Khi tiền đạo U.23 Việt Nam đánh mất 'tấm phao cứu sinh'
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Cận cảnh vũ khí, khí tài hiện đại tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
Haerin bị so sánh với đàn chị Jisoo về nhan sắc lẫn trang phục tại sự kiện
Đài NBC News ngày 11.2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu vào nước này."Đây là một chuyện lớn. Khởi đầu cho việc làm giàu nước Mỹ trở lại", ông phát biểu khi ký sắc lệnh từ phòng Bầu dục. Sắc lệnh áp dụng mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và tăng mức thuế nhôm năm 2018 từ 10% lên 25%, không có ngoại lệ hoặc miễn trừ.Mức thuế mới được đưa ra chỉ một tuần sau khi ông Trump hứa sẽ đình chỉ thuế quan đối với Canada và Mexico.Mức thuế mới sẽ đi kèm với thuế sẵn có đối với các mặt hàng kim loại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1997 - 2021), Tổng thống Trump đã áp thuế 25% với thép và 10% với nhôm nhập khẩu. Sau đó, Mỹ miễn thuế cho một số đối tác thương mại lớn, trong đó có Canada, Mexico và Brazil. Dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, hạn ngạch miễn thuế được mở rộng cho Anh, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU).Mức thuế trên tương tự như thuế thép và nhôm mà ông Trump áp dụng trong nhiệm kỳ đầu của mình, mặc dù tại thời điểm đó, những mức thuế này được áp dụng rõ ràng vì lý do an ninh quốc gia.Lần này, lý do cho việc áp thuế có phần mơ hồ hơn, khi nhà lãnh đạo đề cập lý do tạo việc làm và thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ. Tuần trước, ông đã hứa sẽ trừng phạt các quốc gia "lợi dụng" các doanh nghiệp Mỹ."Thuế thép và nhôm 2.0 sẽ chấm dứt tình trạng bán phá giá của nước ngoài, thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo vệ ngành công nghiệp thép và nhôm của chúng ta như là ngành xương sống và trụ cột của an ninh kinh tế quốc gia Mỹ", theo Cố vấn Thương mại Mỹ Peter Navarro."Vấn đề là đảm bảo rằng nước Mỹ không bao giờ phải phụ thuộc vào nước ngoài đối với các ngành công nghiệp quan trọng như thép và nhôm", ông phát biểu trong cuộc họp báo hôm 10.2.Nhiều nhà phân tích coi thuế quan là công cụ đàm phán để Mỹ giành được sự nhượng bộ từ các quốc gia khác.Theo báo cáo năm 2022 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, phần lớn thép mà các công ty Mỹ sử dụng đều được sản xuất trong nước, mặc dù tỷ lệ nhôm nhập khẩu mà các công ty Mỹ sử dụng lớn hơn nhiều.Một số công ty Mỹ vẫn đang phản đối việc áp dụng thuế quan. Hôm 10.2, Liên đoàn Công nhân thép Mỹ, một nhóm được thành lập để hưởng lợi từ thuế quan, cho biết biện pháp này sẽ phản tác dụng nếu áp dụng quá rộng rãi.
Đến nay, giải đấu đã lan toả và thu hút những tay vợt chuyên nghiệp như Linh Giang, Quốc Khánh, Minh Tuấn, Đắc Tiến hay tay vợt số 1 người Campuchia Kenny Bun… cùng đông đảo các tay vợt bán chuyên nghiệp và phong trào trên cả nước với số lượng VĐV đăng ký dự kiến trên 1.300 VĐV và 15 câu lạc bộ tham gia các nội dung thi đấu xét thành tích cá nhân và tập thể. Nét mới và minh bạch của giải đấu phong trào lần này việc xét điểm trình từng cặp đôi trong từng nội dung.
Chăm tập squat mỗi ngày, cô nàng 'lười' cũng có dáng đẹp
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.

Những mùa vịt chạy đồng
HLV Mai Đức Chung: 'Tình bạn với Alfred Riedl sẽ nhường chỗ cho sự sòng phẳng'
Chiều 6.3, tại hội nghị gạo quốc tế ở TP.HCM do chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News tổ chức với sự tham dự của trên 200 nhà buôn khắp thế giới, đặc biệt là các khách mua gạo lớn như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… Ông Đỗ Hà Nam, đại diện Hiệp hội Lúa gạo Việt Nam (VFA) chia sẻ một số thông tin về thị trường gạo Việt Nam với các đối tác và khách hàng.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo trong đó thị trường Philippines chiếm trên 505.000 tấn. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu qua thị trường Philippines đang giảm mạnh và giá bình quân dưới mức 450 USD. Điều này ảnh hưởng tới giá lúa nội địa ở ĐBSCL, giảm bình quân từ 2.200 - 2.700 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá lúa thường chỉ còn 5.100 - 5.300 đồng/kg và lúa thơm chỉ 6.100 - 6.300 đồng/kg.Với mức giá hiện tại, nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ - tương đương khoảng 800 USD. Mức lợi nhuận này thấp hơn đáng kể so với nhiều loại cây trồng khác; cụ thể là cà phê 20.000 USD/ha và đặc biệt là sầu riêng 40.000 USD/ha. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người nông dân trồng lúa Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 4.3, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Phạm Minh Chính đã có Công điện chỉ đạo khẩn một loạt chính sách về tín dụng và lãi suất cho cả nông dân cũng như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo để hạn chế tình trạng bán đổ bán tháo gây nên tình trạng giá lao dốc như hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng là Bộ Công thương cũng sẽ thanh kiểm tra các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét đề xuất của VFA là áp giá sàn xuất khẩu là 500 USD/tấn. Việc này sẽ được xem xét cẩn thận và có một hội đồng để nghiên cứu cẩn thận. Nếu cơ chế giá sàn được áp dụng thì không phải là lần đầu vì theo quy định của luật pháp Việt Nam sẽ thực hiện áp giá sàn khi giá lúa gạo nội địa bất lợi cho người nông dân.Chiều mai 7.3, Thủ tướng sẽ chủ trì một hội nghị với lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL về việc thực hiện các giải pháp ngăn lúa gạo giảm giá. "Trong 2 ngày qua, trước những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, giá lúa gạo tại ĐBSCL đã tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg", ông Nam thông tin.Thông tin của ông Nam đã gây chú ý mạnh tới hàng trăm nhà buôn gạo thế giới. Ông V. Subramanian, đồng sáng lập SS Rice News nhận định: "Những thông tin trên và đặc biệt là việc Việt Nam áp giá sàn xuất khẩu sẽ tác động lớn đến thị trường thế giới vì Việt Nam là một trong những nhà cung cấp lớn. Tôi cũng chúc Việt Nam có thể thành công với kế hoạch của mình".
Mâm cúng Thần Tài đầy đủ lễ vật, đẹp mắt: Dân mạng thi nhau chia sẻ
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.
kết quả trận úc
Chiều 17.1, Sở TT-TT TP.HCM phối hợp Sở KH-CN tổ chức hội nghị góp ý dự thảo chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của UBND TP.HCM thực hiện Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho biết dù cuối năm phải tập trung công tác chăm lo Tết Nguyên đán nhưng lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm đến việc triển khai sớm Nghị quyết 57 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt.Trong dự thảo chương trình hành động và kế hoạch triển khai, TP.HCM xác định nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị kèm theo tiến độ.Ông Thắng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu góp ý cho 9 nội dung. Đầu tiên là góp ý định hướng cho lĩnh vực chiến lược mang tính lợi thế, mang lại hiệu quả nhanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố.Cùng với đó là giải pháp huy động tất cả nguồn lực xã hội cùng tham gia; cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, Nhà nước và xã hội.Một vấn đề trọng tâm khác là giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước để giảm tải cho đội ngũ công chức, cung cấp dịch vụ công tốt hơn. Đối với hệ thống các chỉ số đánh giá, ông Thắng cho rằng cần bám sát chỉ số quốc tế, chỉ tiêu quốc gia và dấu ấn của TP.HCM.Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở TT-TT cũng mong muốn đón nhận các giải pháp thúc đẩy kinh tế số và trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công và tư nhân. Cuối cùng, bên cạnh các nhiệm vụ chiến lược cũng cần xác định những công việc tập trung trong năm 2025 để tạo kết quả ngay, thấy chuyển biến rõ nét.Chia sẻ câu chuyện Tập đoàn Vingroup trong thời gian ngắn có giải thưởng VinFuture, TS Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía nam quan tâm đến việc vinh danh nhà khoa học, và coi đây là một trong những giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.Ông Khang cho biết, TP.HCM cũng có giải thưởng nhưng mức thưởng chỉ 50 - 100 triệu thì chưa xứng tầm, đồng thời đề xuất tăng giải thưởng lên 100.000 - 500.000 USD. Chính sách vinh danh với mức thưởng cao sẽ giúp nhà khoa học vừa có thu nhập, vừa nổi tiếng, có thêm động lực nghiên cứu.PGS-TS Nguyễn Văn Phương, Trưởng trung tâm đào tạo và nghiên cứu quản lý công, Trường đại học Quốc tế TP.HCM, cho rằng cần có chính sách hỗ trợ bậc sau đại học làm nền tảng phát triển nghiên cứu sâu hơn. Việc hỗ trợ cần đa dạng hình thức, không nhất thiết phải gửi nhân sự ra nước ngoài bởi lẽ nhiều trường đại học trong nước đủ năng lực đào tạo nhân lực trình độ quốc tế.Đối với nguồn vốn, chuyên gia này phân tích nếu tăng nguồn vốn cho khoa học công nghệ mà không có cách giải ngân hiệu quả thì cũng vô nghĩa. PGS Phương đề xuất phát hành trái phiếu cho các quỹ khoa học công nghệ, tăng đầu tư mạo hiểm, mạnh dạn đầu tư từ các ý tưởng nghiên cứu.Mặt khác, nếu các dự án không dùng vốn ngân sách thì quy trình cần thông thoáng, thủ tục đơn giản theo tiêu chuẩn của đơn vị tài trợ vốn và chuẩn mực quốc tế.Góp ý cho những công việc cần ưu tiên, PGS Phương đề xuất 5 năm tới, TP.HCM cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghệ lõi trong năng lượng tái tạo, công nghệ y sinh và dược liệu, logistics.TS Trần Thanh Tùng, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Quốc tế, cho biết các nhà khoa học ở trường đại học công bố rất nhiều nghiên cứu nhưng hiện đang thiếu cơ chế khai thác những nghiên cứu đó. Bản thân các nhà khoa học thường không giỏi cùng lúc vừa nghiên cứu vừa kinh doanh.Do vậy, TS Tùng đề xuất thành lập bộ phận tìm đến những chuyên gia này, thương thuyết, tìm cách chuyển giao để thương mại hóa, khai thác hiệu quả các công trình nghiên cứu đó.Trong khi đó, thạc sĩ Bùi Hồng Sơn, chuyên gia Ngân hàng Thế giới, nhìn nhận việc tạo lập dữ liệu hiện được quan tâm nhưng chưa được chia sẻ, ngay cả trong các cơ quan nhà nước."Có những dữ liệu rất quý nhưng bỏ trong két mà không lấy ra xài, dù bỏ ra hàng chục tỉ đồng, thậm chí có dự án bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mà không phát huy được", ông Sơn trăn trở, đồng thời đánh giá nếu không có dữ liệu thì khó có thể phát triển trí tuệ nhân tạo.Chuyên gia này cho rằng việc vận hành nền tảng chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính là cần thiết nhưng cần phát triển dữ liệu chuyên ngành, thúc đẩy việc chia sẻ. Đơn cử như muốn làm thủ tục cấp phép xây dựng nhanh, ngoài dữ liệu của Sở Xây dựng ra còn có dữ liệu của chuyên ngành của 3 lĩnh vực quy hoạch, địa chính, phòng cháy chữa cháy."Nếu các dữ liệu này mà không liên thông, chia sẻ được với nhau thì không thể hình thành một phương thức vận hành mới", chuyên gia nhận định.Ngoài ra, ông Sơn cũng đề xuất TP.HCM cần có những chính sách đột phá để khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu tạo giá trị mới, từng bước hình thành một xã hội chia sẻ dữ liệu, phát triển một nền kinh tế dữ liệu. Chuyên gia gợi mở TP.HCM có thể đặt mục tiêu khiêm tốn đến năm 2030 hình thành một mô hình thử nghiệm về kinh tế dữ liệu.Theo thống kê, chỉ số năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) của TP.HCM giai đoạn 2016 – 2024 luôn tăng và ở mức cao, trong đó khoa học, công nghệ đóng góp vào tăng trưởng TFP là 74%.TP.HCM có hệ sinh thái khoảng 2.200 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chiếm 50% cả nước; hơn 200 quỹ đầu tư mạo hiểm, 53 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 97 trường đại học và cao đẳng, hơn 500 sự kiện khởi nghiệp và gần 80 cuộc thi khởi nghiệp mỗi năm.Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM ngày càng lớn mạnh và đang tiến gần đến nhóm 100 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư