Quyền Linh lợp mái tôn, mua xe mới cho cô bé mồ côi không biết mặt cha
Những ngày này, bãi biển Mỹ Khê, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng đang bị sạt lở nghiêm trọng.Trước tình trạng này, chính quyền TP.Đà Nẵng đã huy động nhiều lực lượng phối hợp thực hiện "4 tại chỗ" để ứng phó sóng biển tiếp tục xâm thực sâu vào bờ.Cụ thể, trong ngày 2.1.2025, các lực lượng gồm Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được huy động toàn bộ để tham gia xử lý sạt lở bờ biển Mỹ Khê.Ghi nhận tại hiện trường sạt lở, hơn 200 người chia làm nhiều nhóm bỏ cát vào bao sau đó đóng thành từng rọ với kích thước 1,5 x 2m xếp chồng lên nhau thành một hàng dài để ngăn sóng biển đánh phá bờ biển.Trước tình hình sạt lở tại đây, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Lê Trung Chinh đã kiểm tra hiện trường và yêu cầu các đơn vị có giải pháp ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho người dân và du khách. Ông Lê Trung Chinh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý ổn định, lâu dài để bảo vệ bờ biển, nhất là tại bãi biển Mỹ Khê.Theo ông Phan Đình Đức, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng, hiện nay các khu vực bãi biển thuộc Q.Sơn Trà, Q.Ngũ Hành Sơn vẫn đang bị sóng xâm thực, tiếp tục gây sạt lở. Trong các vị trí sạt lở thì nặng nhất là đoạn hơn 100 m bờ biển Mỹ Khê (P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà).Sau khi nhận lệnh của lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT thành phố phối hợp Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch triển khai lực lượng tranh thủ thời gian làm để bảo vệ bờ biển.Các lực lượng vẫn đang ứng phó bằng lực lượng tại chỗ, cho bao tải cát vào trong các rọ thép để đảm bảo liên kết, thi công khoảng 3 lớp và sẽ đẩy nhanh nhất tiến độ có thể. Theo ông Đức, những ngày qua sóng biển rất cao đã gây khó khăn cho việc thi công, các lực lượng tranh thủ buổi sáng nước cạn để thi công gấp rút, vào buổi chiều nước lên không thi công được. Về lâu dài, địa phương có chủ trương làm kè bê tông. Sau khi phê duyệt hồ sơ thì Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT TP.Đà Nẵng sẽ triển khai thi công.Hộ nghèo ở huyện biên giới được ‘tiếp sức’ để đón tết ấm áp hơn
Nguyễn Huỳnh Phụng Tiên, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết thuê phòng trọ với giá 1,1 triệu đồng ở ngay gần trường. Số tiền phù hợp và vị trí thuận lợi cho việc đi học nên dù mùa nắng thì nóng, mùa mưa phải lội nước đến trường nhưng Tiên vẫn chấp nhận ở.
EVNHANOI tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn điện trong dịp lễ
Theo hãng tin Reuters, tăng trưởng trên thị trường xe điện toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại trong năm nay, do trợ cấp nhà nước giảm.
Mới đây, một người dùng mạng xã hội đã đăng tải đoạn clip khiến nhiều người bất ngờ vì vạch kẻ màu vàng xuất hiện trên đường 1 chiều ở TP.HCM, cụ thể là tuyến đường Phú Giáo (P.14, Q.5). Để khẳng định chắc chắn đây là đường một chiều, chủ tài khoản quay thêm bảng cấm đi ngược chiều được cắm ở đầu đường.Vạch kẻ đường "bất nhất" với biển báo hiệu khiến nhiều người tranh luận: "Làm tôi hoang mang quá", "Đi theo biển báo thôi", "Hôm qua em suýt đi vô, tưởng đường 2 chiều. Hên nhớ lại biển cấm quẹo phải mới thấy biển ngược chiều"...Tài khoản Thanh Phan nêu ý kiến, thứ tự hiệu lực là: Người điều khiển giao thông, biển tạm thời, biển cố định, vạch kẻ đường. Do đó, tài khoản này cho rằng người tham gia giao thông nên đi theo biển báo hiệu trên đường. Trong khi đó, nickname Juci thở dài: "Đã đường một chiều còn kẻ vạch vàng ở giữa...".Theo tìm hiểu, đây là tuyến đường do Q.5 quản lý. Tuy nhiên, Trung tâm quản lý đường bộ trong quá trình kiểm tra các tuyến mà đơn vị này phụ trách đã phát hiện và báo với quận. Sáng sớm hôm nay 20.1, tổ thi công đã đến sơn lại các vạch kẻ màu vàng thành vạch kẻ màu trắng.Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, vạch kẻ màu vàng đứt nét là để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Khi có vạch kẻ màu vàng trên đường, xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. Vạch màu trắng đứt nét dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện chuyển làn đường qua vạch.
Mùa hè cực 'cháy' với các phụ kiện phối cùng bikini hai mảnh
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.