Xe cứu thương bị hàng loạt ô tô chạy sai luật 'kẹp' trên làn dừng khẩn cấp
AFP ngày 25.1 đưa tin bệnh lạ xảy ra tại vùng Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý đã khiến 17 người thiệt mạng, gồm 13 trẻ em, từ cuối năm ngoái. Các trường hợp tử vong xảy ra tại ngôi làng Badhaal ở khu vực Rajouri ở Jammu và Kashmir từ đầu tháng 12.2024.Ông Amarjeet Singh Bhatia, lãnh đạo một trường y của chính phủ tại Rajouri cho biết toàn bộ nạn nhân đều bị tổn thương não và hệ thống thần kinh. Những triệu chứng khác được ghi nhận gồm sốt, đau mình, buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mất ý thức, tử vong sau vài ngày nhập viện. Các bệnh nhân tử vong từ ngày 7.12.2024 đến ngày 19.1.Truyền thông địa phương đưa tin ngôi làng đã bị phong tỏa trong tuần này và khoảng 230 người bị cách ly. Kỳ nghỉ đông của học sinh, sinh viên cũng đã bị hủy để đối phó với tình trạng báo động y tế này. Các hoạt động tụ tập công cộng lẫn riêng tư đều đã bị cấm.Các nạn nhân là thành viên của 3 gia đình họ hàng. Bốn dân làng và người thân của các gia đình trên đang được điều trị tại bệnh viện nhưng trong tình trạng nguy kịch.Chính quyền liên bang Ấn Độ đã mở cuộc điều tra đối với căn bệnh lạ bí ẩn này. Bộ trưởng Y tế Jitendra Singh bác bỏ nguyên nhân gây bệnh do mầm bệnh truyền nhiễm và nói rằng kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các trường hợp tử vong không phải do nhiễm trùng, nhiễm virus hay vi khuẩn mà có thể là trúng độc."Có một danh sách dài các chất độc đang được kiểm tra. Tôi tin sẽ sớm tìm ra lời giải cũng như các hành động xấu nếu có", Bộ trưởng Jitendra Singh nói. Theo tờ India Today, hơn 200 mẫu thực phẩm đã được đưa đi kiểm tra. Trong tuần, nhà chức trách địa phương cũng cấm dùng nước từ một con suối sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mẫu nước dương tính với thuốc trừ sâu.Trong một vụ việc khác, nhà chức trách thành phố Pune miền tây Ấn Độ ghi nhận ít nhất 73 trường hợp, gồm 26 phụ nữ, mắc chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp. Các bệnh nhân bị mắc Hội chứng Guillain-Barre. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết khi bị mắc hội chứng này, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên.Hội chứng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của cơ, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, mất cảm giác chân tay và khó nuốt, khó thở. Trong số các bệnh nhân có 14 người đang được cho thở máy.Những hình ảnh lần đầu công bố về Nhà Trắng thời điểm tiêu diệt Osama bin Laden
Trong những ngày mới bén duyên với công việc diễn xuất, Kim Huyền đã dùng số tiền đầu tiên mình kiếm được để mua tặng mẹ một đôi bông tai. Với nữ nghệ sĩ, đấng sinh thành đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến mình. Bởi ngày bé, diễn viên Sáng đèn mắc bệnh ngặt nghèo. Điều đó khiến mẹ cô bán hết tất cả tài sản để lo cho cô. “Nên khi có được thành quả trong cuộc sống, tôi muốn dành cho mẹ đầu tiên”, cô tâm sự. Thời gian đầu khi theo đuổi nghệ thuật, Kim Huyền không nhận được sự ủng hộ từ đấng sinh thành. Bà lo lắng bởi ngoại hình và tính cách e dè của con gái sẽ khó để có thể sống với nghề. Nhưng khi nữ diễn viên chứng minh được đam mê và gặt hái được thành quả, mẹ ủng hộ Kim Huyền hoàn toàn. “Tôi đi làm có chuyện gì mẹ cũng cảm nhận được. Dù tôi không nói ra nhưng trong những ngày tôi bế tắc, mẹ luôn có cách thể hiện để tôi biết rằng luôn có mẹ ở bên cạnh mình”, nữ diễn viên Sáng đèn tâm sự. Nhắc đến quãng thời gian sang Nhật Bản du học, Kim Huyền nói sự lựa chọn nào cũng có cái được và cái mất. Nữ nghệ sĩ bộc bạch vào thời điểm bản thân không còn “lửa” trong nghề, cần một năng lượng mới, không gian mới nên cô chọn gác lại đam mê. Sao phim Sáng đèn cho biết những ngày đầu ở xứ người, cô rất háo hức. Nhưng chỉ vài tháng sau đó thì cô bắt đầu nhớ nghề, nhớ nhà và thường tự hỏi bản thân rằng không biết lựa chọn của mình có đúng hay không. Cô nói: “Cũng may mắn là tôi dễ thích nghi, không có chuyện nghĩ mình là nghệ sĩ thì không làm những công việc khác. Tôi sang Nhật vừa học vừa làm thêm, công việc đầu tiên của tôi là rửa chén cho một quán ăn. Việc đó bình thường đối với tất cả du học sinh nên tôi cũng không đặt mình là một người đặc biệt gì cả”. Nhìn lại hành trình của mình, diễn viên Kim Huyền không hối hận vì bản thân đã dám “rẽ” sang một hướng khác. Với cô, mỗi môi trường sống cho cô những trải nghiệm và sức mạnh nội tại riêng. Trong chặng đường làm nghệ thuật, Kim Huyền nhận được sự động viên của không chỉ mẹ mà còn từ người tri kỷ của mình - diễn viên Trương Minh Quốc Thái. Tính đến hiện tại, cả hai đồng hành cùng nhau hơn 20 năm, giữ mối quan hệ bạn bè thân thiết. Thời điểm nữ nghệ sĩ yếu lòng, suy sụp tinh thần, nam diễn viên đã gửi tặng cô một cuốn sách để vực dậy, giúp cô có thêm năng lượng tích cực để đi tiếp.Nhắc đến Trương Minh Quốc Thái, Kim Huyền bộc bạch: “Mới đầu tôi nghĩ chỉ là người bạn bình thường làm việc chung. Từ từ, người bạn đó có những góp ý, chia sẻ về cách ứng xử của tôi. Chúng tôi trao đổi đam mê nghề nghiệp và nhận ra tư duy làm nghề lẫn tư duy cuộc sống giống nhau. Mối quan hệ đó dần thắt chặt và bất cứ những thăng trầm trong đời tôi đều có người bạn này ở bên cạnh, kể cả lúc vui hay khi bế tắc”. Kim Huyền ấn tượng với Trương Minh Quốc Thái bởi sự mạnh mẽ, điềm đạm, dù yêu nghề nhưng không tham danh vọng. “Anh ấy giống như một người anh dạy dỗ tôi. Tôi rất sợ mất đi tình bạn này, mà tôi nghĩ mình sợ hơn cả mất người yêu nữa. Nếu không còn có sự kết nối chặt chẽ với anh Thái chắc mình sẽ hơi chông chênh, mà tôi thì không muốn chông chênh”, Kim Huyền tâm sự.
Adele chiến đấu với bệnh tật, phải hoãn show diễn
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.
Trong làng bóng đá sinh viên khu vực Tây Nam bộ, Trường ĐH Trà Vinh đang dần khẳng định vị thế của một thế lực mới. Sau màn trình diễn ấn tượng tại mùa giải trước, đội bóng tiếp tục thể hiện phong độ xuất sắc để lần thứ hai liên tiếp góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025).Tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, ngay từ trận mở màn, đương kim vô địch khu vực đã gửi lời tuyên chiến mạnh mẽ với phần còn lại khi đánh bại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long bằng chiến thắng áp đảo 4-0. Không chỉ có cách biệt lớn về tỷ số, trận đấu này còn ghi dấu ấn đặc biệt khi đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận lập hat-trick đầu tiên của vòng loại khu vực. Tiếp đà hưng phấn, thầy trò HLV Trầm Quốc Nam tiếp tục hủy diệt Trường ĐH FPT Cần Thơ với tỷ số 4-1 trong một thế trận hoàn toàn áp đảo. Sự đồng đều ở cả ba tuyến giúp đội kiểm soát hoàn toàn trận đấu, cho thấy một hệ thống chiến thuật bài bản và hiệu quả.Nhưng đỉnh cao của sự bùng nổ đến ở lượt trận cuối vòng bảng, khi ĐH Trà Vinh khiến tất cả phải ngỡ ngàng với chiến thắng 6-0 trước Trường ĐH Tây Đô. Ấn tượng hơn, ngay ở giây thứ 49, tiền đạo Hà Văn Thuận đã ghi bàn thắng nhanh nhất của vòng loại khu vực. Một trận đấu thể hiện trọn vẹn sự vượt trội của đội bóng này, cả về kỹ thuật lẫn tinh thần thi đấu.Với ba trận toàn thắng cùng hiệu số khủng, Trường ĐH Trà Vinh hiên ngang tiến vào vòng play-off với tư cách ứng cử viên số một. Và họ đã không khiến người hâm mộ thất vọng.Bước vào vòng loại trực tiếp, sự kịch tính và khốc liệt tăng lên đáng kể. Trận đấu với Trường ĐH Cửu Long được dự báo là thử thách không hề dễ dàng, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Đối thủ chơi đầy quyết tâm và khiến thầy trò HLV Trầm Quốc Nam gặp không ít khó khăn. Nhưng trong thời điểm then chốt, bản lĩnh của một đội bóng lớn đã lên tiếng: pha lập công duy nhất giúp đội giành chiến thắng tối thiểu 1-0, ghi danh vào trận chung kết khu vực.Nếu như trận bán kết là màn thử thách sự kiên nhẫn, thì trận chung kết với Trường ĐH Nam Cần Thơ lại là nơi mà ý chí và quyết tâm của Trà Vinh được đẩy lên đỉnh điểm. Cả hai đội đã cống hiến một trận cầu căng thẳng, giằng co từng pha bóng. Tưởng chừng trận đấu sẽ phải bước vào loạt sút luân lưu thì đúng vào phút bù giờ cuối cùng, Nguyễn Văn Giàu hóa người hùng với bàn thắng quý như vàng, chính thức đưa Trường ĐH Trà Vinh vào vòng chung kết toàn quốc. Thành công của Trường ĐH Trà Vinh không chỉ đến từ một cá nhân xuất sắc mà là sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến thuật hợp lý và tinh thần đồng đội tuyệt vời. Đội bóng này không có lối chơi cứng nhắc mà thể hiện sự linh hoạt đáng kinh ngạc: khi đối thủ yếu, họ tấn công vũ bão; khi gặp đối thủ mạnh, họ phòng ngự chặt chẽ và tận dụng cơ hội một cách lạnh lùng.Nhắc đến Trà Vinh, không thể không kể đến hai cái tên nổi bật nhất: đội trưởng Cao Lữ Minh Thuận và tiền đạo Hà Văn Thuận. Minh Thuận không chỉ là thủ lĩnh về tinh thần mà còn là trái tim của hàng công, với những bàn thắng quan trọng và khả năng dẫn dắt lối chơi. Trong khi đó, Hà Văn Thuận lại là mẫu tiền đạo nhanh nhẹn, có thể trừng phạt đối thủ chỉ với một khoảnh khắc sơ sẩy.Bên cạnh đó, hàng thủ vững chắc và sự chắc chắn từ tuyến giữa cũng là yếu tố quan trọng giúp đội bóng này trở nên đáng sợ. Đây là một tập thể không có quá nhiều ngôi sao, nhưng lại có sự gắn kết và đồng lòng – điều mà nhiều đội bóng phải thèm muốn.Lần đầu tiên góp mặt tại vòng chung kết năm ngoái, ĐH Trà Vinh đã tạo được tiếng vang lớn khi lọt vào tứ kết. Nhưng với một đội bóng tham vọng, họ không muốn dừng lại ở đó.Mùa giải 2025, Trường ĐH Trà Vinh bước vào vòng chung kết với một tâm thế khác: không còn là kẻ thách thức mà là một đối thủ thực sự đáng gờm. Họ đã chứng minh được khả năng và giờ đây, mục tiêu không chỉ là góp mặt mà còn là tiến sâu, ít nhất là vượt qua được thành tích năm ngoái. Khi đón tiếp các đội bóng tại TP.HCM để chuẩn bị cho VCK vào năm ngoái, một trong những đội khiến chúng tôi (PV Báo Thanh Niên) ấn tượng nhất. Không phải là vì các cá nhân xuất sắc nổi trội, hay các cầu thủ có ngoại hình nổi bật. Điều khiến chúng tôi ấn tượng là sự chân chất, chân thành từ cả thầy lẫn trò đến cả cổ động viên của Trường ĐH Trà Vinh. Mùa giải năm ngoái, HLV Trầm Quốc Nam từng chia sẻ rằng cả đội không ít lần thao thức đến tận 2-3 giờ sáng, không phải vì lo lắng mà vì niềm phấn khích quá lớn khi lần đầu tiên đặt chân đến sân chơi đỉnh cao này. “Ai cũng mong chờ từng giờ từng phút để được ra sân, để khẳng định mình và mang về niềm tự hào cho ngôi trường thân yêu”, ông tâm sự.Nhưng với Trường ĐH Trà Vinh, bóng đá không chỉ là chuyện thắng - thua. Đó là một sân khấu, nơi đội bóng muốn trình diễn thứ bóng đá đẹp, cống hiến hết mình để người hâm mộ có thể thưởng thức những pha bóng mãn nhãn. HLV Trầm Quốc Nam từng nhấn mạnh: "Chúng tôi không chỉ đá vì danh hiệu, mà còn để thể hiện bản sắc, để xứng đáng là đại diện tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ tại giải đấu uy tín này". Với họ, mỗi trận đấu là một lời khẳng định về tinh thần thể thao cao thượng, về lối chơi kỹ thuật, fair-play và sự bùng cháy đến những phút cuối cùng.Các CĐV của đội bóng miền Tây cũng ấn tượng không kém. Năm 2024, lần đầu tiên, trên khán đài của Trường ĐH Tôn Đức Thắng xuất hiện dàn âm thanh cổ vũ độc đáo với nhạc ngũ âm và trống Chhay-dăm cùng những bộ trang phục rực rỡ sắc màu của người Khmer. Không quá ồn ào, không đao to búa lớn nhưng đủ chân thành để khiến các cầu thủ dưới sân cảm nhận “lửa” đang được tiếp từ khán đài. Bước vào VCK giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO, tinh thần bóng đá đẹp đó vẫn là kim chỉ nam dẫn lối. Trường ĐH Trà Vinh không chỉ hướng đến những cột mốc thành tích, mà còn muốn lan tỏa hình ảnh của một đội bóng chơi bóng với niềm đam mê thuần khiết nhất. Họ không chỉ muốn thắng, mà muốn thắng theo cách khiến người hâm mộ phải nhớ mãi—bằng những pha phối hợp đẹp mắt và bằng tinh thần của những người con miền Tây.
Ngân hàng bắt tay fintech thúc đẩy chuyển đổi số
Sau buổi họp báo khởi động, Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024 tổ chức hoạt động tuyển sinh đầu tiên tại Học viện Ngoại giao. Sự kiện có sự tham gia của nhà báo Phùng Công Sưởng (Trưởng Ban tổ chức), Hoa hậu Đỗ Thị Hà, diễn viên Phùng Đức Hiếu, ca sĩ Kuun Đức…Góp mặt tại buổi tuyển sinh, Đỗ Thị Hà gây ấn tượng bởi nhan sắc ngày càng thăng hạng. Sau gần 5 năm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020, cô gái quê Thanh Hóa khiến nhiều người ngưỡng mộ khi có sự nghiệp vững vàng, vừa theo đuổi nghệ thuật, vừa phát triển kinh doanh. Dịp này, người đẹp 10X cũng có những tiết lộ thú vị về kỷ niệm giấu gia đình thi nhan sắc trước đó. Hoa hậu Đỗ Thị Hà cho biết thời điểm cô tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 không có những buổi tuyển sinh hoành tráng tại các trường đại học. “Trước sơ khảo miền Bắc 3 ngày, tôi mới nộp hồ sơ cho ban tổ chức. Đến lúc đó, tôi vẫn băn khoăn việc nộp hồ sơ có phải điều đúng đắn không. Bởi hồ sơ của những thí sinh được đăng tải lên mạng rất đẹp, tài giỏi, khiến tôi tự ti. Hồi đó tôi nghĩ là mình ở mức ổn thôi, đến khi đăng quang mới thấy mình đẹp”, hoa hậu quê Thanh Hóa chia sẻ. Nhắc đến kỷ niệm dự thi cách đây 5 năm, Đỗ Thị Hà cho biết phỏng vấn kín là phần thi nhiều áp lực nhất. Cô khẳng định chính sự tự tin là bí quyết để bản thân vượt qua. “Vòng thi này là dịp ban giám khảo hiểu sâu hơn về thí sinh, cũng là cơ hội để thí sinh thể hiện bản thân. Để vượt qua vòng thi này, bạn cần thể hiện được cá tính riêng”, Đỗ Thị Hà nói.Tại ngày hội tuyển sinh, người đẹp 10X tiết lộ lý do giấu bố mẹ thi hoa hậu. Việc này xuất phát từ nỗi sợ nói trước bước không qua và tâm lý xấu hổ của người đẹp nếu không đạt được thành tích gì. Đỗ Thị Hà nhấn mạnh tài sản lớn nhất của hoa hậu không phải tiền bạc mà sự lan tỏa. Lý giải về điều này, người đẹp tâm sự nhiều chương trình từ thiện do cô kêu gọi nhận được sự hưởng ứng lớn từ các nhà hảo tâm.Với Đỗ Thị Hà, tham dự Hoa hậu Việt Nam 2020 là trải nghiệm đầu đời quý giá. Cô khẳng định hành trình này có sự yêu thương nhưng có cả khó khăn, vất vả và nước mắt. “Hoa hậu Việt Nam không phải hành trình khiến Hà đổi đời nhưng sau khi có danh hiệu, tôi có thêm cơ hội để đi nhiều nơi hơn, gặp gỡ nhiều người ưu tú. Tôi nhận ra, khi hiểu về bản thân, bạn sẽ có cách để làm mình đẹp hơn”, Đỗ Thị Hà nói. Góp mặt tại sự kiện ngoài Đỗ Thị Hà còn có sự tham dự của diễn viên Phố trong làng - Phùng Đức Hiếu. Trong vai trò khách mời, anh chia sẻ bản thân yêu mến cuộc thi Hoa hậu Việt Nam khi tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ nước nhà. Trong quá trình theo dõi các kỳ, Phùng Đức Hiếu ấn tượng với phần thi trang phục áo dài và phần thi ứng xử. Anh khẳng định thí sinh Hoa hậu Việt Nam luôn có những câu trả lời ứng xử thông minh giúp phần thi mang tính nhân văn sâu sắc.Nam diễn viên bày tỏ thêm: “Tôi đã theo dõi các kỳ tổ chức Hoa hậu Việt Nam từ rất lâu. Cuộc thi luôn tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ Việt, cả về nhan sắc lẫn trí tuệ. Không chỉ là sân chơi nhan sắc, Hoa hậu Việt Nam luôn quan tâm đến những chương trình thiện nguyện. Điều đó càng khiến cuộc thi trở nên ý nghĩa”.