Cựu Tổng thống Trump cảnh báo về USD
Chúng tôi làm việc với nhau thật dễ, và chơi với nhau thật vui. Trải qua mấy chục năm sống ở Quảng Ngãi, tôi đã ngày càng thấu hiểu người Quảng Ngãi, thông qua những người bạn, những đứa em, đứa cháu của mình hơn. Có thể với xã hội bây giờ, cách sống thật thà, dễ tin, dễ mến của người Quảng Ngãi, thông qua những người tôi quen biết hay thân thiết, chưa chắc đã mang lại cho họ may mắn. Nhưng "Rằng quen mất nết đi rồi", họ vẫn sống như vậy, đối đãi với cuộc đời như vậy, và chấp nhận những rủi ro, nếu có, cũng với tâm thế tự tại, không phải giống một người đắc đạo, mà giống một người quen sống mở lòng. Chẳng biết có phải như bây giờ người ta hay nói: "Mở lòng mình ra sẽ gặp thế giới", vì tâm tính người Quảng Ngãi, tôi biết, không quá phức tạp. Không quá nghĩ ngợi sâu xa. Mà nhiều khi, ngay thẳng, bộc trực, dù có khôn khéo thì vẫn dễ gần. Dĩ nhiên, "người Quảng Ngãi hiện đại" bây giờ thì có những cái khác với "người Quảng Ngãi truyền thống". Nhưng tôi nghĩ, những nét đặc trưng làm nên hồn vía người Quảng Ngãi vẫn khá sâu đậm trong tính cách người Quảng Ngãi trẻ hiện nay.Món khoai Quảng Bình có gì mà vào top 10 đặc sản quà tặng Việt Nam?
Trên một số thiết bị hiện nay, các cổng USB được mã hóa màu sắc để chỉ ra thông số kỹ thuật và tốc độ tối đa mà chúng có thể hỗ trợ trong việc sạc hoặc truyền dữ liệu.Cụ thể, cổng USB 2.0 thường có màu đen và có tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 480 Mbps. Trong khi đó, cổng USB màu xanh lam thường chỉ ra rằng đó là cổng USB 3.0, với khả năng truyền dữ liệu nhanh lên tới 5 Gbps. Điều này cho phép người dùng lựa chọn cổng phù hợp khi cần truyền tải các tệp lớn.Ngoài hai màu sắc phổ biến này, các cổng USB mới hơn cũng xuất hiện với nhiều màu sắc khác. Chẳng hạn cổng USB màu xanh ngọc tương ứng với USB 3.1 Gen 2 có tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10 Gbps. Cổng USB màu đỏ có thể liên quan đến cả USB 3.1 Gen 2 và USB 3.2, với khả năng truyền dữ liệu nhanh tới 20 Gbps.Đặc biệt, một số thiết bị có cổng USB màu cam khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của chúng. Để rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về cổng USB này.Trước tiên, người tiêu dùng cần biết rằng không có quy chuẩn mã màu chính thức nào được tất cả nhà sản xuất tuân theo, nhưng cổng USB màu cam thường được hiểu là cổng USB 3.0 có khả năng sạc thiết bị. Nhiều nhà sản xuất đồng thuận rằng đây là cổng "luôn bật", cho phép sạc thiết bị ngay cả khi máy tính đang ở chế độ ngủ. Điều này rất hữu ích cho việc sạc các thiết bị như smartphone, tablet hay tai nghe.Ngoài ra, một số sản phẩm còn có cổng USB Qualcomm màu cam, được dán nhãn "QC3.0", nhằm ám chỉ đến khả năng sạc nhanh. Một số nhà sản xuất cũng sử dụng màu cam để chỉ ra rằng cổng USB có "độ bám giữ cao", nghĩa là thiết bị được cắm vào có thể cần thêm nỗ lực để tháo ra, điều này thường áp dụng cho các hub USB trong môi trường công nghiệp.Tóm lại, việc hiểu rõ ý nghĩa của các màu sắc cổng USB không chỉ giúp người dùng tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị mà còn nâng cao trải nghiệm công nghệ hằng ngày.
