Bẫy hố ga dưới gầm cầu
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn thành phố.Đây là nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ thêm của Đà Nẵng ngoài các chế độ chính sách tại Nghị định 178/2024 của Chính phủ và các chính sách khác theo quy định pháp luật.UBND TP.Đà Nẵng nhận định, cần có chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách ngoài chế độ chính sách được hưởng theo quy định của Trung ương cho cán bộ, công chức viên chức nghỉ hưu trước tuổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nhân sự, đảm bảo yêu cầu khẩn trương, quyết liệt về tiến độ và hiệu quả theo quy định của Trung ương.Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức viên chức; cán bộ, công chức phường/xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; người làm việc theo hợp đồng lao động trước ngày 15.1.2019 được áp dụng chính sách như công chức.Cụ thể, đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp thẩm quyền: hỗ trợ thêm một lần bằng 50% chế độ trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024.Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi: hỗ trợ thêm một lần bằng 25% chế độ trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024.Ngoài ra, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 178/2024 của Chính phủ, các bộ ban ngành ở Trung ương, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức viên đi công tác ở cơ sở. Để đảm bảo chỉ tiêu này, thành phố hỗ trợ thêm một lần bằng 100% mức hỗ trợ tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024 để khuyến khích, hỗ trợ để cán bộ tăng cường đến làm việc ở cấp xã trong 3 năm.Trường hợp cán bộ, công chức phường/xã dôi dư đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của Nghị quyết 43/2024 của HĐND TP.Đà Nẵng về hỗ trợ cho nhóm đối tượng này thì được lựa chọn hưởng chính sách, chế độ cao hơn.Cũng tại kỳ họp, HĐND TP.Đà Nẵng đã thông qua quy định chính sách hỗ trợ đối với các trường hợp không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng giai đoạn 2025 - 2030.Ngoài quy định của Chính phủ, các trường hợp trên được TP.Đà Nẵng hỗ trợ thêm một lần bằng 50% chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024 của Chính phủ.Theo báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng, trong 3 nhiệm kỳ qua, ngoài được hưởng các chế độ, chính sách của Trung ương, cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi trên địa bàn thành phố sẽ được hưởng thêm chế độ, chính sách hỗ trợ riêng của thành phố.Theo đó, có 152 trường hợp không đủ tuổi tái cử cấp ủy và xin nghỉ hưu trước tuổi đã được TP.Đà Nẵng đã hỗ trợ với kinh phí gần 13,5 tỉ đồng.Chúc thí sinh thi tốt bằng... công thức toán
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Condotel và officetel sẽ được cấp sổ hồng
Phát biểu tại buổi gặp mặt đại biểu các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn các cơ quan báo chí tích cực vào cuộc phối hợp với chính quyền thành phố trong vấn đề triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường.Theo ông Thanh, chưa bao giờ Hà Nội bị tình trạng ô nhiễm kinh khủng như hiện tại. Ông cho rằng nguyên nhân không hoàn toàn do Hà Nội đang có 7 triệu phương tiện xe máy vì "cùng lắm chỉ 2,5 - 3 triệu xe cùng lúc chạy trên đường"."Chúng tôi có chương trình ngắn hạn và đang làm một số việc, chương trình dài hạn thì đang có nghiên cứu để tìm ra thực sự ở đâu. Vài triệu xe cùng lúc chạy trên đường thì không thể đến mức gây ô nhiễm như vậy được. Phải tìm ra nguồn ô nhiễm ở chỗ nào, tại sao lại như thế?", ông Thanh nói và mong muốn mỗi người dân Hà Nội hãy cùng chung tay làm cho thủ đô sạch hơn, xanh hơn, sáng hơn.Thời gian những tháng cuối năm 2024 và đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, có ngày nghỉ cuối tuần, dù ít phương tiện tham gia giao thông hơn ngày thường nhưng không khí tại Hà Nội vẫn ô nhiễm nghiêm trọng, xếp hạng thứ 2 thế giới. Hầu hết các khu vực trong nội thành Hà Nội đều chìm trong làn sương mờ do ô nhiễm không khí.Nói về vấn đề ô nhiễm không khí, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), cho biết miền Bắc và Hà Nội đang trong "mùa" ô nhiễm không khí, nguyên nhân là do kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ xây dựng, nông nghiệp, giao thông... chưa tốt.Ông Tùng cho rằng, ô nhiễm không khí dường như vẫn là việc riêng của Bộ TN-MT, cấp tỉnh địa phương chứ không phải việc của quận, huyện. Vì vậy, vấn đề cơ bản nằm ở nhận thức và sự quyết tâm giải quyết ô nhiễm không khí của các cấp.Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4.2024, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.Để hạn chế sử dụng phương tiện giao thông phát thải gây ô nhiễm môi trường, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp.Theo đó, từ năm 2025 - 2030, Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm xe máy, ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải vào vùng phát thải thấp ở quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Từ năm 2031 trở đi, các khu vực trên địa bàn Hà Nội có một trong 3 tiêu chí xác định vùng phát thải thấp phải thực hiện quy định vùng phát thải thấp.
Dù đoạt danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam, nhưng AFF Cup 2024 không phải giải đấu đáng nhớ với cá nhân Nguyễn Filip. Thủ môn sinh năm 1992 chỉ bắt 2 trận gặp Indonesia (thắng 1-0) và Philippines (hòa 1-1). Ở 6 trận còn lại của đội tuyển Việt Nam, người trấn giữ cầu môn là Nguyễn Đình Triệu.Thủ môn Đình Triệu đã đáp lại niềm tin của HLV Kim Sang-sik. Anh chơi tròn vai ở các trận bán kết và chung kết, sau cùng đoạt danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất giải. Đình Triệu cứu thua tốt, chọn vị trí ổn định. Dù còn một số tình huống xử lý chưa an toàn, song nhìn chung, đây vẫn là màn trình diễn đủ để góp sức cho thành công của đội tuyển Việt Nam. So với Đình Triệu, Nguyễn Filip trội hơn về đẳng cấp và kinh nghiệm thi đấu. Tuy nhiên trong bóng đá, giỏi hơn chưa chắc bằng phù hợp hơn. HLV Kim Sang-sik đã lý giải, Đình Triệu nhỉnh hơn ở khâu giao tiếp với đồng đội và hô khẩu lệnh trong thi đấu. Với lối chơi thiên về phòng ngự (đòi hỏi tần suất giao tiếp và hô hào của thủ môn nhiều hơn), đồng thời không đặt nặng khâu kiểm soát bóng ở hàng thủ (tức là không cần một thủ môn chơi chân xuất sắc, mà nên thi đấu an toàn), ông Kim và trợ lý Lee Woon-jae đã thống nhất Đình Triệu là giải pháp hợp lý. Ít nhất, là với bối cảnh của AFF Cup 2024. Đồng thời khi Đình Triệu vẫn đang vừa hay vừa hợp vận với đà thắng của đội, rất ít HLV lựa chọn thay đổi thủ môn. Phân tích vậy để rút ra hai kết luận. Trước tiên, Đình Triệu xứng đáng được công nhận đẳng cấp sau những nỗ lực bền bỉ. Anh có sự lì lợm, gai góc và "máu chiến" cần có của một chiến binh. Để trở lại đội tuyển dù đã bỏ bóng đá nhiều năm chẳng phải chuyện đơn giản. Người gác đền của Hải Phòng là đối thủ mà Nguyễn Filip hay Đặng Văn Lâm phải vượt qua nếu muốn chiếm lại vị trí số một.Mặt khác, Đình Triệu hay và phù hợp với AFF Cup 2024. Nhưng, không có nghĩa thủ môn này được mặc định suất bắt chính ở mọi giải đấu. Bởi như đã nói, Đình Triệu được tin dùng vì hợp lối chơi và bối cảnh của đội tuyển Việt Nam ở AFF Cup. Tuy nhiên ở bối cảnh khác, với đòi hỏi lối chơi có thể thay đổi theo thời gian, cánh cửa để Nguyễn Filip trở lại vẫn còn. Từng có giai đoạn, Nguyễn Filip khép mình. Thủ môn sinh năm 1992 chia sẻ với Báo Thanh Niên rằng đâu đó trong khâu giao tiếp với đồng đội, anh vẫn có sự tự ti bởi "mình nói chưa chắc họ hiểu, còn họ nói thì chắc mình không hiểu rồi". Dù những khẩu lệnh như tiến, lùi, trái, phải, ập vào, lên... được cựu thủ môn Slovan Liberec đọc tương đối thành thạo, nhưng bóng đá không chỉ là câu chuyện của khẩu lệnh trên sân. Ở một số trận tại V-League, Nguyễn Filip rơi vào tình trạng hô... nhầm tên đồng đội. Giao tiếp thông thường là một chuyện, tư duy ngôn ngữ ra sao trong trận đấu với tiết tấu nhanh, áp lực lớn cùng sự ồn ào đặc trưng (vốn nặng nề hơn nhiều ở cấp đội tuyển so với V-League) vẫn là bức tường ngăn cách mà cho tới hôm nay, Nguyễn Filip đang tìm cách vượt qua. Anh cùng vợ (Aneta Nguyễn) vẫn học tiếng Việt 3 buổi 1 tuần và đến nay, vốn tiếng Việt của Filip đã cải thiện, nhưng vẫn cần tốt hơn. Nếu vượt qua rào cản giao tiếp, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn đẳng cấp. Theo thống kê của SportBase, Nguyễn Filip có tỷ lệ cứu thua 77% (cao thứ ba), chuyền chuẩn xác 88% (đồng hạng nhất với Văn Phong, Đình Triệu, Minh Toàn), số bàn thua thấp nhất và số phút thi đấu cao thứ hai. Dựa trên thang đo về sự toàn năng của thủ môn, màn thể hiện của Filip được chấm cao nhất.2 năm sau khi về nước, Nguyễn Filip vẫn giữ phom người ổn định, tần suất vận động (thông qua buổi tập trên sân và tập gym) cùng chế độ dinh dưỡng đều ở chuẩn châu Âu. Filip cùng Văn Lâm là những thủ thành Việt kiều hiếm hoi luôn duy trì tiêu chuẩn sinh hoạt và tập luyện chuẩn mực. Cùng với thái độ chừng mực dù ngồi dự bị tại AFF Cup 2024, Filip có nền tảng tốt để bật trở lại trong năm 2025. Còn nguyên đẳng cấp cao với 8 năm thi đấu ở châu Âu, cùng với vốn giao tiếp và sự cầu tiến, Nguyễn Filip đã sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh mới mẻ.
147 đại biểu TP.HCM lên tàu thăm chiến sĩ vùng biển đảo Tây Nam
Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần BCG Land (mã chứng khoán BCR) - công ty con của Tập đoàn Bamboo Capital - vừa công bố các quyết định liên quan đến nhân sự. Cụ thể, HĐQT đã thông qua việc thôi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật đối với ông Nguyễn Thanh Hùng kể từ ngày 20.3 nhằm tập trung nhiệm vụ Phó chủ tịch HĐQT công ty. Thay vào đó, HĐQT bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tiến, hiện là Phó tổng giám đốc công ty (mới bổ nhiệm từ ngày 3.) sẽ giữ chức Tổng giám đốc BCG Land kể từ ngày 20.3. Thời hạn bổ nhiệm 1 năm. BCR cũng bổ nhiệm ông Hồ Viết Thùy giữ chức vụ Phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật từ 20.3.Bên cạnh đó, BCG Land cũng đã miễn nhiệm ông Phạm Đại Nghĩa khỏi vị trí Phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật theo nguyện vọng cá nhân; miễn nhiệm bà Lê Nguyễn Phương Thảo khỏi chức vụ Người phụ trách quản trị kiêm thư ký công ty theo nguyện vọng cá nhân; miễn nhiệm ông Lê Nông khỏi vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách phát triển dự án. Ngoài ra, ông Nguyễn Khánh Duy cũng đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT BCG Land vì "vì lý do khách quan”. Dịp này, HĐQT BCG Land cũng thông qua việc thôi nhiệm chức vụ Trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ đối với bà Huỳnh Thị Kim Tuyến kể từ ngày 28.2. Trước đó, bà Huỳnh Thị Kim Tuyến đã bị cơ quan chức năng khởi tố. Vào cuối tháng 2, ông Nguyễn Tùng Lâm - cựu Tổng giám đốc Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG) đã nộp đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT tại công ty con BCG Land nhiệm kỳ 2022 - 2027 để tập trung thực hiện nhiệm vụ mới. Kể từ ngày 28.2, ông Nguyễn Tùng Lâm cam kết từ chối việc thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ với tư cách thành viên HĐQT của BCG Land.Với sự thay đổi của một loạt lãnh đạo cấp cao, BCG Land cũng thông báo gia hạn thời gian tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 đến trước ngày 30.6 nhằm có thêm thời gian cho công tác chuẩn bị. Tập đoàn Bamboo Capital và các công ty thành viên đã có nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao sau khi công bố ông Nguyễn Hồ Nam - cựu Chủ tịch Tập đoàn bị khởi tố. Fanpage của Tập đoàn Bamboo Capital mới đây cũng thông báo tin buồn Chủ tịch HĐQT Kou Kok Yiow (Chris) đã đột ngột từ trần vào ngày 8.3 do nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 63 tuổi. Ông Kou Kok Yiow là người thay vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Hồ Nam kể từ cuối tháng 4.2024.