Nissan Kicks dùng động cơ xăng, lái như xe điện
Điều đáng chú ý là cả Selena Gomez và Hailey Bieber đều diện trang phục đồng điệu với đầm đen quây ngực, kết hợp cùng kiểu tóc buông xõa khi xuất hiện trên thảm đỏ.Một nguồn tin tiết lộ với DailyMail: "Selena không muốn có một bức ảnh khó xử với Hailey để rồi ngày hôm sau cả thế giới sẽ bàn tán về nó. Đây là đêm của cô ấy. Cô ấy là người trao giải cho bộ phim Emilia Pérez, một tác phẩm mà Selena rất tự hào. Vì thế, Selena muốn sự chú ý đổ dồn vào điều đó".Tuy nhiên, chủ nhân bản hit Good For You khẳng định rằng cô không có vấn đề gì với việc chào hỏi Hailey Bieber nếu họ tình cờ gặp nhau.Nguồn tin này cũng nhắc lại một sự việc trong quá khứ: "Selena từng chụp hình với Hailey, nhưng sau đó những tin đồn vô căn cứ bị phát tán. Bởi vậy, nếu họ chạm mặt nhau, tất nhiên Selena sẽ chào hỏi vì cô ấy là một người thân thiện. Nhưng cô ấy chỉ muốn tránh bị chụp hình chung hoặc đứng gần Hailey, vì nếu điều đó xảy ra, sẽ có hàng trăm câu chuyện được thêu dệt".Tại buổi tiệc hậu Oscar ở Beverly Hills (Mỹ), Selena Gomez xuất hiện rạng rỡ trong một chiếc đầm đen lấp lánh, tỏa sáng trên thảm đỏ. Trước đó, tại lễ trao giải Oscar, mỹ nhân 9X sánh bước cùng hôn phu của mình - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco.Trong khi đó, Hailey Bieber tham dự tiệc của Vanity Fair mà không có chồng đi cùng. Bên trong sự kiện, nữ người mẫu được bắt gặp trò chuyện cùng Zoë Kravitz và Madison Beer. Bà mẹ một con khoe vẻ đẹp thanh lịch trong thiết kế cổ điển của Yves Saint Laurent.Sự vắng mặt của Justin Bieber tại bữa tiệc này diễn ra chỉ một ngày sau sinh nhật lần thứ 31 của anh. Gần đây, người hâm mộ bày tỏ lo lắng về sức khỏe của nam ca sĩ, khi những bức ảnh paparazzi cho thấy anh trông tiều tụy và kiệt sức hơn bình thường. Nhiều suy đoán trên mạng xã hội cho rằng "hoàng tử nhạc pop" có thể đang sử dụng chất kích thích.Tuy nhiên, vào tháng 2, đại diện của Justin Bieber đã lên tiếng với TMZ, phủ nhận hoàn toàn tin đồn này: "Những câu chuyện xoay quanh việc Justin sử dụng chất cấm hoàn toàn không đúng sự thật". Người đại diện cũng nhấn mạnh rằng, nam ca sĩ đang ở một trong những giai đoạn hạnh phúc nhất cuộc đời mình.Hàng ngàn người thưởng thức ẩm thực quê trên cánh đồng An Nhứt
Tin nhắn của phụ huynh N.T.H như sau: "Kính chào thầy Huy. Đêm 9.1.2025 con tôi (sinh ngày 28.8.2012) đi học võ taekwondo tại CLB Seung Ri (151/1 Hồ Nguyên Trừng, phường Khuê Đông, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng do HLV trưởng Nguyễn Văn Kin phụ trách) về thì cháu nói bị HLV trưởng đánh bằng roi tre (HLV này thường xuyên đánh võ sinh như vậy) nhưng ít đau, nhưng cháu bị trợ lý tên là Quý (2 đẳng) đánh và đạp rất mạnh khi cháu ở tư thế nằm sấp, cả người cháu đầy vết tích (ngực, lưng, mông, 2 bắp đùi). Tôi đã dùng điện thoại chụp ảnh lại và báo đường dây nóng TP.Đà Nẵng về việc xâm phạm thân thể trẻ em, tôi đưa cháu đi khám tại bệnh viện và đưa cháu đến Công an phường Khuê Trung để làm việc. Tôi đã từng góp ý cách dạy võ sinh mà dùng roi là không nên (phản giáo dục và xâm phạm thân thể trẻ em, vì rất nhiều võ sinh học cấp 1 và cấp 2). Sáng nay tôi đưa cháu đến Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em để báo cáo".Trong tin nhắn gửi đến lãnh đạo VTF, phụ huynh N.T.H cho biết: "Từ đó đến nay cháu bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng, luôn lo sợ bị HLV và trợ lý HLV đánh đập khi đi học võ lại, lo sợ đi học trên trường bị các võ sinh học tại CLB này đánh khi ba làm rõ mọi chuyện, lo sợ sẽ bị đánh khi gặp lại HLV và trợ lý HLV tại công an phường Khuê Trung sắp đến. Tôi phải liên tục an ủi và động viên cháu đồng thời đã chuyển cháu đến học tập và rèn luyện tại CLB khác.Trước đây con tôi học võ Teakwon tại CLB An Hải Bắc - Đà Nẵng với thầy Thiên (võ sư, 5 đẳng, Thầy đã mất) và trợ lý HLV Lê Tuấn Vũ, thời gian học khoảng hơn 5 năm (kể cả thời gian dịch bệnh) và đạt đai đen 1 đẳng. Sau đó gia đình chuyển nhà nên tôi đưa cháu đến học tại CLB Seung Ri từ ngày 1.12.2023 đến nay, cháu đạt đai đen 2 đẳng. Cháu là đứa trẻ hiền lành, ngoan, nhỏ con. Tôi rất bức xúc khi cháu bị đánh dã man như vậy chỉ vì cháu thực hiện động tác võ không chuẩn, trợ lý HLV đánh cháu dã man cũng là đai đen 2 đẳng".Được biết, CLB Seung Ri trực thuộc sự quản lý của Liên đoàn Taekwondo Việt Nam (VTF). Nếu sự việc được xác minh đúng như những gì phụ huynh N.T.H tố cáo, CLB này sẽ bị khai trừ khỏi VTF. Những cá nhân liên quan đến vụ việc sẽ bị xử lý thích đáng, ở phương diện pháp luật và nghề nghiệp. Các HLV đã đánh đập võ sinh N.T.N.M có nguy cơ bị tước thẻ hành nghề suốt đời và đối diện với mức phạt khác của cơ quan chức năng. VTF cho biết quan điểm: "Hành vi sử dụng bạo lực trong huấn luyện thể thao, đặc biệt với trẻ em, là hoàn toàn phản giáo dục và vi phạm pháp luật".Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để điểu tra vụ việc dù HLV muốn giải quyết nội bộ với gia đình em N.T.N.M.
Bất thường chương trình khám sức khỏe học đường ở Q.6 (TP.HCM): Điều dưỡng thay bác sĩ khám cho học sinh
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
EVN phát động thi đua xây dựng đường dây 500 kV mạch 3
Với 38 điểm, 19 bắt bóng, tay ném chủ lực của CLB Hanoi Buffaloes là Anthony January đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Tân binh Udun Osakue cũng có trận đấu hiệu quả với 19 điểm và 7 lần cướp bóng. Thua đầu tiên tại VBA 2023, Saigon Heat vẫn giữ vị thế đầu bảng xếp hạng nhưng cuộc đua tranh thêm phần hấp dẫn khi không còn đội nào bất bại.