Chủ tịch BRG nhận danh hiệu 'Nữ Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông Hồng Vàng'
"Tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích về bàn thắng gây tranh cãi đêm qua, với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không bao giờ có ý định chơi bóng một cách không công bằng và phi thể thao", Supachok Sarachat viết.Anh phân trần: "Vào thời điểm đó, chúng tôi đang nỗ lực tổ chức tấn công. Tôi bị đối phương phạm lỗi và trọng tài đã thổi phạt cho chúng tôi ở khu vực gần giữa sân. Tôi nghĩ rằng đó là hành vi phạm lỗi nghiêm trọng, đối thủ nên bị phạt thẻ vàng. Do đó, tôi đã có phản ứng và đòi hỏi trọng tài cần kiểm tra lại tình huống trên VAR. Tôi không biết rằng trong quá trình thẩm vấn đó của trọng tài, bên nào đã đá quả bóng ra khỏi sân để điều trị chấn thương cho cầu thủ Việt Nam. Tôi cảm thấy tức giận trước quyết định của trọng tài, và bầu không khí đầy cảm xúc của người hâm mộ trên sân. Sau khi trận đấu được tiếp tục, quả bóng được đồng đội chuyền cho tôi. Khi đó, tôi chỉ theo bản năng sút bóng vào lưới và ghi bàn. Sau đó, đột nhiên tất cả các cầu thủ Việt Nam chạy đến phàn nàn với tôi. Tôi đã cố gắng giải thích với mọi người rằng, tôi không biết tình huống nào đã xảy ra trong lúc tôi tức giận với quyết định của trọng tài.Là một cầu thủ chuyên nghiệp, trong suốt sự nghiệp của mình, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc phạm phải hành vi phi thể thao và điều này chỉ xảy ra là do sự hiểu lầm của tôi. Cuối cùng, tôi muốn chúc mừng đội tuyển Việt Nam vì chiến thắng tối qua, và mong được đối đầu với các bạn một lần nữa".Supachok Sarachat, 26 tuổi, là một tiền vệ đầy tài năng của bóng đá Thái Lan. Anh hiện khoác áo CLB Consadole Sapporo ở Nhật Bản, nhưng mùa 2024 đã rớt từ hạng J League 1 xuống hạng J League 2. Supachok Sarachat đã có 3 mùa giải chơi bóng ở hạng cao nhất tại Nhật Bản, anh được định giá chuyển nhượng mức phí 828.000 USD (hơn 21 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt.Tài sản ông chủ Hòa Phát, Vingroup tăng hàng tỉ USD trong nửa đầu năm
Xuân Son trở về Nam Định để đón năm mới cùng gia đình, sau ngày mùng 6 âm lịch, Xuân Son dự kiến sẽ trở lại Bệnh viện Vinmec để tiếp tục điều trị phục hồi sau ca phẫu thuật.Trong những ngày ở Nam Định đón Tết Nguyên đán cùng gia đình, Xuân Son cũng tuân thủ rất chặt chẽ các hướng dẫn của đội ngũ y tế bao gồm cả chế độ dinh dưỡng lẫn tập luyện. Anh hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ hay các món giàu tinh bột. Anh cũng chăm chỉ tập luyện nhẹ nhàng tại nhà với các bài tập chân và gập bụng.Theo lộ trình phục hồi chức năng được các bác sĩ và chuyên gia tại Bệnh viện Vinmec đưa ra, quá trình hồi phục của Xuân Son sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn. Hiện tại, sau gần 1 tháng kể từ khi phẫu thuật, Xuân Son đang ở giai đoạn đầu tiên của quá trình phục hồi. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 2 tuần sau phẫu thuật, với mục tiêu chính là kiểm soát cơn đau, kích hoạt thần kinh cơ, phục hồi khả năng di chuyển và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Với thời gian khoảng một tháng sau phẫu thuật, có thể dự đoán rằng Xuân Son đang trong giai đoạn tăng cường tập phục hồi chức năng, bao gồm các bài tập hỗ trợ vận động, rèn luyện thể lực và kiểm soát quá trình liền xương.Trong giai đoạn này, Xuân Son sẽ được hỗ trợ bởi các thiết bị hiện đại như hệ thống chườm lạnh tiêu chuẩn châu Âu, máy kích thích điện giảm đau, và các bài tập nhẹ nhàng để ngăn ngừa teo cơ. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo rằng vết thương của anh được chữa lành một cách an toàn và hiệu quả.Sau giai đoạn đầu tiên, Xuân Son sẽ bước vào các giai đoạn tiếp theo của quá trình phục hồi, bao gồm: Giai đoạn 2 (tuần thứ 3 đến tuần thứ 6): Tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tầm vận động. Đây là thời điểm Xuân Son sẽ bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức mạnh cho chân bị chấn thương, đồng thời duy trì thể lực toàn thân. Giai đoạn 3 (tháng thứ 2 đến tháng thứ 4): Tập trung vào việc cải thiện thăng bằng và chuẩn bị thể lực. Xuân Son sẽ được tập luyện với cường độ cao hơn, bao gồm các bài tập thăng bằng và phối hợp để chuẩn bị cho việc trở lại sân cỏ.Giai đoạn 4 (tháng thứ 5 đến tháng thứ 6): Tập luyện với cường độ tối đa và kiểm tra phân tích vận động. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi Xuân Son có thể trở lại thi đấu. Anh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng chấn thương đã hoàn toàn hồi phục và anh có đủ thể lực để thi đấu ở mức độ cao nhất.Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nếu tuân thủ tốt quá trình phục hồi chức năng, Xuân Son có thể tập luyện với cường độ tối đa sau khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian chính xác để anh trở lại thi đấu sẽ phụ thuộc vào kết quả của các bài kiểm tra phân tích vận động. Theo các nghiên cứu trên các cầu thủ bóng đá, trung bình sẽ mất khoảng 9 tháng để một cầu thủ có thể trở lại thi đấu sau chấn thương tương tự. Điều này có nghĩa là, nếu không có bất kỳ sự cố nào trong quá trình phục hồi, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ vào khoảng tháng 10 hoặc 11 năm 2025, tức là gần một năm sau chấn thương.Mục tiêu điều trị không chỉ là giúp Xuân Son trở lại thi đấu, mà còn đảm bảo anh có thể đạt lại phong độ như trước. Theo các chuyên gia của Vinmec, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của cầu thủ; phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ y tế, ban huấn luyện và chính cầu thủ và các bài kiểm tra vận động và đánh giá tâm lý trước khi trở lại sân cỏ.Thực tế đã có nhiều cầu thủ Việt Nam hồi phục thành công sau chấn thương nghiêm trọng, như Lê Văn Xuân hay Chương Thị Kiều. Do đó, nếu được chăm sóc đúng cách, Xuân Son hoàn toàn có thể trở lại với phong độ tốt nhất.Việc trở lại sân cỏ của Xuân Son không chỉ là vấn đề về thể chất mà còn liên quan đến tinh thần và sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế, HLV, và người hâm mộ. Áp lực từ phía người hâm mộ và kỳ vọng của đội tuyển quốc gia là rất lớn, nhưng các bác sĩ tin rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên, Xuân Son hoàn toàn có thể lấy lại phong độ đỉnh cao như trước khi chấn thương.Với sự chăm sóc và hỗ trợ từ đội ngũ y tế hàng đầu tại Bệnh viện Vinmec, cùng với sự nỗ lực của bản thân, Xuân Son có thể trở lại sân cỏ sau khoảng 9 tháng kể từ ngày phẫu thuật. Người hâm mộ có thể yên tâm rằng anh đang được điều trị trong điều kiện tốt nhất và sẽ sớm trở lại thi đấu để tiếp tục cống hiến cho đội tuyển quốc gia và CLB Nam Định.
Ngọc Lan phấn khích trước bác sĩ thú y xinh như hot girl tham gia hẹn hò
So với các loại hoa khác tại Chợ Lách (Bến Tre) thì bông giấy là cây đặc biệt, có sức chịu mặn tốt, hoa dày, rực rỡ và lâu tàn. Trước khi ra chợ, cây trải qua khâu ươm trồng, tạo phôi, cắt ghép, lai tạo rất công phu. Vườn bông giấy của ông Màu có đến hàng trăm cây, đủ màu sắc, hầu hết được uốn bonsai với dáng thế tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là 2 cây dù mái Pháp và Thái được ghép từ nhiều cây bông giấy. Từ khi tác phẩm hoàn thiện để trưng bày dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người đến thăm vườn đều trầm trồ, hết lời khen ngợi. Nhiều khách tham quan cũng ghé tham quan, chụp ảnh.Ông Màu được biết đến là một nghệ nhân giàu kinh nghiệm trong nghề trồng và tạo hình cây kiển. Ông đã dành nhiều năm chăm sóc và uốn nắn từng tán bông giấy để tạo nên hình dáng chiếc dù có kích thước khổng lồ. Tác phẩm này không chỉ đòi hỏi sự kiên trì mà còn cần sự am hiểu sâu sắc về đặc tính sinh trưởng của cây bông giấy.Phần nóc dù được ông lên ý tưởng thiết kế theo kiểu mái nhà Pháp và Thái. Cây dù mái Thái có chiều cao 3,8 m, đường kính 3,6m làm từ 6 cây bông giấy chân dài, được rao bán với giá 60 triệu đồng. Cây dù mái Pháp có chiều cao gần 4 m, đường kính 3,8 m, cũng làm từ 6 cây bông giấy nhiều màu. Ông Màu đã bán cây dù này với giá 70 triệu đồng.Để hoàn thiện 2 tác phẩm bông giấy hình dù, ông phải mất thời gian 4 năm trồng, chăm sóc cho cây đạt chiều cao cần thiết. Trong quá trình tạo cây phôi, ông ghép nhiều màu hoa trên cùng một thân. Sau khi có cây phôi đủ tuổi, ông mất thêm 1 năm để ghép, uốn nắn và chỉnh sửa cho nóc dù có hình mái nhà kiểu Thái và Pháp như mong muốn. Bên trong nóc dù kết lưới râm và khung sắt để cố định các nhánh hoa và ngăn lá, hoa rụng xuống."Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, tôi nhận thấy bông giấy có độ dẻo dai, dễ uốn thành nhiều hình dáng khác nhau, đặc biệt là sự đa dạng về màu sắc nên tôi nảy sinh ý tưởng tạo hình cây dù độc đáo này ", ông Màu nói.Theo ông Màu, năm nay thời tiết mưa nhiều vào cuối năm khiến bông giấy không đạt chất lượng như mong đợi. Để hoa nở đúng dịp tết, nhà vườn phải chăm sóc kỹ lưỡng, từ việc tưới nước, bón phân đến phun thuốc.
Tuyển Việt Nam bay cao ở Asian Cup 2019: Tôn vinh bóng đá tư nhân?
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ.