Bạn theo đuổi phong cách nào, 'sang trọng thầm lặng' hay khoe logo?
Sự ra đi của nhà thơ Dương Kỳ Anh ở tuổi 77 để lại nhiều tiếc nuối với bạn bè, đồng nghiệp. Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Hữu Việt chia sẻ: “Thương tiếc nhà thơ Dương Kỳ Anh - người thủ trường đặc biệt những năm đầu làm báo Tiền Phong”.Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh tên thật là Dương Xuân Nam, sinh năm 1948 tại Hà Tĩnh. Ông là nguyên Tổng biên tập báo Tiền Phong, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Dương Kỳ Anh còn là một trong những nhà thơ, nhà báo hiếm hoi của Việt Nam được ghi tên trong từ điển Danh nhân Văn hóa Thế giới (Khu vực châu Á - Thái Bình Dương).Nhà thơ Dương Kỳ Anh từng xuất bản một số tác phẩm như Và anh đợi (1987), Dang một chuyện tình (1989), Đi qua thời gian (1992), Bông hoa lạ (1994), Bài phóng sự (2000), Miền ký ức (2001), Bức ảnh thứ hai (2001), Chị Huệ làng Tảo Trang (2003), Xuyên Cẩm (2004), Thơ Dương Kỳ Anh (2005), Thổ địa (2006); Cõi ta bà (2008)... Ông giành được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của mình. Nhà thơ, nhà báo Dương Kỳ Anh được nhiều người gọi với danh xưng “cha đẻ” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Ông đảm nhận vai trò Trưởng ban Tổ chức kiêm chủ tịch hội đồng giám khảo cuộc thi sắc đẹp này từ năm 1988 đến năm 2008. Trong một lần chia sẻ với Thanh Niên, ông từng cho rằng thi hoa hậu nên là một ngày hội văn hóa, giúp cho tất cả các cô gái trong độ tuổi trẻ trung đều có cơ hội được tỏa sáng, học hỏi, thể hiện bản thân. Ông cũng từng chia sẻ quan điểm về việc không chấp nhận thí sinh phẫu thuật thẩm mỹ tại Hoa hậu Việt Nam để đảm bảo tính công bằng cho cuộc thi.Lão nông từng nhiễm trùng khớp háng nặng suốt 2 năm đã ‘đi lại khỏe re’
Giám đốc Sở Môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa ngày 1.3 cho hay quyết định ngừng tiếp nhiên liệu cho những chiếc ô tô cũ được đưa ra tại một "cuộc họp marathon" về ô nhiễm không khí để "tìm ra các căn bệnh và biện pháp khắc phục", theo AFP."Chúng tôi đã quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu cho những phương tiện đã hơn 15 năm tuổi sau ngày 31.3.2025", ông Sirsa nhấn mạnh, cho thêm thiết bị sẽ được lắp đặt tại các trạm xăng để nhận dạng những phương tiện cũ như trên.Những chiếc ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng có tuổi đời lần lượt trên 10 và 15 năm không được phép lưu thông trên đường phố ở New Delhi nhưng nhiều chiếc đã bị phát hiện vi phạm quy định.Cũng theo ông Sirsa, các quyết định khác được đưa ra nhằm giảm mức độ ô nhiễm nguy hiểm của thủ đô Ấn Độ bao gồm biến đất cằn cỗi thành "rừng mới" và khuyến khích sinh viên đại học tham gia trồng cây. Ông cho biết thêm chính quyền sẽ bắt buộc các tòa nhà cao tầng, khách sạn và sân bay phải lắp đặt súng chống khói bụi và các tiện ích để kiểm soát ô nhiễm.New Delhi thường xuyên bị xếp hạng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới và bị bao phủ trong sương mù nồng nặc mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm là do những người nông dân gần đó đốt rơm rạ, cũng như do các nhà máy và khói xe. Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong những năm qua và việc đóng cửa trường học kéo dài nhiều tuần trên khắp thủ đô New Delhi, nhằm bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương khỏi không khí độc hại, đã trở thành sự kiện diễn ra mỗi năm, theo AFP.
Nữ giám đốc ngân hàng dạy nhảy miễn phí cho học sinh mỗi sáng
Theo các phân tích, có vài sự kiện đáng chú ý trong phiên giao dịch đầu tuần. Đó là sự kiện nhà nhà máy lọc dầu Tuapse của Nga bị cháy vào cuối tuần qua. Tuy mức độ thiệt hại là không rõ ràng, song lo ngại ảnh hưởng nguồn cung sang các thị trường châu Á là có do sản lượng nhà máy này chủ yếu bán sang các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia. Trước đó, đầu năm nay, nhà máy này buộc phải dừng hoạt động sản xuất và chế biến dầu 3 tháng, do bị tấn công bởi máy bay không người lái.
Cả hai mẫu xe này đều sử dụng hộp số 4 cấp kết hợp hệ thống khởi động điện hoặc cần đạp. Tuy nhiên, động cơ trên Honda Wave Alpha có mức tiêu hao nhiên liệu khoảng 1,9 lít/100 km, trong khi con số này trên GPX Rock 110 vào khoảng 2,3 lít/100 km.
Xe tải cố chấp chạy ngược chiều, ép nhiều xe máy chờ đèn đỏ phái tránh đường
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.