HLV Lê Huỳnh Đức đấu trí trận rất quan trọng, ông Kim Sang-sik không bỏ lỡ
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.Tính năng nào thiếu trên iOS 17 nếu dùng iPhone cũ?
Theo dự thảo, một số khái niệm liên quan đến hoạt động báo chí trên không gian mạng được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, dự thảo bổ sung 3 sản phẩm thông tin mới, trong đó mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin được thiết lập trên nền tảng trang thông tin điện tử hoặc ứng dụng trên mạng, cung cấp các dịch vụ, công cụ cho phép người sử dụng dịch vụ cung cấp, trao đổi, tương tác, chia sẻ thông tin với nhau.Tổ hợp báo chí truyền thông là mô hình hoạt động của cơ quan báo chí có nhiều loại hình báo chí, có các cơ quan báo chí trực thuộc, doanh nghiệp trực thuộc, đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ.Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện là tổ hợp báo chí truyền thông hoạt động nhiều loại hình, nhiều dịch vụ, có vai trò nòng cốt định hướng dư luận xã hội, có cơ chế hoạt động đặc thù.Đáng chú ý, tại dự thảo luật Báo chí (sửa đổi), Bộ TT-TT đã bổ sung quy định hoạt động báo chí trên không gian mạng. Theo đó, tại điều 30 dự thảo đề xuất, hoạt động trên không gian mạng của cơ quan báo chí phải tuân thủ quy định pháp luật về báo chí, quy định pháp luật về an ninh mạng, quy định về tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.Nhà nước đầu tư công cụ số để thực hiện giám sát hoạt động báo chí trên không gian mạng phục vụ công tác quản lý báo chí; thúc đẩy hình thành và phát triển các nền tảng số quốc gia cho báo chí.Nền tảng số báo chí ngoài đăng nội dung báo chí còn được tích hợp hoạt động dịch vụ trực tuyến theo quy định của pháp luật.Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng tin, bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí. Việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ.Về trách nhiệm của cơ quan báo chí khi hoạt động báo chí trên không gian mạng, dự thảo quy định: cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung, bản quyền khi đăng, phát thông tin lên không gian mạng. Thông tin do cơ quan báo chí đưa lên không gian mạng phải có đăng, phát trên hệ thống chính thống của cơ quan báo chí, biên tập nội dung phù hợp với không gian mạng.Cơ quan báo chí thực hiện đăng ký, thông báo, kết nối hệ thống với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí khi mở các kênh nội dung trên không gian mạng. Cơ quan báo chí phải thực hiện kết nối trực tuyến với hệ thống của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để đo kiểm xu hướng thông tin trên không gian mạng theo quy định của Chính phủ.Tại dự thảo lần này, Bộ TT-TT cũng sửa đổi, bổ sung quy định về cải chính trên báo chí. Theo đó, cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó; đồng thời, phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát trên báo chí điện tử và trên không gian mạng nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Ấn tượng với bộ ảnh thời trang chụp tại ngôi chùa lớn nhất thế giới
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan nói rằng cùng với 59 máy bay, 9 tàu chiến và 2 khinh khí cầu của Trung Quốc cũng bị phát hiện trong vòng 24 giờ, tính đến 6 giờ sáng 18.3, theo AFP.Đây là số lượng máy bay Trung Quốc do Đài Loan ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi con số kỷ lục 153 máy bay do Đài Loan đưa ra vào ngày 15.10.2024, sau khi Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn.Trong số các máy bay Trung Quốc do Đài Loan phát hiện trong 24 giờ nói trên, 54 chiếc đã tham gia các cuộc tuần tra tác chiến chung, theo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan.Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 17.3 tuyên bố rằng các hành động này là "phản ứng kiên quyết đối với sự thông đồng và ủng hộ của các thế lực bên ngoài đối với nền độc lập Đài Loan và là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các lực lượng ly khai đòi độc lập của Đài Loan".Trước đó, lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức ngày 13.3 đã gọi Trung Quốc là "thế lực thù địch bên ngoài" và đề xuất các biện pháp chống lại điều mà ông cáo buộc là sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của Trung Quốc vào hòn đảo này, theo Reuters.Trong thời gian quan, số lượng người bị truy tố tại Đài Loan vì tội làm gián điệp cho Trung Quốc đã tăng mạnh, theo AFP.Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để tái thống nhất.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đã trở thành đại diện cuối cùng giành vé lọt vào tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Trước lượt trận cuối bảng C diễn ra chiều nay (9.3), Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đứng hạng ba với 3 điểm, hiệu số 0. Thầy trò HLV Tạ Hồng Hà đang cạnh tranh trực tiếp tấm vé cuối cùng với ĐH Huế, đội đứng thứ ba bảng A với 3 điểm, hiệu số -5.Để có vé với tối thiểu là vị trí thứ ba xuất sắc nhất, điều kiện cần của đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM là thua với cách biệt dưới 6 bàn ở trận gặp Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Ở cuộc so tài lúc 15 giờ 30 ngày 9.3, thầy trò HLV Tạ Hồng Hà đã nhập cuộc tốt trong 20 phút đầu. Song, khoảnh khắc mất tập trung từ phút 23 đến 27 đã khiến Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM liên tục nhận bàn thua. Vũ Việt Hoàng trở thành ngôi sao của Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, với pha dứt điểm cận thành dội xà vào lưới, cùng tình huống tâng bóng điệu nghệ qua đầu đối thủ để nhân đôi cách biệt.Dẫn trước 2-0, Trường Sư phạm TDTT Hà Nội không còn đẩy cao nhịp độ, mà đá thong dong để tiết kiệm thể lực. Bên phía đối diện, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng không mạo hiểm dồn lên tấn công. Tỷ số 2-0 được giữ đến hết trận. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM vào tứ kết với tư cách một trong hai đội hạng ba xuất sắc nhất.Như vậy, 8 đội bóng lọt vào tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam bao gồm: Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (bảng A), Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, Trường ĐH Văn Hiến (bảng B), Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (bảng C).Trong 8 đội bóng này, chỉ có 2 đội từng góp mặt ở tứ kết năm ngoái, đó là chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng Trường ĐH Văn Hiến. Sự góp mặt của những tên tuổi mới mẻ một lần nữa cho thấy sức hấp dẫn và diễn biến khó đoán tại sân chơi bóng đá sinh viên.Các trận đấu trong khuôn khổ tứ kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam diễn ra trong các ngày 11 và 12.3 trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
NSND Vương Hà kể ký ức về NSND Bạch Tuyết khi diễn Thái hậu Dương Vân Nga
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.