U.23 Việt Nam và những toan tính ở tứ kết châu Á
Bộ GD-ĐT vừa có thông tin cụ thể hơn ngay sau khi Bộ Chính trị đồng ý với đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập.Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.Hiện nay đã có 10 tỉnh/thành phố miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024 - 2025 là Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí.Bộ GD-ĐT thông tin, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỉ đồng/năm học (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách T.Ư sẽ phải thực hiện ít hơn số này). Trên thực tế, ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư theo thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.Dự kiến tác động của chính sách khi được áp dụng, Bộ GD-ĐT cho rằng học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề dư luận xã hội quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Việc mở rộng đối tượng miễn học phí ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc miễn học phí đối với học sinh cấp trung học phổ thông có thể ảnh hưởng tới định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong việc học lên trung học phổ thông hay học nghề.Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đánh giá việc thực hiện chính sách miễn học phí sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với sự ưu việt của chế độ, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển.Như Thanh Niên đã thông tin, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ năm học 2025 - 2026.Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện quyết định nêu trên.Gia Nguyễn 8 - Đại bản doanh hội quân của game thủ Bình Dương
Bảng xếp hạng giải bóng rổ sinh viên toàn quốc hôm nay:
Nghệ sĩ Phượng Mai tiết lộ kỷ niệm với cố nghệ sĩ Thanh Nga
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.
Ngày 7.2, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy.Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Trần Thắng Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 7.2.Ông Trần Thắng Lợi năm nay 49 tuổi, quê quán TX.Hương Trà (TP.Huế), trình độ chuyên môn thạc sĩ quản lý kinh tế, trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ông Trần Thắng Lợi từng giữ chức Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Quận ủy Sơn Trà, Bí thư Quận ủy Hải Châu.Sau khi sáp nhập, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng có 6 phó trưởng ban, gồm 3 Phó trưởng ban Tuyên giáo (ông Nguyễn Mạnh Dũng, ông Nguyễn Hoài Nam, bà Mai Thị Thu) và 3 Phó trưởng ban Dân vận (ông Lê Văn Minh, bà Phạm Thị Thảo Nguyên, bà Nguyễn Thị Kim Hoa). Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đến nhận công tác tại HĐND thành phố, giới thiệu bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đánh giá cùng với việc thành lập 2 Đảng bộ mới (Đảng bộ Các cơ quan Đảng và Đảng bộ UBND TP.Đà Nẵng), chức năng nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo và Dân vận (mới thành lập) sẽ nặng nề hơn bởi khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao hơn. Mô hình cách thức vận hành đều mới chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị, lãnh đạo 2 Đảng bộ, lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận nhanh chóng hoàn thành quy chế làm việc, tổ chức họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể, khẩn trương ban hành các quyết định thành lập tổ chức đảng trực thuộc.Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng yêu cầu các cơ quan tiến hành tiếp nhận bàn giao, hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản; trong đó đặc biệt lưu ý việc chuyển giao tài liệu, tài sản số phải đảm bảo hoạt động thông suốt.
Khoảnh khắc bố gen Z thức giấc giữa đêm chăm 3 con gái ‘gây sốt’
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm: