Mỹ - Anh và chuyện bên trọng, bên khinh
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnNintendo xác nhận sẽ không tham dự sự kiện Gamescom 2024
Trả lời câu hỏi của một bạn trẻ: "Là một nhà phát hành sách, anh đánh giá thế nào về giá trị cuốn sách này so với những cuốn sách khác cùng viết về đề tài khởi nghiệp?", đại diện SBOOKS, ông Nguyễn Anh Dũng cho rằng: "Cuốn sách Nhà cố vấn khởi nghiệp ra mắt là sự nỗ lực hết sức trong thời gian 4 tháng của toàn bộ ê kíp. Thông qua 12 tác giả, sách đúc kết và đưa ra nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm quý. Quá trình đi giao lưu tôi gặp những câu hỏi của các bạn trẻ về chuyện không biết bắt đầu thế nào, ra sao. Cuốn sách này phần nào giải đáp thấu đáo những băn khoăn, mong muốn mà độc giả quan tâm".
Bị thúc còi nhắc nhở, tài xế xe bán tải tạt đầu xe container... để 'dằn mặt'
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?
Báo cáo tại cuộc họp của Ban chỉ đạo dự án điện hạt nhân sáng 4.2, Bộ Công thương cho biết đang thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Trong đó, bổ sung dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nghiên cứu, quy hoạch phát triển các nhà máy điện hạt nhân mới. Bộ KH-CN đang đề xuất sửa luật Năng lượng nguyên tử; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ đặc biệt cấp quốc gia về công nghệ và an toàn hạt nhân; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân.Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ KH-CN chủ trì khẩn trương hoàn thiện sửa đổi, bổ sung luật Năng lượng nguyên tử để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.Về cơ chế, chính sách đặc thù như về mặt bằng, tái định cư, sinh kế cho người dân, tổng diện tích đất sử dụng, chỉ định thầu, rút ngắn thời gian…, các bộ, ngành đề xuất trước ngày 15.2. Bộ Công thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ để đề xuất cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9.Về tiến độ, Thủ tướng nêu rõ, phải rút ngắn thời gian hoàn thành dự án so với dự kiến trước đây, chậm nhất tới 31.12.2031 phải hoàn thành và phấn đấu hoàn thành trước 31.12.2030 vào dịp kỷ niệm 85 năm thành lập nước, 100 năm thành lập Đảng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan phải xây dựng tiến độ theo mục tiêu này.Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Petrovietnam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. EVN, Petrovietnam và các cơ quan ngay trong tháng 2 cử đoàn công tác đàm phán với các đối tác nước ngoài, chú ý phải có đối tác dự phòng để sẵn sàng trong mọi tình huống.Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, việc xác định quy mô, công suất, tổng mức đầu tư các nhà máy được xác định trên cơ sở đàm phán với các đối tác và cập nhật phù hợp với tình hình mới, từ đó cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.Các bộ, ngành khẩn trương rà soát, tập hợp những người đã được đào tạo trong lĩnh vực điện hạt nhân và các lĩnh vực liên quan, đào tạo bổ sung và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án. Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Thuận triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư. Bộ Tài chính cấp đủ ngân sách để trong năm 2025 phải hoàn thành việc di dời và ổn định nơi ở, sinh kế cho người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ. Đồng thời, kêu gọi hợp tác công tư, thu hút đầu tư… để khai thác dân dụng sân bay Thành Sơn.Bộ Công thương khẩn trương trình dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh liên quan điện hạt nhân trước ngày 28.2. Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy gồm 2 tổ máy. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải.
Bệnh viện FV và chuyện lạ ‘sáng lên bàn mổ, chiều tập vận động’
Chia sẻ với Thanh Niên ngày 20.1, anh Hoàng Đình Chính, chủ Nhà vườn Đình Chính, xác nhận siêu phẩm bưởi Diễn trăm tuổi được đặt tên là "Cội nguồn quê hương", đã có một khách hàng tại Hà Nội chốt giá thuê 350 triệu đồng. Cây bưởi Diễn này đã được nhà vườn dùng xe cẩu, vận chuyển bàn giao cho khách hàng.Đây cũng là cây bưởi Diễn gây xôn xao thị trường cây cảnh tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và trong giới làm nghề bưởi cảnh tại TT.Văn Giang - thủ phủ chuyên làm bưởi cảnh quy mô lớn nhất cả nước. Anh Hoàng Đình Chính cho biết, cây bưởi này được mua ở Quảng Ninh 3 năm trước. Đây là gốc bưởi chua cổ thụ, tuổi đời ước tính từ 100 - 200 năm tuổi. Cây có đường kính sát gốc lên tới 2 m, còn đo trên thân cây là 1,85 m, thân cây nổi nhiều u cục.Sau khi đưa về vườn, anh Chính mất 3 năm để "trẻ hóa cây bưởi cổ thụ" này khi ghép toàn bộ mắt giống bưởi Diễn. Năm nay, anh Chính đã chăm sóc cho cây bưởi này thành công khi cho ra hoa và đậu quả tự nhiên, không sử dụng quả ghép. Để tác phẩm thêm đẹp và độc đáo, anh Chính chỉ ghép thêm 10 quả bưởi đỏ.Cũng theo anh Chính, Văn Giang tự hào là một trong những địa chỉ làm bưởi cảnh quy mô lớn và đẹp nhất cả nước. Dịp tết Nguyên đán hàng năm, Văn Giang là địa chỉ được nhiều khách tìm về mua bưởi chơi tết, đây cũng là nơi tung ra thị trường những tác phẩm cây bưởi Diễn đẹp nhất, độc đáo nhất. Bưởi Diễn cảnh ở Văn Giang được các nhà vườn rao bán, chuyển cây đi khắp cả nước.Cây bưởi Diễn cổ thụ "Cội nguồn quê hương" của Nhà vườn Đình Chính được giới làm bưởi cảnh ở Văn Giang thừa nhận đây là gốc bưởi cổ thụ và hiếm có trong nhiều năm trở lại đây.Đặc biệt năm nay, cây bưởi được anh Chính chăm sóc thành công, cho đậu quả hoàn toàn tự nhiên, xứng đáng là siêu phẩm độc bản của nhà vườn và cả giới làm bưởi cảnh ở Văn Giang.Anh Chính cho biết, lần đầu tiên được đưa ra thị trường dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cây bưởi Diễn cổ thụ này được nhà vườn rao giá 800 triệu đồng. Thực tế, nhiều khách hàng đã trả giá 500 triệu đồng nhưng anh Chính không bán, quyết giữ lại tác phẩm cây cảnh anh đã dành nhiều tâm huyết để sưu tầm và thực sự đã "chăm nó như chăm con" trong suốt những năm vừa qua."Tôi luôn nói với khách hàng dưới 800 triệu tôi sẽ không bán cây bưởi Diễn cổ thụ này. Bởi không dễ dàng lại sở hữu được gốc bưởi cổ thụ hàng trăm tuổi thế này nên tôi chỉ đồng ý cho khách hàng thuê giá 350 triệu đồng. Sau tết, nhà vườn sẽ lấy lại cây về để chăm sóc cho những mùa tết tới", anh Chính nói.