Phòng ngừa gian lận trong thi tốt nghiệp THPT
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt NamMỹ, Philippines tập trận quân sự, bắn tên lửa vang trời về hướng Biển Đông
Anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, vừa ký quyết định về việc công nhận tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam tại Ireland (SVIE) là một thành viên chính thức của T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam và công nhận ban chấp hành, ban thư ký, các chức danh chủ chốt Hội Sinh viên Việt Nam tại Ireland khóa I, nhiệm kỳ 2024 - 2026. Trước đó, Đại hội thành lập SVIE đã diễn ra tại TP.Dulbin, Cộng hòa Ireland.SVIE đã trở thành tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài thứ 15 trực thuộc T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam. Đây là dấu mốc quan trọng, thể hiện sự lớn mạnh của cộng đồng sinh viên Việt Nam trên toàn thế giới, đồng thời mở ra cơ hội kết nối, hỗ trợ và phát triển cho các du học sinh Việt Nam trên thế giới nói chung và tại Ireland nói riêng.SVIE ra đời nhằm tạo dựng một cộng đồng sinh viên đoàn kết, năng động, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, nghiên cứu và đời sống, đồng thời quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam tại Ireland. SVIE sẽ đóng vai trò cầu nối giữa sinh viên Việt Nam với các tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của du học sinh Việt Nam tại Ireland và trên trường quốc tế.Đại diện Ban Chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Ireland cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng khi chính thức được công nhận trở thành tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài thứ 15 trực thuộc T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam. Đây là một niềm tự hào khi có thể đại diện cho cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Ireland và mong muốn xây dựng một tổ chức vững mạnh, gắn kết, mang đến nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực cho sinh viên Việt Nam tại đây".Trong thời gian tới, SVIE dự kiến sẽ tổ chức nhiều hoạt động, bao gồm các chương trình định hướng cho tân sinh viên, hội thảo phát triển kỹ năng, giao lưu văn hóa, thể thao và các hoạt động tình nguyện tại Ireland và trong nước. Đồng thời, SVIE cũng sẽ duy trì sự kết nối chặt chẽ với các tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam ở ngoài nước khác nhằm mở rộng mạng lưới và trao đổi kinh nghiệm.Theo T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, sự kiện thành lập SVIE đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác đoàn kết, hỗ trợ sinh viên Việt Nam trên toàn cầu, đồng thời góp phần thúc đẩy hình ảnh và tiếng nói của sinh viên Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Biên giới Tây Nam, 24/7 - Kỳ 1: Chốt chặn trải khắp Hà Tiên
Theo thông tin ban đầu, hơn 11 giờ cùng ngày, xe container biển số 49H - 028.45 và ô tô con biển số 56S - 1... chạy cùng chiều trên đường số 7 khu công nghiệp Vĩnh Lộc, hướng từ quốc lộ 1 về đường số 2.Khi qua giao lộ đường số 7 - đường số 4 (phường Bình Hưng Hòa B, quậnnBình Tân, TP.HCM) khoảng 50 mét thì xe container và ô tô con xảy ra va chạm.Sau va chạm, chiếc ô tô con mất lái lao lên vỉa hè, sụp xuống cống thoát nước sâu trong khu công nghiệp.Theo người dân, thời điểm xảy ra va chạm, trên ô tô có 5 người (gồm 3 người lớn và 2 trẻ nhỏ), tất cả may mắn đã thoát nạn. Tại hiện trường chiếc ô tô hư hỏng, móp méo phần hông trái, bể kính. Xe container cũng hư phần đầu. Trên đường có vết phanh bánh dài của phương tiện.Hơn 12 giờ 30, Công an quận Bình Tân đang khẩn trương giải quyết hiện trường va chạm giữa xe container và ô tô trên đường số 7. Lực lượng chức năng cũng tiến hành điều tiết, phân luồng từ xa để giảm áp lực ùn ứ giao thông qua khu vực này.
Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, mời Thủ tướng Phạm Minh Chính di chuyển tới vị trí danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Thủ tướng Petr Fiala mời Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt đội danh dự, sau đó hai Thủ tướng giới thiệu thành phần đoàn của hai bên tham dự lễ đón. Sau lễ đón, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Petr Fiala có cuộc gặp hẹp và dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm. Chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Czech sau 75 năm tiếp tục phát triển tốt đẹp. Đây là sự kiện khởi động năm 2025 kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và hai bên cũng dự kiến sẽ nâng cấp quan hệ trong chuyến thăm này. Czech luôn ủng hộ Việt Nam trong suốt công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ truyền thống với Cộng hòa Czech. Czech luôn quan tâm thực hiện chính sách phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; duy trì các cơ chế hợp tác; luôn ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế. Thời gian qua, quan hệ kinh tế, thương mại song phương phát triển vượt bậc. Czech là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Czech trong ASEAN. Kim ngạch thương mại giữa hai nước gần đây có tăng trưởng mạnh, năm 2024 đạt khoảng 2 tỉ USD. Hiện, Cộng hòa Czech có 41 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 91 triệu USD tại Việt Nam. Ngoài hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, hai nước cũng hợp tác tích cực trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao…
Dùng công nghệ 'bếp đám mây', chủ tiệm bánh chinh phục các Shark Tank
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng.