Giá USD hôm nay 4.5.2024: Đô la tự do tiếp tục tăng
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết thành lập 5 sở: Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, KH-CN, Nông nghiệp và Môi trường.Theo đó, Sở Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH. Về cơ cấu tổ chức, sau sắp xếp, Sở Nội vụ có 7 phòng, 2 ban và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Sau sắp xếp, Sở Tài chính có 11 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT. Sau sắp xếp, Sở KH-CN có 7 phòng và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Sau sắp xếp Sở Xây dựng có 10 phòng và 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT. Sau sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Môi trường có 6 phòng, 5 chi cục và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Tại kỳ họp, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu các Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng, gồm: ông Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc Sở Nội vụ (nguyên Giám đốc Sở Nội vụ); ông Phạm Nam Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (nguyên Giám đốc Sở TN-MT); ông Nguyễn Hà Nam, Giám đốc Sở Xây dựng (nguyên Chánh văn phòng UBND TP); ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH-CN (nguyên Giám đốc Sở KH-CN); bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Tài chính (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT).Các đại biểu cũng bỏ phiếu bầu Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Lê Tự Gia Thạnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng (nguyên Chủ tịch UBND Q.Hải Châu).HĐND TP.Đà Nẵng cũng miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Đăng Huy, nguyên Giám đốc Sở GTVT; ông Nguyễn Đăng Hoàng, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH; ông Phùng Phú Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Quang Thanh, nguyên Giám đốc Sở TT-TT; ông Bùi Hồng Trung, nguyên Giám đốc Sở GTVT.Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng cũng bỏ phiếu bầu ông Đoàn Ngọc Hùng Anh giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026). Trước khi hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, ông Đoàn Ngọc Hùng Anh đảm nhận vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy.Ông Đoàn Ngọc Hùng Anh (57 tuổi, quê quán xã Điện Tiến, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) từng đảm nhiệm các chức danh: Trưởng ban Dân vận; Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND TP.Đà Nẵng; Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; Phó chủ tịch UBND Q.Sơn Trà. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X có các lãnh đạo chủ chốt, gồm: ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng; ông Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Đà Nẵng và tân Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Đoàn Ngọc Hùng Anh.Ngày đầu người dân TP.HCM đi làm sau kỳ nghỉ lễ 30.4 -1.5: Đường phố tấp nập
Ông Võ Trần Ngọc - Giám đốc kinh doanh Saigon Co.op cho biết: Giá bán quả mận hậu là giá thu mua trực tiếp tại vùng nguyên liệu cộng thêm chi phí vận chuyển. Saigon Co.op chủ động giảm lợi nhuận để đảm bảo tối đa quyền lợi cho nông dân. Bên cạnh đó, quả mận hậu được Saigon Co.op thu mua đạt tiêu chuẩn VietGAP, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng cao. Dịp này, Saigon Co.op xây dựng những chương trình khuyến mãi dành riêng cho mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La như lễ hội trái cây, tiêu dùng xanh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mang đến cho khách hàng mức giá tốt nhất.
Nhận định AC Milan vs Sassuolo (23g30 đêm nay 21.4: Ibra trở lại, Milan có lợi hại?
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Làng Gốm Bát Tràng có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm tuổi. Cùng với dòng chảy của lịch sử, Gốm Bát Tràng từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa và tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là trong các nghi lễ thờ cúng, phong thủy và tôn giáo. Không chỉ là sản phẩm thủ công mang tính thẩm mỹ cao, gốm Bát Tràng còn chứa đựng những giá trị tâm linh sâu sắc.Tín ngưỡng dân gian là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam, đặc biệt là việc thờ cúng tổ tiên, tôn thờ các vị thần, Phật và những nhân vật có công với đất nước. Người Việt quan niệm thờ cúng không chỉ là để tưởng nhớ mà còn là cách kết nối với thế giới tâm linh, xin sự bảo trợ và bình an cho gia đình.Các sản phẩm gốm thờ cúng Bát Tràng phong phú và đa dạng, đó là những bộ đồ thờ gia tiên, đồ thờ Phật, đồ thờ Thần Tài - Thổ Địa, tượng gốm... được trang trí bằng những họa tiết hoa văn phong thủy và những biểu tượng văn hóa lâu đời của người Việt. Đó có thể là những dấu tích cổ xưa trong kho tàng mỹ thuật dân gian như biểu tượng con rồng, mặt trời, chim hạc, hoa sen; hay các linh thú như kỳ lân, lân sư, nghê chầu, linh kê, ngựa chầu, phượng hoàng, long ngư...Sản phẩm gốm phục vụ tín ngưỡng được sản xuất thủ công rất tỉ mỉ và chất lượng, mang lại sự tôn kính và linh thiêng cho không gian thờ tự của mỗi gia đình Việt.Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng dùng trong tín ngưỡng thường thường đi theo bộ, được làm thủ công hoàn toàn, qua nhiều công đoạn phức tạp. Mỗi sản phẩm là sự hòa quyện giữa sự khéo léo của người thợ gốm và sự tôn kính dành cho tín ngưỡng, với mong muốn mang lại bình an, may mắn cho gia chủ.Nói đến sản phẩm gốm tâm linh Bát Tràng không thể bỏ qua tượng Phật. Tượng Phật bằng gốm Bát Tràng được tạo hình rất công phu, khắc họa hình ảnh Đức Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, đến các vị La Hán… vừa tôn nghiêm đồng thời toát lên sự từ bi và bình an. Các bức tượng này phù hợp để đặt trong không gian thờ cúng của gia đình hay chùa chiền.Sản phẩm Bát hương của Gốm Bát Trang được ưa chuộng nhờ hoa văn tinh xảo. Mỗi chiếc bát hương không chỉ là một vật phẩm thờ cúng mà còn là tác phẩm nghệ thuật, giúp tôn thêm vẻ trang trọng cho không gian thờ.Đỉnh hương thờ cũng là một sản phẩm ưa chuộng của gốm Bát Tràng. Đỉnh hương được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, phù hợp với các không gian thờ từ nhỏ đến lớn. Các họa tiết trên lư hương thường mang ý nghĩa tâm linh như rồng, phượng, hoặc hoa sen, tượng trưng cho sự thanh tịnh, uy nghi và linh thiêng.Choé thờ là sản phẩm bày trên ban thờ, thường dùng để đựng gạo, muối hoặc nước thánh trong thờ cúng. Chóe thờ bằng gốm Bát Tràng có thiết kế cổ điển, kết hợp với hoa văn trang trí mang đậm nét văn hóa truyền thống, tạo nên vẻ đẹp giản dị mà linh thiêng.Nói tới đồ thờ Bát Tràng không thể bỏ qua Bộ chén thờ - vật phẩm dùng để dâng nước, trà cho tổ tiên và các vị thần. Gốm Bát Tràng sản xuất các bộ ấm chén thờ có độ bền cao, với màu sắc và hoa văn trang nhã, tôn lên sự trang trọng cho bàn thờ gia đình.Xem thêm: sản phẩm Bộ đồ thờ gốm sứ Bát TràngBạn cũng có thể chọn các sản phẩm men lam với màu xanh đặc trưng, được dùng để tạo nên những sản phẩm gốm sứ mang vẻ đẹp thanh tao và nhã nhặn, mang đậm nét hoài cổ, phù hợp với các gia đình yêu thích phong cách thờ cúng truyền thống. Đặc biệt, dòng gốm men lam vẽ vàng của Bát Tràng là một trong những dòng sản phẩm cao cấp và độc đáo bậc nhất trong nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Sự kết hợp tinh tế giữa sắc xanh trang nhã của men lam truyền thống và ánh vàng rực rỡ từ các chi tiết vẽ vàng không chỉ tôn vinh tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân gốm mà còn thể hiện sâu sắc giá trị văn hóa và tâm linh của người Việt.Bên cạnh đó, dòng sản phẩm men hoàng tộc đắp nổi là tinh hoa nghệ thuật của làng gốm sứ Bát Tràng đáp ứng nhu cầu thờ cúng sang trọng. Bộ đồ thờ toát ra vẻ uy quyền bằng độ bóng và ánh vàng cổ điển. Màu vàng tinh tế không chỉ không chói lóa mà còn tạo nên không gian ấm áp và cổ điển đặc trưng chỉ có thể là bộ đồ thờ men hoàng tộc.Có thể nói, Gốm Bát Tràng kết hợp giữa nghệ thuật thủ công truyền thống và giá trị tâm linh đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong không gian thờ cúng của người Việt. Bạn có thể tìm các bộ đồ thờ gia tiên chất lượng được làm từ gốm sứ Bát Tràng tại hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng. Tại Không Gian Gốm Bát Tràng, mỗi sản phẩm gốm sứ tín ngưỡng đều được chế tác với sự tỉ mỉ và tâm huyết, mang đến sự trang nghiêm và linh thiêng cho không gian thờ tự. Những sản phẩm này không chỉ là vật phẩm thờ cúng mà còn là biểu tượng của sự kết nối giữa thế giới thực và tâm linh, mang lại bình an và may mắn cho gia đình.Thông tin liên hệ:
Nắng nóng sẽ hạ nhiệt trong một vài ngày tới
Nghe tiếng củi cháy nổ lách tách, nhưng ngày hôm qua phải giúp ông Sáu Đạt, người trong xóm thu hoạch đám gỗ keo trên Hòn Nghệ, tay chân uể oải nên Đức muốn nằm thêm. Tuy vậy, chỉ được một lát, con Lam đã bước đến bên giường, khẽ gọi:- Anh Hai, anh Hai, dậy đi! - Anh Hai là tên của Đức, nhưng nó là con đầu, từ nhỏ cha mẹ bắt gọi vậy nên con bé quen rồi. - Dậy ăn sáng để ra sông thôi!- Anh dậy rồi! - Đức đáp - Nhưng còn sớm mà?- Không sớm đâu, dậy ăn sáng thôi! Em đã hấp cho xôi nóng rồi!Đức hít một hơi thật sâu, co người, ngồi bật dậy, bước ra cái ảng lớn đặt dưới gốc cây mít ở cuối sân, múc nước rửa mặt. Hai anh em ăn qua quýt mỗi đứa một đĩa xôi nhỏ, sau đó Đức ra hàng hiên, một tay cầm cây dằm gỗ, tay còn lại ôm tấm lưới đã cuộn sẵn treo trên cây sào tre. Thấy Lam cầm chiếc giỏ mây, Đức bảo:- Lấy thêm cái túi nữa! Đang đầu mùa, chắc sẽ có cá nhiều!Nghe anh trai nói, Lam chạy vội vào nhà lấy thêm cái túi cói, gấp đôi lại cho gọn rồi bước theo anh ra ngõ. Hai anh em lặng lẽ bước trên con đường nhỏ khi bóng đêm còn đang mờ mờ. Mùi hương của cây hoa ngọc lan ở nhà bên cạnh tỏa hương thơm dìu dịu, nhưng con Lam không để ý mấy. Tối qua, khi nghe anh trai đồng ý cho đi cùng để đánh cá mòi, nó thích lắm, đêm nằm ngủ không yên, thức giấc mấy lần, chỉ trông trời mau sáng. Bây giờ cũng vậy, tâm trí nó chỉ nghĩ tới chuyện giăng lưới bắt cá mòi sông.Dòng sông Cái lúc sáng sớm còn phủ một lớp sương mù màu lam nhẹ như khói, mênh mang, bảng lảng. Gió thổi rười rượi. Phía bờ bên kia một vài tiếng gà gáy thưa thớt vọng qua lanh lảnh. Hai anh em đi xuống cái dốc thoai thoải rồi bước tới bên chiếc thuyền nhỏ được cột vào một chiếc cọc gỗ nằm bên mép nước nơi có mấy đám lách mọc choài ra cong cong tựa như một con rùa khổng lồ đang nằm ngủ.Đó là chiếc thuyền nhôm được cha mẹ hai đứa mua từ lúc chúng còn rất bé. Tuy là dân sống trên bờ, làm ruộng, làm vườn, nhưng nhà nằm ven sông nên cha Lam thích sắm thêm chiếc thuyền này để thỉnh thoảng đánh cá. Nhiều bữa, cha Lam đánh được khá nhiều, không chỉ để dành cho cả nhà ăn mà mẹ Lam còn mang sang cái chợ bên kia sông để bán, kiếm thêm tiền trang trải việc này, việc nọ. Sáu năm trước, phá lùm cây đủng đỉnh bên hàng rào, bất ngờ một quả mìn còn sót lại từ thời chiến tranh nằm sâu trong lòng đất nổ tung làm cả cha lẫn mẹ Lam bị thương nặng, sau đó qua đời ở bệnh viện. Khóc than, khổ đau, song chẳng có cách nào khác, hai anh em chỉ còn biết dựa nhau mà sống. Lúc ấy, mới mười bảy tuổi, chỉ còn hơn một năm học nữa là kết thúc bậc trung học phổ thông nhưng Đức, anh trai Lam đành nghỉ học, gánh vác mọi việc mà cha mẹ để lại. Dù nhỏ hơn anh năm tuổi, nhưng Lam cũng muốn nghỉ ở nhà giúp anh, song anh Hai nó kiên quyết không cho. Việc lớn, việc nhỏ trong gia đình thằng anh giành làm hết. Ước mơ của Đức là bằng mọi giá, dù khổ đến mấy cũng thay cha mẹ cho em gái học xong đại học. Thoạt đầu Lam còn ham chơi, lơ là nhưng dần dà nhận ra tình thương anh trai dồn cho mình nên nó quyết tâm học. Năm nay đã qua học kỳ một của lớp mười hai, chỉ còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp, sau đó sẽ thi vào đại học nên Lam học ngày học đêm. Nhưng học hoài cũng ngán nên chiều hôm qua, vào lúc chạng vạng, nghe anh trai bảo, cá mòi đã về, mai sẽ đi đánh, vậy là Lam xin theo. Mới nghe, anh nó đã nạt:- Lo học đi, chỉ còn mấy tháng nữa là thi tốt nghiệp đó! Đánh cá là việc của anh, mày chỉ ở nhà và học cho anh!- Cho em nghỉ một buổi đi, mai là chủ nhật mà! Cho em đi đánh lưới với anh một buổi thôi, coi như giải lao mà!Nhìn điệu bộ nũng nịu với khuôn mặt nhăn nhó đáng yêu của em gái, Đức thấy tội tội, nghĩ bắt nó học hoài cũng không hay nên đáp:- Thôi cũng được, nhưng một buổi thôi đó!Giờ thì chiếc thuyền nhỏ mà cha mẹ Lam để lại đã được đẩy ra khỏi bờ. Nó ngồi ở đầu mũi, anh trai nó ở phía sau cầm lái. Chiếc dằm nhỏ cọ vào thành thuyền tạo nên những âm thanh lạch cạch, lạch cạch đều đều. Đến khúc sông sâu nằm dưới chân bờ tre rậm rạp, Đức đổi chỗ, để cho Lam cầm chèo, giữ cho con thuyền tiến chầm chậm, còn mình bắt đầu thả lưới. Những đoạn lưới đan bằng cước nhỏ, trong veo từ tay Đức lần lượt chìm xuống đáy nước nhẹ nhàng theo một đường vòng cung mà con thuyền đi qua.Ở khúc sông này, ngày xưa, khi còn sống, cha Lam thường đánh cá mòi. Tuy không lớn, con to nhất cũng chỉ hơn ba lạng, lại có nhiều xương, nhưng cá mòi trên sông Cái là món ngon nổi tiếng vì thịt thơm lại nhiều dầu. Đây là giống cá có đời sống rất lạ. Từ hồi còn nhỏ xíu, cả Đức và Lam đã được nghe cha mình kể, cá mòi sông chủ yếu sống ở những chỗ nước lợ, nơi cửa sông đổ ra biển. Hằng năm, cứ vào tháng mười một đến tháng mười hai âm lịch, sau khi các trận lụt đi qua, những con cá mòi mẹ bụng mang đầy trứng, vượt sông, bơi lên phía thượng nguồn sinh sản, để rồi đàn con tiếp nhận bao nhiêu loại tảo và các loài sinh vật li ti trong dòng nước đầy phù sa mà lớn dần. Sau tết, chừng cuối tháng giêng tới đầu tháng ba âm lịch, đàn cá con bấy giờ đã lớn nên lần lượt từng đàn, từng đàn vừa tìm mồi, vừa xuôi theo con nước tìm về nơi cha mẹ chúng đã ra đi, và lúc này chính là mùa đánh cá mòi bắt đầu…Thả lưới xong, Đức cho chiếc thuyền nhỏ chạy vòng ra xa, thỉnh thoảng lại đưa cây dằm lên cao, đập mạnh xuống mặt nước, tạo ra những âm thanh "bầm", "bầm" như tiếng pháo nổ để đánh động đàn cá. Đập một lát đến mỏi cả tay, Đức liền quay lại bắt đầu kéo lưới. Nhưng mặt thằng con trai buồn thiu vì tấm lưới kéo lên đến đoạn gần cuối mà vẫn trống trơn, chỉ duy nhất có một chú cá mương bằng ngón tay bị dính đang cong mình, vùng vẫy khi đưa lên khỏi mặt nước.- Kỳ quá há, sao chẳng có con mòi nào hết vậy ta? - Đức lẩm bẩm khi gỡ con cá mương ra khỏi lưới bỏ vào lòng thuyền.Trời đã sáng hẳn. Mặt con Lam cũng đượm buồn nhưng nó lặng im nhìn dòng sông đang lượn lờ, một lát mới lên tiếng:- Hay là cá mòi chưa về, anh Hai?- Không biết nữa! Để từ từ xem!Đức trả lời rồi đảo mắt nhìn chung quanh. Cách đó không xa, một con chim bói cá đi ăn sớm, đậu trên lùm tre, bay vụt ra, cắm đầu xuống mặt sông rồi lại vút lên, vỗ cánh trở về phía bờ. Đức nhìn theo cánh chim và kinh nghiệm cho nó biết, khoảng sông mà con bói cá vừa lao xuống chắc chắn sẽ có nhiều cá mòi. Cẩn thận đặt tấm lưới xuống cho khỏi rối, Đức chèo vội con thuyền về phía trước, sau đó trao cây dằm cho em, còn mình bắt đầu thả lưới ở khu vực mới, nơi cuối một dòng nước đang chảy nhẹ.Màn sương mỏng trên mặt sông lúc này cũng dần tan hết, để lộ dòng nước trong xanh. Đức vừa buông lưới vừa nhìn xuống, xem có đàn cá nào bơi lượn bên dưới không, nhưng nó hơi thất vọng vì ngoài mấy cái bong bóng nổi lên do mái chèo của con Lam đẩy vào lòng sông tạo ra, nó chẳng phát hiện thêm thứ gì cả. Có thể cá mòi chưa về! Đức nghĩ. Nhưng thật bất ngờ, sau khi cho thuyền quay đi một vòng, trở lại cầm một đầu lưới, kéo lên, nó vô cùng ngạc nhiên. Không chỉ có một, hai, mà rất nhiều con cá mòi trắng phau, con nghiêng, con ngửa dính đầu vào lưới, lấp lánh.- Trời ơi, nhiều quá, hình như trúng cá đàn anh Hai à! - Lam reo lên và để tránh cho chiếc thuyền khỏi bị tròng trành, con bé khom người, bò về gần chỗ anh trai xem Đức gỡ từng con cá bỏ vào giỏ.- Hình như trúng cả đàn…Một mẻ, hai mẻ… Rồi mấy mẻ liên tiếp sau đó, mẻ nào cá cũng dính đầy. Đức và Lam chưa bao giờ gặp lúc có nhiều cá mòi như thế này, kể cả những lần chúng theo cha đi đánh lưới. Giỏ dần dần đã đầy và Lam phải bỏ bớt cá vào chiếc túi cói.Hai anh em tiếp tục quần tới quần lui cùng chiếc thuyền nhỏ cho đến khi mặt trời lên, bắt đầu trải đầy ánh nắng trên mặt sông. Lúc này, biết có cố cũng không bắt được thêm nên Đức quyết định dừng lại.- Thôi, không đánh nữa hả anh Hai? - Con Lam hỏi khi thấy anh trai cuộn lưới lại, thả xuống lòng thuyền.