Nga thay tư lệnh hải quân sau nhiều đồn đoán
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.VNPT được Bình chọn nhà mạng yêu thích nhất tại Vietnam Game Awards 2024
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định gửi Cục CSGT Bộ Công an, khoảng 15 giờ ngày 30.1, bà Nguyễn Thị D. (61 tuổi, trú P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội) lái xe ô tô 7 chỗ mang biển số 30G - 156.XX chở theo 8 người khác di chuyển trên QL21, hướng TT.Cổ Lễ (H.Trực Ninh, Nam Định) về TP.Nam Định (Nam Định). Khi đến Km153+500 QL21 thuộc địa bàn P.Nam Vân (TP.Nam Định) thì chiếc xe húc đổ lan can cứng, lao xuống mương nước cạnh đường.Vụ việc khiến 7 người chết tại chỗ, gồm bà D, ông Nguyễn Đức C. (69 tuổi, chồng bà D), Nguyễn Ngọc A. (36 tuổi, con bà D), Trần Ngọc Minh K. (8 tuổi, con chị Ngọc A), anh Nguyễn Văn T. (39 tuổi, trú H.Thanh Oai, Hà Nội), chị D. (34 tuổi, vợ anh T), Nguyễn Quang M. (2 tuổi).Chị Nguyễn Ngọc Q. (34 tuổi, con bà D) và cháu Nguyễn Ngọc D. (học sinh lớp 6) bị thương, được đưa đi cấp cứu.Bước đầu, Phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định xác định chiếc xe 7 chỗ di chuyển tốc độ chậm để rẽ phải rồi tự đâm vào lan can đường và lao xuống mương, không va chạm với phương tiện nào khác.Công an tỉnh Nam Định đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.Theo thống kê của Cục CSGT, trong ngày 30.1 (tỉnh đến 15 giờ ngày 30.1), toàn quốc xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 50 người. So với ngày cùng kỳ năm 2024 giảm 41 vụ, giảm 9 người chết và giảm 31 người bị thương.Về kết quả xử lý vi phạm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 3.308 trường hợp vi phạm; tạm giữ 36 xe ô tô, 1.592 xe mô tô, 25 phương tiện khác; tước 191 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 427 giấy phép lái xe.Trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 1.405 trường hợp; vi phạm về tốc độ 567 trường hợp ; chở hàng quá tải trọng 1 trường hợp; quá khổ giới hạn 2 trường hợp; chở quá số người quy định 12 trường hợp; vi phạm ma túy 6 trường hợp.
Không phải phở hay bún bò, đây là món Việt được ca ngợi có 'cả thế giới hương vị'
Ngày 17.4, giá xăng dầu giảm nhẹ, giá dầu Brent kỳ hạn tháng 6 lùi 8 cent, tương đương 0,09%, xuống 90,02 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI của Mỹ giao tháng 5 cũng mất 5 cent xuống 85,36 USD/thùng.
Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, Chánh văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam cho biết, Giáo hội Công giáo toàn thế giới đã kêu mời các tín hữu cầu nguyện cho đức Giáo hoàng Francis từ sau khi ngài nhập viện ngày 14.2 vừa qua. Đến ngày 19.2, Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng thông báo kêu mời cầu nguyện. Sáng qua, Hội đồng Giám mục Việt Nam tiếp tục phát thông báo cập nhật. Hội đồng Giám mục Việt Nam mời cộng đồng tiếp tục cầu nguyện gìn giữ, thêm sức tăng lực và ban bình an cho đức Giáo hoàng Francis và chúc lành cho các bác sĩ, chuyên viên, nhân viên y khoa đang chăm sóc sức khỏe cho ngài.Cập nhật mới nhất về sức khỏe của Giáo hoàng Francis từ Vatican tối 23.2 cho biết, tình trạng sức khỏe của ngài vẫn còn nguy hiểm. Tuy nhiên, từ tối qua, ngài không gặp thêm các cơn khó thở nào.Đức Giáo hoàng đã được truyền hai đơn vị hồng cầu cô đặc với kết quả tích cực và chỉ số hemoglobin đã tăng lên.Tình trạng giảm tiểu cầu vẫn ổn định, một số xét nghiệm máu cho thấy có dấu hiệu suy thận nhẹ ban đầu, hiện đang được kiểm soát. Ngài tiếp tục được điều trị ô xy liều cao qua ống thông mũi. Giáo hoàng Francis vẫn tỉnh táo và định hướng vẫn tốt.Do tính phức tạp của tình trạng lâm sàng và cần thêm thời gian để các liệu pháp điều trị có thể phát huy hiệu quả, nên vẫn chưa thể đưa ra tiên lượng.Vào buổi sáng, tại căn hộ được bố trí ở tầng 10, Giáo hoàng Francis đã tham dự Thánh lễ cùng với những người đang chăm sóc ngài trong những ngày qua.
Miễn visa cho Trung Quốc, Thái Lan sợ tour 0 đồng trỗi dậy
Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%).