảo vệ quyền con người, bảo vệ dữ liệu cá nhân và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn từ công nghệ này.Ngày 30.10.2023, cơ quan hành pháp của Tổng thống Mỹ cũng có sắc lệnh về phát triển và sử dụng AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Sắc lệnh này nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển AI có trách nhiệm, tập trung vào các lĩnh vực, như dữ liệu cá nhân, hạt nhân, sinh học."Luật của Liên minh châu Âu tháng 2-2024 về AI đã được Nghị viện châu Âu thông qua. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới điều chỉnh toàn diện các vấn đề về AI. Mục tiêu chính của đạo luật này là khuyến khích phát triển các hệ thống AI có đạo đức và trách nhiệm. Theo đó, trong việc nghiên cứu và phát triển AI cần thiết lập các nguyên tắc về tiêu chuẩn rõ ràng để bảo đảm các công nghệ AI tôn trọng các quyền cơ bản và nguyên tắc đạo đức", ông Lý chia sẻ.Được biết, tại dự thảo luật Công nghiệp số (tháng 7.2024), AI đã được đề cập ở mục 5, trong đó có nội dung về thúc đẩy phát triển và ứng dụng AI; xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng AI; các hoạt động AI bị nghiêm cấm; quản lý rủi ro đối với hệ thống AI và quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, pháp lý về AI cần đầy đủ hơn và Việt Nam cần nghiên cứu cách tiếp cận của các quốc gia điển hình trên thế giới để xây dựng chính sách pháp luật cho mình. Có mặt tại hội thảo, PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, Viện Nghiên cứu pháp luật và xã hội, nguyên Phó tổng thư ký Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội, nhận định: "Việc xây dựng một khung pháp lý rõ ràng và đầy đủ để xử lý trách nhiệm pháp lý trong bối cảnh AI là hết sức cần thiết nhưng cũng rất khó khăn. Việt Nam cần tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia khác để có thể xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp và thống nhất. Vấn đề đạo đức và hội nhập trong phát triển AI cũng cần được quan tâm. Cần có một bộ tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng và minh bạch để đảm bảo rằng công nghệ này được phát triển và ứng dụng một cách công bằng và có trách nhiệm". Theo PGS-TS Lê Bộ Lĩnh, một trong những vấn đề pháp lý đầu tiên liên quan đến AI là quyền sở hữu trí tuệ. Trong quá trình phát triển AI, việc tạo ra các thuật toán, mô hình, và dữ liệu huấn luyện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các quy định hiện tại về sở hữu trí tuệ chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ."Cụ thể, việc xác định ai là người sở hữu bản quyền các sản phẩm do AI tạo ra khá phức tạp. Nếu một AI tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hay một chương trình phần mềm, thì câu hỏi đặt ra là liệu AI hay người lập trình ra AI đó có quyền sở hữu đối với sản phẩm này? Những quy định hiện hành có thể không hoàn toàn phù hợp, dẫn đến những tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai", PGS-TS Lĩnh cho hay.GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cũng cho rằng một trong những thách thức pháp lý lớn nhất mà AI mang lại là việc xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm hoặc sáng chế do AI tạo ra. "Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành chủ yếu bảo vệ các sản phẩm, sáng tạo do con người thực hiện. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của AI, đã xuất hiện những sản phẩm và sáng chế được tạo ra hoàn toàn tự động bởi các hệ thống AI mà không có sự can thiệp trực tiếp của con người. Điều này đặt ra một loạt câu hỏi về mặt pháp lý: Liệu các sản phẩm do AI tạo ra có thể được bảo hộ sở hữu trí tuệ như các sáng chế do con người thực hiện không? Nếu có, ai sẽ là chủ sở hữu của quyền này, người phát triển AI, công ty sở hữu AI, hay chính bản thân hệ thống AI?", GS-TS Hoàng Văn Kiếm đặt vấn đề.Theo ông Kiếm, trên thế giới, vấn đề này cũng đang thu hút sự quan tâm lớn từ các tổ chức và quốc gia. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hiện đang tiến hành nghiên cứu và thảo luận về các giải pháp pháp lý nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm sáng tạo từ AI được bảo vệ mà không làm mất đi quyền lợi của các nhà phát triển công nghệ. Một số quốc gia như Anh và Nhật Bản đã bắt đầu đưa ra các đề xuất về việc điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ để thích ứng với sự phát triển của AI, mặc dù vẫn chưa có giải pháp hoàn chỉnh và nhất quán trên toàn cầu.Theo báo cáo từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, từ năm 2018 đến 2023, đã có hơn 120 bằng sáng chế về AI được cấp tại Việt Nam trong các lĩnh vực như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, và tự động hóa. Các sáng chế này xuất phát từ cả các viện nghiên cứu, trường ĐH và các doanh nghiệp công nghệ lớn tại Việt Nam, như Tập đoàn FPT, VinAI Research, hay ĐH Quốc gia TP.HCM...Theo GS-TSKH Hoàng Văn Kiếm, đáng chú ý, nhiều sáng chế AI tại Việt Nam tập trung vào việc ứng dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như nông nghiệp công nghệ cao, y tế, và dịch vụ tài chính. "Các trường ĐH tại Việt Nam đã đóng vai trò chủ chốt trong việc nghiên cứu và phát triển AI, thông qua việc triển khai hàng loạt các dự án liên quan đến công nghệ này. Trong 5 năm qua, số lượng các dự án nghiên cứu về AI tại các trường ĐH hàng đầu như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM đã tăng lên đáng kể", ông Kiếm cho biết.Cụ thể, các trường ĐH này đã thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu AI chuyên biệt và hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiếp cận những công nghệ tiên tiến nhất. Các dự án như phát triển hệ thống hỗ trợ chẩn đoán bằng AI, robot tự động trong các quy trình sản xuất, hay các hệ thống học máy phân tích dữ liệu lớn đã tạo ra những bước đột phá quan trọng."Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu AI tại các trường ĐH không chỉ giúp nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nước mà còn giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 tại Việt Nam", ông Kiếm nhận định.
Ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024, đội tuyển Thái Lan giành chiến thắng kịch tính 3-1 trước Philippines sau 120 phút, qua đó thắng 4-3 sau hai loạt trận, giành quyền vào chung kết gặp đội tuyển Việt Nam. Sau trận đấu, Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) đã triển khai các phương án di chuyển đến Việt Nam.Đáng chú ý, vì không đặt vé máy bay từ trước cũng như phải có thêm buổi tập phục hồi, FAT quyết định chia quân số trên hai chuyến bay đến Việt Nam chiều tối 31.12. Theo tờ Thai Rath, trước thời điểm sang Việt Nam, đội tuyển Thái Lan vẫn còn gặp nhiều vấn đề về tình hình lực lượng. Trong đó, hai ngôi sao quan trọng Suphanat Muenta và Teerasak Poeiphimai đã phải nhập viện kiểm tra sức khỏe ngay sau trận bán kết. Trên đường di chuyển đến sân bay, HLV Masatada Ishii chia sẻ: “Chúng tôi có một số cầu thủ bị chấn thương. Phần còn lại tùy thuộc vào tình trạng thể chất của họ. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng chuẩn bị tốt nhất để tất cả các cầu thủ có thể ra sân. Tôi hy vọng từ nay đến trận chung kết, Thái Lan sẽ không có thêm trường hợp chấn thương đáng tiếc nào”.Sau trận bán kết với Philippines, HLV Masatada Ishii khẳng định ông và các cầu thủ Thái Lan đặt mục tiêu giành chiến thắng cả 2 trận chung kết trước đội tuyển Việt Nam. Khi được hỏi lại về vấn đề này, nhà cầm quân người Nhật Bản bày tỏ: “Tôi nghe nói Việt Nam phải hoãn giải trong nước để chuẩn bị cho AFF Cup. Chính vì thế, họ cho thấy sự nghiêm túc với giải đấu này. Đội tuyển Việt Nam thi đấu rất tốt ở những trận qua và họ gần như hoàn hảo ở cả mặt trận phòng ngự lẫn tấn công. Việt Nam là đội tuyển mạnh, đồng đều ở cả 3 tuyến và có thể khiến Thái Lan gặp nhiều khó khăn ở trận chung kết. Tuy nhiên, dù phải làm khách ở trận lượt đi nhưng Thái Lan muốn thu về kết quả tốt nhất là thắng trận. Tôi mong CĐV Thái Lan cũng đến sân Việt Trì để cổ vũ cho toàn đội”.“Chỉ sau 3 trận đấu, Xuân Son cho thấy mình là cầu thủ rất nguy hiểm và có thể ghi nhiều bàn thắng. Dĩ nhiên, chúng tôi đã có phân tích kỹ về cầu thủ này. Nhưng đôi khi, những phân tích chỉ là tham khảo, nó không chính xác vì phải phụ thuộc rất nhiều vào thực tế trên sân. Vì vậy, dựa vào những diễn biến, Thái Lan sẽ đưa ra những chiến thuật hợp lý để kiểm soát Xuân Son”, HLV Masatada Ishii chia sẻ về Xuân Son.Không chỉ HLV Masatada Ishii, trung vệ Jonathan Khemdee cũng khẳng định Thái Lan sẽ chơi hết mình ở trận chung kết lượt đi và trở về sân nhà với một thắng lợi."Tôi muốn giành chiến thắng trước Việt Nam. Đội tuyển Thái Lan đến Việt Nam làm khách nhưng chúng tôi không hề e sợ. Ngược lại, Thái Lan muốn tấn công ngay từ đầu để giành chiến thắng. Thậm chí, Thái Lan muốn chiến thắng mà không để lọt lưới bất kỳ bàn thua nào”, Jonathan Khemdee nhấn mạnh.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanAsean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Những tấm lòng vàng 28.10.2022
Theo Wccftech, tòa án quận trung tâm Seoul đã kết án một cựu quản lý nhóm của Samsung với cáo buộc làm rò rỉ công nghệ sản xuất qua nước khác. Cụ thể, người này đã chuyển giao thông tin mật về quy trình sản xuất DRAM 18nm cho CXMT - một nhà sản xuất bộ nhớ tại Trung Quốc.Tòa án nhấn mạnh rằng Samsung đã đầu tư nhiều năm và chi phí khổng lồ để phát triển và sản xuất hàng loạt chip DRAM 18nm. Việc công nghệ này bị rò rỉ không chỉ gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng cho Samsung mà còn ảnh hưởng đến an ninh công nghệ của Hàn Quốc. Đây được xem là một trong những vụ rò rỉ công nghệ lớn nhất trong ngành bán dẫn nước này.Theo các nguồn tin, cựu nhân viên Samsung đã lợi dụng vị trí của mình để thu thập và chuyển giao các tài liệu quan trọng cho CXMT. Việc một cá nhân vì tư lợi cá nhân mà làm lộ bí mật công nghệ được coi là hành vi nguy hiểm, có thể đẩy Hàn Quốc vào thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc về lĩnh vực bán dẫn.Trong khi đó, CXMT gần đây được cho là đang phát triển công nghệ DDR5 và đã ra mắt sản phẩm tại thị trường nội địa Trung Quốc. Một số hãng sản xuất bo mạch chủ, bao gồm MSI, đã bắt đầu hỗ trợ các mô-đun bộ nhớ từ CXMT, cho thấy công ty này đang dần chiếm lĩnh thị trường.Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng về việc CXMT có thực sự hưởng lợi trực tiếp từ vụ rò rỉ công nghệ này hay không, nhưng bản án nghiêm khắc của tòa án Hàn Quốc đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của hành vi đánh cắp công nghệ, không chỉ đối với Samsung mà còn đối với toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.