Xúc động với lá thư con gái gửi mẹ trong ngày lễ tri ân và trưởng thành
Sáng 30.12, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức lễ công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ H.Nông Sơn vào Đảng bộ H.Quế Sơn.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định chuyển giao Đảng bộ H.Nông Sơn về Đảng bộ H.Quế Sơn, gồm 41 tổ chức cơ sở đảng và 1.141 đảng viên.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn khóa XXV (nhiệm kỳ 2020 - 2025).Ban Chấp hành Đảng bộ H.Quế Sơn mới có 61 người. Ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới. Ngoài ra, các ông Nguyễn Văn Hòa, Võ Văn Nhàn và Ngô Văn Sỹ giữ chức vụ Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng ban hành quyết định điều động ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch UBND H.Quế Sơn, đến nhận công tác tại UBND tỉnh từ ngày 1.1.2025.Đồng thời, giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm ông Nguyễn Phước Sơn giữ chức vụ Phó giám đốc Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam.Như vậy, sau khi công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn sau sáp nhập, hiện nay vị trí Chủ tịch UBND H.Quế Sơn mới vẫn chưa có nhân sự.Phát biểu tại lễ công bố, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho rằng việc sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn là để tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất của 2 địa phương. Không phải phép cộng đơn giản, mà là nhân lên sức mạnh tổng hợp của ý Đảng lòng dân, cơ hội để H.Quế Sơn tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển; thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mới…Theo ông Triết, thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn sẽ tạo sự cân đối, hài hòa hơn trong phân bố dân cư, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, giúp bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; nâng cao chất lượng, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân.Mới đây, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.Theo nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 471,64 km2 (quy mô dân số 35.438 người) của H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn.Sau khi nhập, H.Quế Sơn có diện tích tự nhiên 729,10 km2, quy mô dân số 139.566 người.Sau khi nhập H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn, huyện mới này có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 3 thị trấn (Đông Phú, Hương An, Trung Phước).Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý hành vi thổi giá chung cư
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Showroom GearVN Trần Hưng Đạo: Điểm mua sắm lý tưởng cho game thủ Sài Thành
UBND TP.HCM đã giao cho Sở LĐ-TB-XH tiếp nhận và chăm sóc các nghệ sĩ. Tại nhà mới, điều kiện ăn uống, y tế, sinh hoạt... được cải thiện hơn, góp phần giúp cho các nghệ sĩ có nơi an dưỡng, cải thiện sức khỏe.
Những chất dinh dưỡng này có thể đóng một vai trò trong việc giảm nguy cơ phát triển tuyến tiền liệt phì đại”, Gastro MD cho biết
Giá USD hôm nay 5.5.2024: Giảm nhẹ trong tuần
Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nội dung văn kiện và tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật "Cải thiện giao thông công cộng TP.Hà Nội (Moov'Hanoi)" sử dụng viện trợ không hoàn lại của Hội đồng Vùng Île-de-France (Cộng hòa Pháp).Tổng vốn dự án khoảng 33 tỉ đồng, tương đương hơn 1,2 triệu euro. Trong đó, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 32 tỉ đồng do bên tài trợ là Hội đồng Vùng Île-de-France và Cơ quan Phát triển Pháp (bên cung cấp viện trợ) trực tiếp quản lý. Vốn đối ứng khoảng 1 tỉ đồng được huy động từ ngân sách thành phố.Dự án đặt ra 2 mục tiêu chung nhằm nâng cao sức hấp dẫn của giao thông công cộng tại Hà Nội và hỗ trợ thành phố thiết lập mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2025 - 2026.Hà Nội kỳ vọng khi dự án được triển khai sẽ cải thiện "lộ trình di chuyển của hành khách", đặc biệt thông qua cải tiến các điểm ga giao thông công cộng. Đồng thời, cải thiện khả năng tiếp cận bằng tất cả các phương thức, đặc biệt là đi bộ đến các nhà ga để tạo thuận lợi cho việc sử dụng phương thức giao thông công cộng mới này.Cạnh đó, thành phố sẽ có thể tổ chức lại mạng lưới xe buýt hiện có để bổ sung tốt hơn trong cung cấp giao thông công cộng nói chung.Theo Sở GTVT Hà Nội, dự án có nhiều nội dung chính, trong đó nội dung 1 sẽ nghiên cứu thực trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến giao thông và nhu cầu đi lại hàng ngày của người dân Hà Nội để phát triển hệ thống giao thông bền vững.Nội dung 2 nhằm hỗ trợ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong việc mở mới, điều chỉnh dịch vụ các tuyến buýt trên cơ sở kế hoạch tái cấu trúc và hợp lý hóa mạng lưới xe buýt công cộng. Từ đó tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa các phương thức vận tải metro/BRT/bus.Nội dung 3 là các nguyên tắc thiết kế các điểm ga giao thông công cộng, điểm trung chuyển xe buýt, điểm trung chuyển đa phương thức và triển khai dự án thí điểm làm cơ sở nhân rộng và quản lý kết nối đa phương thức. Điều này nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ của mạng lưới xe buýt đô thị và liên vận.Tính đến năm 2023, trên địa bàn Hà Nội có 154 tuyến buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá; 8 tuyến không trợ giá; 12 tuyến kế cận và 2 tuyến City tour. Mạng lưới tuyến xe buýt trong 10 năm qua thường xuyên được phát triển, mở rộng, cải thiện, hợp lý hóa nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.Sở GTVT Hà Nội cho rằng việc phát triển, mở mới các tuyến buýt cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn diễn biến ngày càng phức tạp, đòi hỏi cần phải có các giải pháp để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông.