Tiểu không tự chủ ở nam giới cảnh báo bệnh tiềm ẩn nào?
Ngày 20.2, TAND TP.Hà Nội ban hành quyết định đưa ra xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, liên quan đến cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng một số cá nhân tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Theo quyết định, cả 13 bị cáo đều bị truy tố tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài bà Nhàn, còn có bị cáo Nguyễn Trọng Đường, thời điểm xảy ra sai phạm đang làm Giám đốc VNCERT, sau đó giữ chức Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ TT-TT.Nhóm bị cáo còn lại gồm: Ngô Quang Huy, cựu Phó giám đốc VNCERT; Trần Duy Hiếu, cựu Phó vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính; Nguyễn Huy Hùng, chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính; Trần Nguyên Chung, cựu Trưởng phòng thuộc Cục An toàn thông tin; Nguyễn Thị Ánh Hồng, chuyên viên VNCERT...Phiên tòa dự kiến được mở vào 17.3 tới đây, kéo dài trong 8 ngày. Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, do thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh làm chủ tọa.Theo cáo trạng, năm 2016, VNCERT được TT-TT thông giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng. Đến nay, bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn.Vẫn theo cáo trạng, ông Nguyễn Trọng Đường là người đại diện chủ đầu tư trong quá trình triển khai gói thầu số 8. Ông này đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện cho AIC tham gia và trúng thầu.Sau khi đấu thầu, ông Đường nhận 1 túi quà tết của phía Công ty AIC, bên trong có 1 tỉ đồng. Bị cáo dùng 200 triệu chi tiêu cá nhân, còn lại chi tiền tết cho các nhân viên VNCERT tham gia dự án.Đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị phạt 30 năm tù về 2 tội là vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.CEO Nguyễn Thành Tựu: Kiến thức kinh tế giúp tôi rút ngắn khoảng cách với ngành luật
Sáng nay 8.3, tại Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn FVG Travel tổ chức hội thảo Lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 chủ đề "Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa".Tham dự hội thảo có anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, hơn 300 đại biểu, các chuyên gia du lịch, các tổ chức quốc tế và một số Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam.Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, đánh giá hội thảo lữ hành quốc tế - Quảng Nam 2025 là một trong những sự kiện quan trọng, hoạt động có ý nghĩa sâu sắc đối với tỉnh nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Quảng Nam đến với bạn bè, du khách trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội quý báu để Quảng Nam tiếp thu các ý kiến của quý đại biểu, qua đó tiếp tục nghiên cứu những chủ trương định hướng, chỉ đạo và giải pháp thực hiện để phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững trong thời gian đến. Theo ông Triết, cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang là tuyến du lịch nội tỉnh chính thức đầu tiên được công bố trong định hướng phát triển hành lang du lịch mới tỉnh Quảng Nam kết nối trung tâm du lịch Hội An - Mỹ Sơn với các vùng phía tây, phía nam của tỉnh, xa hơn là kết nối với các trung tâm du lịch trong nước và khu vực. Trên cơ sở đó, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, cung cấp các dịch vụ có chất lượng phục vụ du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt sẽ hình thành các chương trình du lịch đa dạng với chủ đề khác nhau, kết nối các điểm du lịch trên một hay nhiều tuyến du lịch. Ông Triết đề nghị, để Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với khách du lịch, nhà đầu tư trong nước và quốc tế, bên cạnh những định hướng phát triển và xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình phát triển du lịch mang tính lâu dài, chiến lược thì sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, sự liên kết hợp tác giữa các địa phương, ngành, lĩnh vực, sự quan tâm của các chuyên gia du lịch... có ý nghĩa hết sức quan trọng, cần thiết trong bối cảnh hiện nay; đặc biệt là sự đồng hành của các doanh nghiệp du lịch."Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định, ngành du lịch là nền tảng tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Quảng Nam tập trung phát triển, tạo ra những sản phẩm du lịch xanh, dựa vào nền tảng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, tạo cơ hội cho việc bảo tồn tài nguyên và phát triển du lịch một cách bền vững. Phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá mà phải có sự phát triển hài hòa kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường", ông Triết nhấn mạnh.Phát biểu tại hội thảo, anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, cho hay trong bối cảnh khởi nghiệp ngày càng được quan tâm, nhiều bạn trẻ đã tận dụng tài nguyên để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Từ các homestay truyền thống đến các tour du lịch trải nghiệm văn hoá, ẩm thực, thanh niên đã góp phần làm phong phú thêm hệ sinh thái du lịch của đất nước, của tỉnh nhà. Điều này không chỉ góp phần bảo tồn di sản mà còn tạo nên sức hút đặc biệt cho du khách trong và ngoài nước.Anh Nguyễn Tường Lâm cho rằng, để tiếp tục phát huy vai trò của thanh niên trong phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tỉnh nhà, phát triển du lịch và đặc biệt là du lịch trải nghiệm bền vững, đề nghị lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tiếp tục quan tâm tạo điều kiện, cơ chế để thanh niên được tham gia trực tiếp đóng góp gìn giữ và xây dựng văn hóa địa phương.Anh Lâm cũng đề nghị cần phải có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện hỗ trợ thanh niên nói chung, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, cần ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ trong quảng bá du lịch; xây dựng mạng lưới kết nối thanh niên khởi nghiệp du lịch."Với sức trẻ, nhiệt huyết và sáng tạo, tôi tin rằng thanh niên Quảng Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch, góp phần quảng bá đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế", anh Nguyễn Tường Lâm nói.Tại hội thảo, các chuyên gia du lịch, tổ chức quốc tế và đại diện các doanh nghiệp cũng đã trình bày tham luận nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Nam nói chung và miền núi phía tây của tỉnh nói riêng; đồng thời nhằm đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến Quảng Nam.Trình bày tham luận, ông Nguyễn Anh Tấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FVG, cho biết Quảng Nam có lợi thế nằm trên con đường di sản miền Trung, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, là nơi hội tụ, kết tinh của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, nổi bật với hai di sản văn hóa thế giới là khu đền tháp Mỹ Sơn và phố cổ Hội An, cùng nhiều danh thắng, điểm du lịch nổi tiếng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan mỗi năm.Việc hình thành một sản phẩm mang tính kết nối các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, thêm tour tuyến mới cũng như giới thiệu các sản phẩm mới với quy mô lớn dành cho du khách trong và ngoài nước trải nghiệm là điều vô cùng cần thiết để góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế tỉnh nhà. Vì vậy, việc hình thành "Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang" để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Quảng Nam, là đòn bẩy để phát triển du lịch và kinh tế, nâng cao vị thế của tỉnh nhà trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới."Cung đường di sản là cầu nối để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, từ lễ hội, nghề thủ công đến ẩm thực địa phương. Đây cũng là cách để gắn kết phát triển kinh tế với việc giữ gìn bản sắc dân tộc, tránh nguy cơ mai một trước sự phát triển hiện đại hóa", ông Tấn chia sẻ.Dịp này, UBND tỉnh Quảng Nam đã công bố quyết định và trao chứng nhận du lịch xanh cho Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang; Công bố quyết định phê duyệt tuyến khai thác vận tải trên cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang.Ngoài ra, ký kết các biên bản ghi nhớ liên kết, hợp tác phát triển du lịch Quảng Nam. Đặc biệt là công bố hành lang phát triển du lịch mới tỉnh Quảng Nam với chủ đề: "Cung đường di sản Hội An - Mỹ Sơn - Cổng trời Đông Giang: Nơi thiên nhiên giao hòa cùng văn hóa" nhằm mở rộng không gian du lịch, giảm áp lực lên di sản, kết nối đa dạng các nền văn hóa thu hút khách.Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam cũng trao chứng nhận kỷ lục hành lang có mái che hình rồng dài nhất Việt Nam với chiều dài 460 mét được xây dựng dựa trên kiến trúc rồng thời Lý.
Nhớ lắm đọt choại quê hương
Dừng chân lối ra số 3 tại nhà ga metro Ba Son vào buổi chiều, nhiều bạn trẻ xúng xính váy áo, chăm chút những tấm ảnh ưng ý. Không gian mát mẻ lộng gió cùng với bãi cỏ xanh, bức tường phủ rêu và dàn dây leo là điểm nhấn cho địa điểm này. Chưa hết, không gian chụp ảnh còn có một TP.HCM hiện đại, với một bên là tòa nhà Landmark 81, bên còn lại là cầu Ba Son. Với không gian trên, địa điểm này nhanh chóng trở thành "studio miễn phí" thu hút người trẻ đến check-in. Phan Thị Mỹ Duyên, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết: "Mình biết đến nơi này qua một bài đăng trên mạng xã hội. Mọi người bảo đây có chỗ chụp ảnh đẹp và miễn phí, thế là mình quyết định đi đến để "sống ảo". Mình rất ấn tượng không gian này, vì có sự kết hợp giữa những bức tường cổ kính phủ rêu và dây leo nhưng xung quanh lại là những tòa công trình hiện đại, cảm giác vừa mới mẻ, vừa hoài niệm, rất thích hợp để chụp ảnh". Các bạn trẻ cho biết thời gian lý tưởng để chụp ảnh ở ga Ba Son là vào cuối chiều, khi ánh sáng mặt trời xuyên qua các tòa nhà, tạo hiệu ứng màu hổ phách rất đẹp. Nếu yêu thích phong cách cổ điển, những bức tường phủ rêu sẽ là phông nền hoàn hảo. Còn nếu muốn theo đuổi phong cách hiện đại, chỉ cần đứng tại cổng ra của ga metro, bạn sẽ có những bức ảnh "sang chảnh" với view là tòa nhà cao tầng phía sau. Ngoài ra, các bạn cũng khuyên nên mặc trang phục nhẹ nhàng, tông màu sáng để hòa hợp với không gian và ánh sáng tại đây.Được bao quanh bởi những tòa nhà cao tầng, nhưng tại khu vực ga Ba Son vẫn giữ được vẻ bình yên, mát mẻ nhờ vị trí sát bờ sông. Lê Quốc Duy, (26 tuổi) làm công việc tự do, ngụ tại hẻm 79 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp (TP.HCM), chia sẻ: "Mình đến đây không chỉ để chụp ảnh mà để thư giãn, hóng gió. Đây là nơi lý tưởng để tránh xa sự ồn ào của phố thị, không khí rất trong lành và thoáng đãng. Mình còn mang theo ống nhòm để ngắm các tòa nhà cao tầng từ xa". Để đến ga metro Ba Son, bạn chỉ cần di chuyển từ ga metro Bến Thành tuyến metro Ba Son trong khoảng 4 phút. Lối ra số 3 dẫn trực tiếp đến địa điểm này. Nếu đi xe máy, bạn chỉ cần đi theo hướng đường Tôn Đức Thắng (Q.1) hướng đến ga metro Ba Son, nhưng lưu ý tại đây chưa có bãi đỗ xe bạn có thể gửi xe tại các trung tâm thương mại gần đó.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nhằm tháo gỡ cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố, cơ quan này đã tham mưu UBND TP.HCM ban hành 2 văn bản gồm: Kế hoạch số 5776 ngày 26.9.2024, quyết định số 5013 ngày 5.11.2024 về triển khai thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cho tổ chức, cá nhân tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn TP.HCM.Mục tiêu ban hành nhằm thực hiện các nội dung công việc chính để cải cách thủ tục hành chính về đăng ký, cấp sổ đỏ. Thực hiện rà soát tổng thể và thống kê số liệu các khu nhà, các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố đã được cấp phép đầu tư xây dựng và được đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp sổ đỏ.Xác định rõ nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến việc chưa hoàn thành công tác cấp sổ đỏ từ đó phân nhóm, phân loại, thống kê số liệu, danh sách dự án cụ thể theo từng nhóm, đề ra và thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn theo kế hoạch, lộ trình và thời gian cụ thể.Chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất và đồng bộ từ thành phố đến quận, huyện, TP.Thủ Đức để giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đánh giá toàn diện về tình hình phát triển cũng như công tác cấp sổ đỏ tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố kể từ khi dự án được cấp phép đầu tư xây dựng đến khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và cấp sổ đỏ liên quan đến công tác cấp sổ đỏ tại các dự án nhà ở thương mại...Đến nay, thống kê kết quả tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố của tổ công tác thành lập theo Quyết định số 5013 đã có 12 cuộc họp được tổ chức để bàn hướng tháo gỡ khó khăn cho 66 dự án, với 37.214 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel, một tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ, 655 ô đậu xe ô tô, 218 ô thương mại dịch vụ.Kết quả tháo gỡ đã có 41/66 dự án đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 27.575 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel, 655 ô đậu xe ô tô, một tài sản gắn liền với đất, 15 sàn xây dựng công trình thương mại dịch vụ.Như vậy, trong tổng số khoảng 81.000 căn nhà chưa được cấp sổ đỏ được thống kê hồi tháng 4.2023, sau nhiều đợt Sở Tài nguyên và Môi trường "ra quân" tháo gỡ khó khăn cho các dự án thì đến nay trên toàn địa bàn TP.HCM còn khoảng 10.000 căn nhà chưa được cấp sổ đỏ. Dự kiến cuối năm 2025, thành phố sẽ hoàn tất việc cấp sổ đỏ cho số căn nhà còn lại. Tuy nhiên, đây là con số thống kê từ kể từ tháng 7.2014 đến hết tháng 4.2023, hiện đã phát sinh thêm nhiều dự án mới vẫn chưa được cấp sổ đỏ cần thành phố tiếp tục tháo gỡ.
Cổ đông lớn liên quan ông Bùi Thành Nhơn tiếp tục đăng ký bán cổ phiếu Novaland
Tối 10.2, chúng tôi trở lại quảng trường Hồ Chí Minh (ở P.Dương Đông, TP.Phú Quốc), nơi đây đã sạch bóng xe điện. Khoảng sân rộng trước tượng đài Bác Hồ đã thoáng hơn, không còn xe điện nào hoạt động. Số người dân đến đây tập thể dục bắt đầu đông hơn và nhiều người tỏ ra phấn khởi khi không còn tình trạng xe điện bát nháo hoạt động ở quảng trường Hồ Chí Minh.Chị Nguyễn Thị Dung (ở khu phố 3, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc) cho biết, mấy ngày trước, chị đi bộ tập thể dục ở quảng trường phải "ngó trước ngó sau", chỉ cần mất tập trung là có thể va phải những chiếc xe điện của các em nhỏ. "Hôm nay đi thể dục thoải mái hơn nhiều, không phải vừa đi vừa lo tránh xe điện nữa", chị Dung nói.Theo anh Nguyễn Tấn Phát (ở khu phố 3, P.Dương Đông), lúc quảng trường mới khánh thành, anh thường dẫn con gái đến hóng mát vào mỗi tối. Từ khi nhiều xe điện hoạt động bát nháo, anh không dám đưa con đến nữa. "Nay quảng trường không còn xe điện, tôi sẽ thường xuyên đến đây hơn. Mong chính quyền địa phương quyết liệt hơn để quảng trường này không còn tái diễn cảnh tượng bát nháo như những ngày trước", anh Phát nói.Như Thanh Niên đã thông tin, quảng trường Hồ Chí Minh ở TP.Phú Quốc được khánh thành ngày 19.5.2024. Sau khi đưa vào sử dụng chưa đầy 1 tháng, có nhiều hộ kinh doanh xe điện, thức ăn nhanh... đến kinh doanh tại đây, tạo nên cảnh tượng bát nháo.Đầu tháng 6.2024, UBND P.Dương Đông có thông báo nghiêm cấm kinh doanh buôn bán tại khu vực quảng trường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tình hình chỉ tạm ổn một thời gian ngắn. Gần đây, rất nhiều xe điện và gian hàng tiếp tục hoạt động bát nháo. Ngoài gây nguy hiểm cho người dân đi dạo bên trong còn để lại hình ảnh xấu ở nơi được xem là địa chỉ đỏ của TP.Phú Quốc, khiến người dân bức xúc.Gần nhất là tối 7.2, một người đàn ông đang dẫn đứa con gái nhỏ đi dạo trong khuôn viên quảng trường thì bất ngờ bị một em nhỏ lái xe điện tông vào trực diện. Cú tông mạnh khiến người ngã xuống, bị chấn thương ở cánh tay phải và 2 ống chân.Ngoài ra, phía trước quảng trường có nhiều gian hàng lưu động bày bán cá viên chiên, chả chiên, nước mía… cùng tiếng chào mời inh ỏi khiến nhiều người khó chịu.Sau phản ánh của Thanh Niên, chính quyền địa phương đã mạnh tay chấn chỉnh. Tối 8.2, UBND P.Dương Đông phối hợp Đội trật tự đô thị Phú Quốc đến kiểm tra xử lý, tịch thu 24 xe điện và 8 gian hàng.Đồng thời, trong ngày 9.2, UBND P.Dương Đông đã cho dựng hàng rào chắn trước khu quảng trường, không cho xe cộ chạy vào bên trong để bảo đảm an toàn cho người dân bên trong quảng trường.