- Ừ, thôi! Mai đánh tiếp! Nắng lên chúng nó chui vào các hang hốc trong bờ để trốn, không bắt được nữa đâu!- A, em nhớ rồi, hồi xưa có lần cha nói điều đó mà em quên! - Lam đáp, rồi vừa săm se giỏ cá vừa hỏi thêm - Nhiều thế này, giờ mình mang đi bán hay sao anh Hai?- Ừ, mang qua chợ bán, chỉ để một ít ăn thôi!Dưới tay chèo của Đức, con thuyền quay đầu hướng về phía bờ sông bên kia, nơi có chợ Phú Thuận đông đúc người mua kẻ bán. Đến giữa dòng, Lam ngoái đầu ra sau hỏi:- Anh Hai, lát nữa, bán cá xong, em sẽ mua cho anh Hai một chiếc áo sơ mi nhen!- Ồ, không cần đâu! Áo anh còn đủ mặc mà! Nếu bán được thì để dành tiền, sắp đến em còn đi thi nữa!- Đi thi thì từ từ mình lo sau! Em thấy áo anh Hai cũ hết rồi, phải mua một cái mới để có đi đâu thì mặc cho đẹp với người ta!Đức tỏ ra ngần ngừ, mấy giây sau mới đáp:- Ừ, thôi cũng được!Thấy anh trai đồng ý, con bé tỏ ra vui hẳn:- Lát nữa bán cá xong, em sẽ mua một số thứ để chiều nay làm món gỏi cá mòi cúng cha mẹ! Hồi xưa cha mẹ mình rất thích món này! Anh chịu khó ngồi ở bến đợi em nghen!- Ừ…- Em sẽ mua cả bánh tráng nướng nữa!- Ừ…- Sao anh chẳng nói gì mà chỉ ừ ừ không vậy? - Lần nữa, Lam quay đầu lại hỏi. Thấy mắt anh mình chớp chớp như thể đang muốn khóc, con bé ngạc nhiên: - Ủa, mà anh Hai làm sao vậy? Có chuyện gì hả?- Đâu có… chắc do nắng nó chói á! - Đức cố cười, tỏ ra tự nhiên - Nhớ mua rau răm, thiếu mấy thứ đó gỏi không có ngon đâu!- Dạ, em biết!Đức quay mặt đi. Thực ra, vừa rồi nó đã không giấu được xúc động trước những điều Lam vừa nói. Nó chợt nhận ra em gái mình đã bắt đầu khôn lớn, đã biết nghĩ về người khác rồi. Nó nhớ mới ngày nào khi cha mẹ mất, con bé còn nhỏ khờ lắm, cứ ham chơi, nhảy dây, nhảy cò, lúc nào cũng long nhong, chưa biết một thứ gì. Nhiều lúc nhìn em, Đức không khỏi lo lắng, không hiểu rồi đây hai anh em sẽ sống ra sao. Vậy mà, giờ đây… Với những mẻ lưới vừa kéo lên, Đức biết, cá mòi đang về rất nhiều. Mai nó sẽ đi đánh tiếp. Lòng nó rộn lên niềm vui khi hình dung một ngày con bé sẽ vào đại học. Hồi cha mẹ mất, một mình lặn lội bươn chải lúc trong vườn, khi ngoài đồng để lo cuộc sống hằng ngày, chưa bao giờ nó dám nghĩ tới chuyện gì xa xôi. Cuối cùng em nó cũng lớn rồi, chỉ còn vài tháng nữa là con bé sẽ kết thúc năm học và bước vào các kỳ thi.Lam không hề biết tâm trạng của anh trai. Nó nghĩ, tại anh mình không đội nón nên mắt bị nắng chói làm cho khó chịu. Lam đang vui vì hai anh em đã đánh được nhiều cá mòi. Với lại, xưa nay nó rất thích nhìn cảnh nắng sớm tràn ngập trên mặt sông như thế này. Trước mắt cô bé, nắng còn nhẹ nhưng cả dòng sông rộng chỗ nào cũng lấp lánh, lấp lánh, cứ như những con sóng nhỏ nghiêng nghiêng, nhấp nhô kia là những mảng thủy tinh đang hút ánh mặt trời. Các nương dâu, nương bắp trên bờ giờ đây trong nắng mai trong trẻo, tất cả cũng hiện lên xanh mượt, rạng rỡ.Ở cái bến dẫn lên chợ, nhiều người chờ đi chuyến đò ngang đang tụ lại, cười nói rộn rã. Hình như trong đám đông ấy có cả mấy người đàn bà buôn cá đang đứng đợi. Khi chiếc thuyền nhỏ của Đức sắp vào gần, một chị đã tiến ra gần mép nước, vẫy vẫy chiếc nón lá, cất tiếng hỏi thật to:- Này, có đánh được cá mòi không? Để cho chị nghen! Chị hỏi trước rồi đó!