TP.HCM có kịp phủ hơn 200 km metro trong 10 năm?
Tham gia chương trình Tư vấn mùa thi, tiến sĩ Hồ Văn Nhàn cũng rất hạnh phúc khi thấy trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, các em học sinh rất lễ phép và kết quả học tập cao.Tại buổi tư vấn, các em học sinh đã đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến các ngành nghề "hot" trong tương lai và được tiến sĩ Hồ Văn Nhàn giải đáp tận tình.Trong đó, các ngành nghề về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo luôn được các em quan tâm.Ngoài ra, cựu học sinh Trường THPT An Nhơn 1 cũng dự đoán rằng các em học sinh tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ đổ về Đà Nẵng học tập và sinh sống nhiều hơn trong tương lai.Chiều 16.3, Chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tiếp tục diễn ra tại Nhà thi đấu đa năng TX.Sông Cầu, P.Xuân Phú, TX.Sông Cầu, Phú Yên.10 gương mặt trẻ tiêu biểu tỉnh Bình Định được trao giải thưởng Ngô Mây
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.
Dakota Fanning nhớ mãi chiếc điện thoại đầu tiên được Tom Cruise tặng quà sinh nhật
Ông Lê Văn Thanh, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, ước tính giai đoạn 2021 - 2030, nếu làm tốt, Việt Nam có thể thu về hàng chục nghìn tỉ đồng từ chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng.
Redmi Note 13 Series đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu khi chinh phục hàng triệu người dùng, đặc biệt tại thị trường Việt Nam. Chỉ trong hai tháng đầu ra mắt, hơn 100.000 máy đã được bán ra, vượt 10% so với thế hệ trước. Vào thời điểm sức mua tăng cao, doanh số từng đạt mức kỷ lục 6.000 chiếc chỉ trong một ngày. Những thành tích ấn tượng này không chỉ là bước đệm vững chắc mà còn đặt ra thách thức lớn cho Redmi Note 14 Series trong việc duy trì vị thế dẫn đầu ở phân khúc smartphone tầm trung.Trong lần ra mắt này, Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều phiên bản với mức giá đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhóm người dùng khác nhau. Không chỉ kế thừa những điểm mạnh từ thế hệ trước, Redmi Note 14 Series được kỳ vọng sở hữu thiết kế tinh tế, hiện đại, cùng trang bị nhiều tính năng bền bỉ toàn năng như: kính Corning Gorilla Glass kép và khả năng chống nước chống bụi IP68, công nghệ cảm ứng Wet Touch 2.0. Camera tiếp tục là một trong những điểm nhấn của dòng Redmi Note 14 Series. Theo nhiều nguồn tin, các phiên bản Pro 5G và Pro+ 5G bản quốc tế sẽ được trang bị cụm camera 200 MP, vượt trội so với phiên bản nội địa. Bộ camera này đi kèm công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ chụp ảnh chuyên nghiệp cùng khả năng lấy nét nhanh. Theo nhiều nguồn tin quốc tế, Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ được tích hợp nhiều tính năng AI. Nếu điều này là sự thật thì Redmi Note 14 Series sẽ là dòng smartphone tầm trung đầu tiên của Xiaomi được phổ cập AI. Đây sẽ là yếu tố then chốt giúp Xiaomi tạo nên cú hích doanh số cho dòng Redmi Note Series trong năm nay. Một trong những điểm nổi bật của Redmi Note Series là sức mạnh phần cứng vượt trội. Redmi Note 14 Series dự kiến sẽ được trang bị vi xử lý MediaTek Dimensity 7300-Ultra hoặc Snapdragon 7s Gen 3 trên các phiên bản cao cấp. Dung lượng pin 5.110 mAh kết hợp cùng công nghệ sạc nhanh HyperCharge 120W giúp sạc đầy trong 22 phút vẫn là những điểm mạnh của dòng Redmi Note tiếp tục được duy trì. Với những nâng cấp toàn diện, dòng sản phẩm không chỉ hướng tới người dùng phổ thông mà còn đáp ứng tốt các nhu cầu chuyên sâu về công việc và giải trí. Redmi Note 14 Series hứa hẹn trở thành một "đối thủ nặng ký" và tiếp tục khẳng định vị thế smartphone dẫn đầu tầm trung. Hiện tại, Xiaomi đã chính thức mở chương trình đặt trước cho dòng sản phẩm Redmi Note 14 Series tại thị trường Việt Nam thông qua nhiều hệ thống bán lẻ trên toàn quốc.
Việt Nam vượt Ấn Độ về xuất khẩu điện thoại thông minh
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31.12.2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có mục tiêu tổng quát: "Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới".Chiến lược nêu mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của từng cấp học. Ví dụ, ở mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 38% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Phấn đấu có 99,5% trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày; số trẻ em theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đạt 35%.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; có trên 65% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.Với giáo dục phổ thông, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,5%, cấp trung học cơ sở đạt 97%; tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99% và hoàn thành cấp trung học phổ thông đạt 95%; tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,5%, từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông và các trình độ khác đạt 95%; 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông đạt 100%; có 70% trường tiểu học, 75% trường trung học cơ sở và 55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Với giáo dục ĐH, chiến lược nêu: số sinh viên ĐH/vạn dân đạt ít nhất là 260, tỷ lệ sinh viên ĐH trong nhóm độ tuổi 18 - 22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục ĐH tại Việt Nam đạt 1,5%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.Về giáo dục thường xuyên: Phấn đấu tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt 99,15%; trong đó tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 98,85%. Có 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.Phấn đấu có 10 đơn vị hành chính tham gia vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030.Chiến lược cũng nêu phải hoàn thiện thể chế, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về GD-ĐT và các lĩnh vực có liên quan theo hướng khoa học, hiện đại, đồng bộ, liên thông, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế và thực tiễn ở nước ta, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho phát triển GD-ĐT. Xây dựng luật Nhà giáo; nghiên cứu đề xuất xây dựng luật Học tập suốt đời; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục, luật Giáo dục ĐH và luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo hướng Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động sự tham gia hiệu quả của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. "Rà soát, hoàn thiện các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng và thuế đối với tất cả cơ sở giáo dục; tạo động lực thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong mạng lưới cơ sở giáo dục công lập và tư thục, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển giáo dục", chiến lược nêu.Mời bạn đọc xem toàn văn Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 TẠI ĐÂY.