Con gái tiết lộ phản ứng của Kim Tử Long khi không nối nghiệp cải lương
Trước ngày đón Xuân Son trở về, vợ và con của anh đã dọn dẹp, cùng nhau trang trí lại nhà cửa theo chủ đề tết. Đã 5 năm kể từ khi chuyển đến Việt Nam thi đấu nhưng đây là cái Tết Nguyên đán đầu tiên mà Xuân Son đón với tư cách là người Việt Nam. Một tin vui ngày cuối năm âm lịch với Xuân Son là anh đã có lần đầu tiên lọt vào tốp 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội tháng 12.2024 (theo thống kê của chuyên trang BuzzMetrics) nhờ màn trình diễn chói sáng ở AFF Cup 2024. Anh đứng thứ 4 trong danh sách này. Con số này là minh chứng cho sức "nóng" mà Xuân Son đã tạo ra và mức độ yêu mến của người hâm mộ dành cho anh.Trước giờ ra viện, Xuân Son chia sẻ những hình ảnh tích cực trên trang cá nhân. Anh xuất hiện với hình ảnh tươi vui và vẫn tiếp tục tập các bài phục hồi sau phẫu thuật. Cả Xuân Son và vợ là chị Marcele đều rất hào hứng đón năm mới Ất Tỵ dù nam tiền đạo chắc chắn sẽ gặp bất tiện trong việc đi lại ít nhiều vì chấn thương. Đón tết ở nhà, Xuân Son cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để tránh ảnh hưởng đến vết mổ cũng như hạn chế tăng cân quá đà vì không thể tập luyện như bình thường.Theo BS-CKII Vũ Tú Nam, trưởng khoa Phẫu Thuật Nội soi khớp & Y học Thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City, ca phẫu thuật của Xuân Son đòi hỏi sự hoàn thiện và tính cá thể hoá trong từng khâu. Chấn thương của Xuân Son không chỉ là gãy đơn giản mà là gãy thân xương phức tạp, có mảnh rời lớn 7cm và nguy cơ các đường nứt tách thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Việc kết hợp xương với kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình lành xương tự nhiên và các cấu trúc lành xung quanh.Thách thức lớn nhất là tính toán chi tiết tất cả các bước, từ loại đinh, kích thước đinh, vị trí đinh, đến kỹ thuật nắn chỉnh qua da mà không cần mở đến vịt gãy. Nhờ sự hợp tác giữa các phòng ban cùng công nghệ mô phỏng, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công.ThS.BS Hồ Ngọc Minh, Giám đốc Điều hành Motion lab kiêm Bác sĩ Ngoại khoa Nội soi khớp & Y học thể thao, Bệnh viện Vinmec Times City, cho biết, việc khi nào Xuân Son có thể quay lại tập luyện phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có thời gian và quá trình hồi phục. Tối thiểu, Xuân Son có thể tập luyện cường độ cao sau 6 tháng, nhưng trung bình phải mất đến 9 tháng để trở lại sân bóng chính thức.BS Hồ Ngọc Minh đánh giá rằng với chấn thương này, Xuân Son có đủ khả năng lấy lại phong độ. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, vận động viên và ban huấn luyện. Thành tựu trước đây đã minh chứng: nhiều vận động viên như Thái Thị Thảo, Chương Thị Kiều đã quay lại đỉnh cao sau các chấn thương nặng. Điều này tăng cường niềm tin về sự phục hồi thành công cho Xuân Son.Xuân Son nhận được sự hỗ trợ từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), CLB, Bệnh viện Vinmec cũng như nguồn động viên, quan tâm lớn từ người hâm mộ trong quá trình hồi phục. Các nguồn lực tài chính, kỹ thuật và tâm lý đều được huy động để đảm bảo anh có thể quay lại thi đấu trong điều kiện tốt nhất.Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng rằng Xuân Son sẽ lại vượt qua tất cả thách thức, phục hồi ngoạn mục và tiếp tục toả sáng trên sân cỏ trong tương lai.Cà Mau: Phạt người đăng thông tin thất thiệt '12 con cá sấu xổng chuồng'
17 năm gắn bó với Hội thi cờ người đầu xuân, ông Long đã có 26 lần bình luận hội thi cờ người của tỉnh (không chỉ dịp tết, vào các năm có Festival biển Nha Trang, cờ người cũng được tổ chức lồng ghép để biểu diễn phục vụ du khách).
Tập đoàn đầu tư An Đông của bà Trương Mỹ Lan bị xử phạt về trái phiếu
Bộ phim Na Tra 2 đang là chủ đề bàn tán của dân mạng xứ Trung cũng như báo chí nước này thời gian gần đây, và hiện tại liên quan đến một chi tiết ẩn gây chú ý: sự xuất hiện của gậy Kim Cô (hay còn gọi là gậy Như Ý) chớp nhoáng cuối phim. Sina viết: "Cuối phim xuất hiện cây gậy Kim Cô, sự có mặt của chi tiết thú vị này như hòn đá lớn làm xao động mặt nước yên tĩnh, đồng thời khiến khán giả đặt ra nhiều nghi vấn: Đại Thánh sẽ xuất hiện?".Trong nguyên tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không sau khi tìm thầy học đạo, dời núi khiển binh, đã xuống biển khơi để xin một vật về làm vũ khí. Đông Hải Long cung của các long vương có cây gậy do Thái Thượng Lão Quân khắc chế, là vật trên đời có một, vừa có thể phóng to vừa thu nhỏ được, tên là gậy Kim Cô. Sau khi có gậy trong tay, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, "chọc trời khuấy nước", xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Từ phần phim đầu tiên là Na Tra (chiếu năm 2019), các nhà làm phim vẫn chưa cho xuất hiện cây gậy này, đồng thời cũng không nói gì đến nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không, thậm chí sự xuất hiện của các long vương - Ngao tộc cũng rất khác so với phiên bản Tây du ký. Phim Na Tra 2, cũng như phần đầu, được chuyển thể từ nguyên tác Phong thần diễn nghĩa của tác giả Hứa Trọng Lâm, một danh tác có từ đời Minh. Trong khi đó, bản phim truyền hình Tây du ký đã quá thành công của đạo diễn Dương Khiết, chiếu từ năm 1986, đã trở thành kỷ niệm và kinh điển đối với khán giả Trung Quốc, Việt Nam đến hôm nay, chuyển thể từ nguyên tác cùng thời của Ngô Thừa Ân. Hai pho truyện thần thoại yêu ma này cũng như hai nhân vật chính yếu trong đó là Tôn Ngộ Không và Na Tra có mối quan hệ tương hỗ. Trong đó, Tây du ký miêu tả kỹ chuyện Tôn Ngộ Không xuống Long cung đòi báu vật và giáp mặt với Na Tra tam thái tử. Thương hiệu Na Tra của đạo diễn Giảo Tử, mới nhất là phần 2 này, tuy không có nguồn tin nào xác nhận Tôn Ngộ Không xuất hiện nhưng chi tiết gậy Kim Cô trong phim đã khiến khán giả bàn tán sôi nổi. Báo chí xứ Trung phân tích, hai hình tượng Na Tra và Tôn Ngộ Không từ góc độ sáng tạo văn học vốn mang tính tương hỗ, "vừa là bạn vừa là thù", cùng chịu ảnh hưởng và bồi đắp cho nhau, nhưng với chi tiết gậy Kim Cô được trình làng, các nhà làm phim mở ra một khoảng không sáng tạo vô cùng lớn cho các phần phim Na Tra sau, nếu như họ tiếp tục cho "lăn bánh" phần 3. Nếu Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phần phim Na Tra tiếp theo, mối quan hệ của cặp đôi "kẻ tám lạng, người nửa cân" này hẳn sẽ rất hấp dẫn công chúng. Còn về phía các nhà sáng tạo, họ lại có thêm những cành nhánh để phát triển cho câu chuyện vốn đã rất thành công của mình. Chẳng hạn từ góc độ Na Tra, có thể thêm thắt các chi tiết về thầy trò Đường Tăng vào cũng như ngược lại, nhằm làm tăng kịch tính cho cả hai hình tượng trong tương lai. Na Tra là một nhân vật quan trọng trong Tây du ký, nhưng không phải chỉ vì lẽ đó mà có chi tiết vốn thuộc về Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phim. Và cũng không phải gậy Kim Cô xuất hiện thì Tề Thiên Đại Thánh sẽ xuất hiện trong các phần phim sau. Có thể, đây là chi tiết "ôn cố tri tân", tức các nhà làm phim muốn tỏ sự kính trọng đối với nguyên tác Tây du ký kinh điển nói riêng và kho tàng văn học nói chung.
Ông Trần Lâm Đồng, Phó giám đốc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, cho biết năm 2017, khi luật Lâm nghiệp ban hành, diện tích rừng có chứng chỉ còn khiêm tốn, đạt khoảng 250.000 ha. Để thúc đẩy thực hiện, năm 2018, Chính phủ đã phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, trong đó giao cho Bộ NN-PTNT xây dựng Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS).
Kinh tế Đức đang trượt dốc?
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.