Nam giới ngủ kém có nguy cơ mắc ung thư cao hơn
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.Giá vàng tăng vọt lên gần 86 triệu đồng/lượng sau tuyên bố hủy đấu thầu
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
Ô tô Trung Quốc tiếp tục 'ồ ạt' về Việt Nam trong năm 2024?
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 30.12, giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn-SJC niêm yết mua vào 82,5 triệu đồng, bán ra 84,5 triệu đồng; Công ty Phú Quý giảm giá mua vàng miếng niêm yết xuống 82,6 triệu đồng, bán ra 84,5 triệu đồng… Trong khi đó, giá vàng nhẫn vẫn đứng yên, Công ty SJC mua vào 82,5 triệu đồng, bán ra 84,3 triệu đồng; Riêng Công ty Phú Quý giảm 100.000 đồng, mua vào 83,1 triệu đồng, bán ra 84,6 triệu dồng… Vàng miếng SJC cao hơn thế giới 3,6 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng 5 USD, lên 2.625 USD/ounce. Trong những ngày cuối năm 2024 và ngày Tết Dương lịch, giá vàng dự báo sẽ biến động trong phạm vi hẹp. Nhiều nhà phân tích dự đoán giá vàng sẽ vẫn dao động giữa lợi suất trái phiếu tăng và nhu cầu trú ẩn an toàn do bất ổn địa chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng.
Chiến thắng của U.19 Phong Phú Hà Nam ở trận đấu sớm khiến TP.HCM buộc phải đánh bại Zantino Vĩnh Phúc để níu giữ hy vọng giành chức vô địch ở mùa giải năm nay. Hiểu được điều này, HLV Lưu Ngọc Mai yêu cầu học trò đẩy cao đội hình nhằm sớm tìm kiếm bàn thắng. Trong khi đó, 1 điểm cũng là thành công với Zantino Vĩnh Phúc.Đội bóng phía bắc lùi sâu đội hình về phần sân nhà với mục tiêu bảo vệ khung thành. Trong hiệp 1, Zantino Vĩnh Phúc gây ra nhiều khó khăn cho U.19 TP.HCM. Hàng thủ lùi sâu giúp Zantino Vĩnh Phúc hạn chế nhiều pha bóng nguy hiểm của đối thủ. Tuy nhiên, chính U.19 TP.HCM cũng có quyền tiếc nuối khi một vài tình huống ngon ăn bị các tiền đạo bỏ lỡ.45 phút đầu tiên trôi qua mà không có bàn thắng nào được ghi. Bước sang hiệp 2, sức ép mà U.19 TP.HCM tạo ra dần tăng lên và hiệu quả là điều mà cô trò HLV Lưu Ngọc Mai có được. Phút 66, từ pha tạt bóng chuẩn xác của Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Huỳnh Như bật cao đánh đầu chuẩn xác mở tỷ số trận đấu cho TP.HCM.Thời gian còn lại, nỗ lực tìm kiếm bàn thắng của Zantino Vĩnh Phúc bất thành. Ngược lại, U.19 TP.HCM cũng không thể tận dụng thời cơ và có thêm bàn thắng. Đội bóng thành phố mang tên Bác có được chiến thắng tối thiểu 1-0, qua đó tiếp tục bám đuổi Phong Phú Hà Nam trên bảng xếp hạng.Ở trận đấu cùng ngày, U.19 Thái Nguyên T&T cũng có chiến thắng 1-0 trước đội bóng thủ đô, qua đó giành trọn 3 điểm ở lượt 8.
Con gái mang đồ sang chỗ trọ của mẹ ở TP.HCM rồi biệt tích
Một trong những câu chuyện đặc biệt trong mùa tuyển quân năm 2025 là anh em sinh 3 Lý Tiến Tấn, Lý Tiến Tài, Lý Tiến Lộc (20 tuổi, ngụ xã Thới An Hội, H.Kế Sách, Sóc Trăng) cùng tình nguyện viết đơn nhập ngũ. Chia sẻ về quyết định của mình, Tiến Tấn cho biết: "Từ nhỏ, chúng em đã yêu thích hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ. Khi biết có đợt tuyển quân, 3 anh em cùng nhau đăng ký với mong muốn được phục vụ trong quân đội, cống hiến sức trẻ bảo vệ Tổ quốc. Gia đình rất ủng hộ quyết định này và chúng em sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao".Chị Lâm Hồng Thúy Ngân, Bí thư Xã đoàn Thới An Hội, cho biết: "Ba anh em Tấn, Tài, Tiến là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần xung kích của thanh niên Sóc Trăng. Tôi tin rằng, với tinh thần kỷ luật, các bạn sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong quân ngũ, trở thành chiến sĩ ưu tú, góp phần bảo vệ quê hương, đất nước".Tương tự, anh em sinh đôi Nguyễn Quốc Huy và Nguyễn Quốc Hoàng (ngụ ấp Phú Hòa A, xã Phú Tâm, H.Châu Thành, Sóc Trăng) cùng nhau viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Quốc Hoàng cho biết 2 anh em mong muốn tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh đi trước nên tình nguyện thực hiện nghĩa vụ công an năm 2025 để góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc. "Đây còn là môi trường giúp rèn luyện, cải thiện mình tốt hơn. Chúng em sẽ chấp hành tốt các quy định của đơn vị và nỗ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao", Hoàng nói.Mùa tuyển quân năm 2025, Nguyễn Phát Huy (24 tuổi), Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn, TT.Huỳnh Hữu Nghĩa, H.Mỹ Tú (Sóc Trăng) là đảng viên, gương cán bộ đoàn tiêu biểu, cũng viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.Sau khi tốt nghiệp đại học ngành xây dựng, Huy tham gia công tác Đoàn tại địa phương. Với sự năng nổ và luôn tích cực trong các hoạt động Đoàn, năm 2024, Huy được bầu làm Bí thư Chi đoàn ấp Cầu Đồn.Huy chia sẻ: "Tôi rằng, trong môi trường quân đội, tôi sẽ được rèn luyện bản lĩnh, trưởng thành hơn, cũng như vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cho quân đội. Vì vậy, tôi đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Dù biết sẽ có nhiều khó khăn, thử thách nhưng bản thân cảm thấy rất vui và phấn khởi trước ngày lên đường nhập ngũ".Một tấm gương đáng chú ý nữa là Trần Minh Khang (ngụ xã Phú Mỹ, H.Mỹ Tú, Sóc Trăng). Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ phải đi làm ăn xa nên từ nhỏ đến lớn Khang sống với ông bà nội. Khi nghe địa phương phát lệnh gọi nhập ngũ, với trách nhiệm với quê hương, đất nước, Khang đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Không chỉ có các nam thanh niên, năm nay còn ghi nhận sự tham gia của cô gái dân tộc Khmer Tạ Thị Yến Ly (23 tuổi, ngụ xã Hòa Tú 1, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Yến Ly vừa tốt nghiệp ngành luật thương mại Trường ĐH Cần Thơ. "Em luôn ấp ủ ước mơ khoác lên mình bộ quân phục. Khi biết có cơ hội tham gia nghĩa vụ quân sự, em đã đăng ký và may mắn trúng tuyển và hiện đã sẵn sàng tinh thần lên đường nhập ngũ. Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", Yến Ly bày tỏ.Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ giao 1.650 quân cho các đơn vị. Để công tác tuyển quân năm 2025 đạt kết quả cao, Đoàn thanh niên đã phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Quân sự cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thanh niên phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức Đoàn cũng chủ động nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ, đặc biệt là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Song song với công tác tuyển quân, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Sóc Trăng còn chú trọng công tác hậu phương quân đội, kịp thời hỗ trợ, động viên gia đình tân binh, giúp thanh niên an tâm lên đường nhập ngũ.