Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Giáo viên nói gì về sự đổi mới?
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.Bó tay ‘nữ ninja’ xe máy bất chấp nguy hiểm, tạt đầu ô tô… để tránh nắng
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lệnh ngừng tấn công đã được đưa ra ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào hôm 18.3.Trong cuộc điện đàm, ông Putin đã chấp nhận đề xuất của ông Trump về việc các bên trong xung đột Ukraine kiềm chế tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Thông báo từ Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết nhà lãnh đạo Nga đã "ngay lập tức" chỉ thị quân đội tuân thủ đề xuất này.Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong một tuyên bố vào hôm 19.3 rằng họ đã "nhận được lệnh từ Tổng Tư lệnh Tối cao về việc ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".Theo Moscow, khi lệnh của ông Putin được đưa ra, "bảy UAV tấn công của Nga đang trên không, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine liên quan đến khu phức hợp công nghiệp quân sự ở khu vực Mykolaiv".Để thực hiện lệnh này, hệ thống phòng không Nga đã phải "vô hiệu hóa" các UAV. Sáu máy bay không người lái đã bị hệ thống tên lửa Pantsir bắn hạ, và chiếc còn lại bị máy bay chiến đấu tiêu diệt.Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc rằng "chỉ vài giờ" sau cuộc điện đàm Putin-Trump, "Kyiv đã thực hiện một cuộc tấn công có chủ đích bằng ba UAV cánh cố định vào một cơ sở hạ tầng năng lượng tại làng Kavkazskaya thuộc vùng Krasnodar của Nga".
ViDental Implant - Địa chỉ trồng răng chuyên sâu, không đau, an toàn
Sau thành công của mùa giải này, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM đã quyết định thành lập CLB bóng đá cựu sinh viên Khoa học (US Alumni Football Club - USA FC).
Đấu trường có ý nghĩa quan trọng với đội tuyển Việt Nam trong năm 2025 là vòng loại Asian Cup 2027. Tại sân chơi này, mục tiêu của đội bóng do HLV Kim Sang-sik dẫn dắt chắc chắn là giành ngôi nhất bảng để góp mặt tại vòng chung kết. Theo đó, đội bóng sao vàng nằm ở bảng F với Malaysia, Nepal và Lào.Được biết, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ban huấn luyện dự kiến sẽ triệu tập đội tuyển ngay sau khi vòng 16 V-League kết thúc (dự kiến giữa tháng 3). Ngoài ra, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sân chơi châu lục, đội tuyển Việt Nam được tạo điều kiện thi đấu giao hữu với đội tuyển Myanmar vào ngày 20.3. Đây là trận đấu “khai xuân” Ất Tỵ của thầy trò ông Kim, và việc lựa chọn Myanmar để đấu cọ xát được đánh giá là chọn hợp lý, cho nhiều mục đích khác nhau của đội tuyển Việt Nam vào lúc này.Vào lúc này, HLV Kim Sang-sik có lẽ đang lên ý tưởng về kế hoạch nhân sự đội tuyển Việt Nam. Dấu hỏi được đặt ra là những gương mặt sẽ xuất hiện trên hàng tấn công, trong bối cảnh các tiền đạo trụ cột gặp chấn thương hoặc không có phong độ tốt. Nguyễn Xuân Son chắc chắn sẽ vắng mặt, khi chân sút nhập tịch được chẩn đoán cần khoảng 9 tháng để bình phục hoàn toàn và trở lại sân cỏ. Nguyễn Văn Toàn cũng gặp chấn thương từ AFF Cup 2024 và vẫn chưa biết chính xác ngày tái xuất. Nếu kịp trở lại trước ngày đội tuyển Việt Nam hội quân, thì cựu tiền đạo HAGL cũng chưa chắc đạt thể trạng và phong độ tốt nhất.Bên cạnh những cái tên quen thuộc, HLV Kim Sang-sik sẽ phải đi tìm những nhân tố mới. Đồng thời, cơ hội cũng sẽ mở ra với những gương mặt kỳ cựu, từng có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển Việt Nam trước đây. Với thực trạng như thế, cái tên Nguyễn Công Phượng bỗng trở nên sáng giá, có khả năng sẽ được tái xuất trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Đề tài Công Phượng trở lại khoác áo đội tuyển Việt Nam vốn đã nhận được sự quan tâm lớn từ người hâm mộ trước khi AFF Cup 2024 khởi tranh. Việc HLV Kim Sang-sik không triệu tập chân sút xứ Nghệ tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bởi tại giải hạng nhất quốc gia giai đoạn cuối năm 2024, Công Phượng có phong độ cao khi liên tục “nổ súng” trong màu áo CLB Trường Tươi Bình Phước. Trước AFF Cup 2024, tiền đạo sinh năm 1995 đóng góp đến 5 pha lập công trên mọi đấu trường. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik khi đó đã sở hữu đủ trong tay bộ khung mình cần, và ông có cái lý riêng khi không gọi Công Phượng. Nhưng giờ thì khác, cánh cửa thực sự đã mở ra rộng hơn với cựu sao HAGL.Quyết định cuối cùng về nhân sự của đội tuyển Việt Nam vẫn thuộc về HLV Kim Sang-sik. Còn với bản thân Công Phượng, anh cần phải duy trì được phong độ, thậm chí là thể hiện màn trình diễn tốt hơn trong thời gian tới để ghi điểm với “thuyền trưởng” của đội tuyển Việt Nam. Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cho đến lúc đội tuyển Việt Nam hội quân (dự kiến giữa tháng 3.2025), Công Phượng trước mắt vẫn còn 4 trận đấu để trổ tài trong màu áo CLB Trường Tươi Bình Phước tại giải hạng nhất.Lịch thi đấu đội tuyển Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3.2025Việt Nam - Lào: Ngày 25.3, sân vận động Bình Dương
Messi lại làm bùng nổ bóng đá Mỹ
Những ngày giữa đầu tháng chạp, đi từ đầu đường Địa Linh (P.Hương Vinh, Q.Phú Xuân, TP.Huế) đã nghe tiếng gõ lọc cọc từ những chiếc khuôn đúc tượng, mùi cay nồng từ khói lò nung. Những lò nung này đang hối hả vào "vụ" đúc tượng ông Táo để kịp phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.Ông Võ Văn Đức (65 tuổi), anh cả trong gia đình có 4 anh em làm tượng Táo quân, đang tất bật giao việc cho từng thành viên trong những ngày này. Đàn ông có sức khỏe sẽ đảm nhiệm việc nhào nặn đất sét, phụ nữ khéo tay thì vẽ tượng, còn trẻ con "đảm nhận" khâu đóng gói. Đây là một trong số ít gia đình còn duy trì nghề truyền thống của tổ tiên để lại ở làng Địa Linh.Anh Võ Văn Hải (42 tuổi, con trai cả của ông Đức) kể, từ tháng 3 - 4 âm lịch, cả gia đình anh đã phải chuẩn bị đất nguyên liệu để làm tượng. Đất dùng để nặn tượng phải là đất sét vàng, được lấy từ đồng ruộng. Đất sét đào xong, đem về dự trữ đến tháng 6 âm lịch mới đưa ra phơi nắng. Đến tháng 11 âm lịch, khi trời mưa, họ gác lại công việc chính, bắt tay vào làm tượng Táo quân."Nghề này không khó nhưng đòi hỏi kỳ công. Để tạo ra một tượng Táo quân phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ. Trong đó, kỳ công nhất phải kể đến việc nhào nặn đất sét, việc này cần những người đàn ông có sức khỏe", anh Hải nói.Trong nhà ông Đức, công đoạn khó này được giao cho anh Võ Văn Cường (35 tuổi, con trai út) phụ trách. Phía sau gian nhà ba gian đã cũ, anh Cường tất bật nhào những tảng đất nhuyễn dẻo như nhồi bột làm bánh, tiếp đến là đưa đất vào khuôn và nện chặt."Chiếc khuôn được đúc tượng phải làm từ gỗ lim thì mới có độ bền lâu, chịu được những cú đập mạnh. Việc này phải làm thật dứt khoát để tượng cứng, đều, không bị vỡ. Nói nhào đất sét để làm tượng thì nghe dễ vậy, chứ để cho ra một bức tượng thành phẩm còn qua nhiều công đoạn nữa", anh Cường chia sẻ.Cạnh nhà ông Đức, chiếc lò nung tượng Táo quân của ông Võ Văn Nam (60 tuổi, em trai út ông Đức) khói bay nghi ngút. Ông Nam đang hối hả ra lò những bức tượng Táo quân cuối cùng, kịp cho thương lái đến lấy.Theo người thợ lành nghề này, để tượng không bị nứt nẻ, thay vì dùng củi, người làng Địa Linh sẽ dùng vỏ trấu. Tro của lò nung sẽ được cất giữ để phục vụ việc đúc tượng. Vào mùa, người làm nghề nặn tượng phải dậy từ 3 giờ sáng để canh lò. Lửa nung phải cháy đều, không quá to cũng không được nhỏ, có vậy tượng mới không bị cong vênh, cháy sém.Tượng ông Táo sau khi rời khỏi lò nung được vợ ông Nam làm sạch lớp tro bám bên ngoài rồi đưa đi nhúng màu đỏ, cam… Cuối cùng là công đoạn trang trí tượng, đây cũng là khâu quan trọng nhất bởi đòi hỏi sự tỉ mỉ, thường con gái ông Nam đảm nhiệm.Kỳ công là vậy, nhưng mỗi bức tượng thành phẩm chỉ bán ra thị trường với giá 2.000 – 3.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, một người làng Địa Linh làm tượng cật lực cũng chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng. Vì thu nhập ít ỏi nên theo thời gian nhiều gia đình không còn giữ nghề mà cha ông để lại. Nhưng với ông Nam, việc lưu giữ nghề truyền thống không chỉ vì miếng cơm manh áo mà còn là niềm tự hào lớn và sứ mệnh của thế hệ hậu bối.