Nhức nhối xe dù, bến cóc tại TP.HCM: Bến xe 'lụi' hoạt động công khai
Ngày 15.1, Công an Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) tạm giữ hình sự Trần Quang Lương (23 tuổi, trú thôn Rẫy, xã Vạn Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình), nghi phạm cưỡng đoạt tài sản bằng clip "nóng".Trước đó, ngày 5.1, Công an Q.Liên Chiểu nhận đơn trình báo của một phụ nữ ngụ trên địa bàn quận về việc bị nghi phạm không rõ lai lịch nhắn tin, gửi các hình ảnh, clip "nóng". Nghi phạm sử dụng các tài khoản Zalo ảo tên "Thùy Linh", "Đạt" đe dọa, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền; nếu không, sẽ đưa các hình ảnh, clip "nóng" lên mạng xã hội và gửi cho người thân, bạn bè.Công an Q.Liên Chiểu đã phối hợp Phòng An ninh mạng Công an TP.Đà Nẵng vào cuộc điều tra, xác định người nhắn tin đe dọa là Trần Quang Lương. Tuy nhiên, quá trình theo dấu, truy xét gặp nhiều khó khăn bởi Lương không có mặt tại địa phương và thường xuyên thay đổi chỗ ở.Lương thành thạo nhiều thủ đoạn để trốn tránh, qua mắt cơ quan công an như sử dụng SIM rác, tài khoản mạng xã hội ảo...Sau gần 10 ngày truy vết, lực lượng công an phát hiện Lương đang trốn ở xã Phú Hòa (H.Phú Tân, An Giang) nên đã phối hợp công an địa phương bắt giữ cùng tang vật là các thiết bị di động liên quan.Lương khai nhận đã tham gia vào các hội nhóm Telegram để thu thập các dữ liệu hình ảnh, clip "nóng" của người dân. Trong đó, có các dữ liệu cá nhân, riêng tư nhạy cảm như các hình ảnh quan hệ tình dục trong phòng ngủ, hình ảnh từ các phòng thay đồ…Các hình ảnh, clip "nóng" trích xuất từ camera lắp cho khách hàng hoặc trích xuất từ các đơn vị, cá nhân lắp đặt, cung ứng dịch vụ. Các hacker đã tấn công, xâm nhập vào hệ thống dữ liệu này để chiếm đoạt, hoặc do chính các đơn vị lắp đặt camera lấy dữ liệu để bán, tuồn lên mạng xã hội để thu lợi bất chính.Trần Quang Lương còn khai nhận, sau khi thu thập các clip "nóng" đã tiếp tục thu thập thông tin cá nhân của những người ở trong video rồi dùng tài khoản Zalo ảo, SIM rác để nhắn tin đe dọa, tống tiền nạn nhân.Tiếp tục tra soát nhiều tài khoản ngân hàng, cơ quan công an bất ngờ phát hiện số tiền Lương giao dịch liên quan các phi vụ tống tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.Qua vụ việc, Công an Q.Liên Chiểu khuyến cáo người dân và các tổ chức lắp đặt camera cần nâng cao cảnh giác, lựa chọn đơn vị uy tín, thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập, hạn chế lắp đặt tại các vị trí nhạy cảm để tự bảo vệ các hình ảnh riêng tư, tránh bị lợi dụng để tống tiền.
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.
Bạn đọc viết: Loạn xe khách dừng, đậu trên đường cấm
Ngày 9.3, Tổ Cảnh sát hình sự khu vực Q.12 thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an TP.HCM lập hồ sơ, xử lý nhóm người có hành vi chặn xe người đi đường kiểm tra giấy tờ.Trước đó, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nhóm thanh niên khoảng 10 người, chặn xe kiểm tra một người đi đường.Cụ thể, từ hình ảnh trong clip cho thấy, một nam thanh niên đang quỳ gối trên vỉa hè, cạnh đó có nhóm người vây xung quanh. Một số người rọi đèn pin kiểm tra, gặng hỏi lớn tiếng nam thanh niên đang quỳ gối. "Mày đi ra đường mà không mang giấy tờ theo mà mày còn đi chơi đêm nữa", giọng một người lên tiếng.Lúc này, một người đàn ông đi tới quay clip và chất vấn nhóm người đang kiểm tra nam thanh niên đang quỳ gối "mấy anh là ai, mấy anh là công an hay gì".Một người trong nhóm này nói "nó chạy đó". Người đàn ông hỏi lại "nó chạy là đánh nó hả. Mấy anh công an hay gì?".Người đàn ông cũng quay các xe máy do những nhóm người này điều khiển thì có một xe chưa gắn biển số.Qua xác minh, người quay clip trên là anh P.H.H. Clip được anh H. quay khoảng 2 giờ sáng 2.3 trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (thuộc địa phận Q.12, TP.HCM).Liên quan vụ việc này, nguồn tin Báo Thanh Niên xác nhận, vụ việc xảy ra khu vực ngã ba Đông Quang trên đường Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12). Nhóm người trên là dân thường. Công an cũng đã triệu tập nhóm người chặn xe trên lấy lời khai làm rõ, xử lý.