Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phản hồi vụ Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu 'lạ' trong liveshow
Nạn nhân là ông H.V.C (57 tuổi) ngụ KP.10, TT.Phước Dân, H.Ninh Phước, Ninh Thuận.Đại diện UBND TT.Phước Dân, cho biết khoảng 14 giờ cùng ngày, người dân phát hiện ông H.V.C nằm bất tỉnh bên lề đường, trên tay đang nắm sợi dây cáp viễn thông. Qua kiểm tra, phát hiện ông H.V.C đã tử vong, người dân liền báo cơ quan chức năng.Theo người dân địa phương, ông H.V.C là người khuyết tật, có hoàn cảnh rất khó khăn. Như thường ngày, ông C. đi chăn cừu ở bãi đất trống gần trụ sở KP.10 thì xảy ra sự việc đau lòng.Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.Tư vấn sức khỏe: Mất thị lực, mù lòa đe dọa người cận thị nặng
Tỉ phú Elon Musk có tuyên bố rắn trên mạng xã hội X ngày 9.3, khẳng định hệ thống vệ tinh Starlink “là xương sống của quân đội Ukraine”. Công ty hàng không vũ trụ SpaceX của ông Musk là đơn vị sở hữu Starlink và đã cung cấp hệ thống mạng vệ tinh cho Ukraine trong hơn 3 năm chiến sự. “Toàn bộ tiền tuyến của Ukraine đã sụp đổ nếu tôi tắt chúng đi (Starlink)”, ông Musk nói.Gần đây xuất hiện thông tin nêu rằng tỉ phú Elon Musk đang cân nhắc cắt mạng Starlink tại Ukraine như một con bài mặc cả để Ukraine đàm phán thỏa thuận khoáng sản với những điều khoản có lợi cho Mỹ. Ông Musk đã phủ nhận điều này.Theo Reuters, hiện Ba Lan là nước hỗ trợ phần lớn chi phí để Starlink hoạt động tại Ukraine. Phản hồi trước bài đăng trên X của ông Musk, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói rằng chính phủ nước này đã chi khoảng 50 triệu USD mỗi năm trả phí Starlink tại Ukraine.“Nếu SpaceX có dấu hiệu trở thành nhà cung cấp không đáng tin cậy, chúng tôi buộc phải tìm đối tác khác”, ông Sikorski viết trên X, dẫn lại bài đăng của ông Musk. Châu Âu được cho là đang tìm những phương án thay thế Starlink nếu tỉ phú Musk dừng hoạt động mạng vệ tinh tại Ukraine.Lời qua tiếng lại giữa ông Musk và ông Sikorski tiếp tục khi ông chủ SpaceX khẳng định: “Dù tôi có bất đồng với chính sách của Ukraine ra sao, Starlink cũng sẽ không bao giờ ngừng dịch vụ. Chúng tôi không bao giờ làm như vậy hoặc sử dụng chúng như con bài mặc cả”.Ông Musk cũng phản hồi thông tin của Ngoại trưởng Sikorski rằng Ba Lan chi tiền để Starlink hoạt động ở Ukraine: “Hãy thôi đi. Các vị chỉ thanh toán một phần nhỏ chi phí. Không gì có thể thay thế được Starlink”.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng đã lên tiếng về bài viết của người đồng cấp Ba Lan. “Không ai đưa ra bất kỳ lời đe dọa nào về việc cắt Starlink ở Ukraine. Hãy biết nói cảm ơn vì nếu không có Starlink, Ukraine đã thua cuộc chiến từ lâu và người Nga lúc này đã có thể ở sát biên giới Ba Lan”, ông nói.
Hương vị quê hương: Chè chuối tuổi thơ
Sau cuộc đụng độ bất thường tại Nhà Trắng với Tổng thống Mỹ Donald Trump, một số nhà lãnh đạo châu Âu đã đề nghị hỗ trợ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky… trong khi số khác thúc giục hai bên nhanh chóng làm lành về ngoại giao.Ông Trump đe dọa sẽ rút lại sự hỗ trợ cho Ukraine ở thời điểm 3 năm sau khi cuộc chiến với Nga bùng nổ.Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng “một kỷ nguyên độc hại mới đã bắt đầu”, và bà thúc giục Đức giải ngân thêm 3,1 tỉ USD viện trợ cho Ukraine.Trong ngày 1.3, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã chào đón ông Zelensky bằng cái ôm nồng ấm trước công chúng ở London. Cả hai đã ngồi lại để trò chuyện trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Âu mà Tổng thống Zelensky sẽ tham dự vào ngày 2.3 để thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói chuyện với cả ông Zelensky và ông Trump vào ngày 1.3. Trong một cuộc phỏng vấn, ông Macron đã kêu gọi hai bên bình tĩnh.Ông Macron cho biết ông Zelensky đã nói với ông rằng ông sẵn sàng “khôi phục đối thoại” với Mỹ bao gồm cả một thỏa thuận cho phép Mỹ tiếp cận doanh thu từ tài nguyên thiên nhiên của Ukraine. Nhưng ông Macron không đề cập những gì ông Trump đã nói với ông.Tổng thư ký NATO Mark Rutte thì cho rằng ông Zelensky cần tìm cách khôi phục quan hệ với ông Trump, sau cuộc tranh cãi “không đáng có”.Ông Rutte cho biết ông đã nói với nhà lãnh đạo Ukraine rằng “chúng ta thực sự phải tôn trọng những gì Tổng thống Trump đã làm cho Ukraine cho đến nay”, đồng thời nhắc nhở ông Zelensky rằng ông Trump là người đã cung cấp vũ khí chống tăng Javelin cho Ukraine vào năm 2019, giúp lực lượng nước này có thể chống trả quân đội Nga.
Sáng 27.1, giá USD thế giới tăng nhẹ. Chỉ số USD-Index đầu ngày đạt 107,47 điểm, tăng 0,2 điểm so với cuối tuần qua. Trong nước, các ngân hàng đang nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 nên giá USD không thay đổi như Vietcombank niêm yết mua USD chuyển khoản ở mức 24.800 đồng, bán ra 25.300 đồng… Riêng giá USD tự do tăng 10 đồng, đưa giá mua lên 25.460 đồng và bán ra lên 25.560 đồng. Trong nước, tỷ giá những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025 hạ nhiệt nhờ giá USD thế giới đi xuống. Bên cạnh đó, dòng tiền kiều hối năm 2024 về Việt Nam tiếp tục tăng cao và đây là một trong những lý do giúp tỷ giá ngoại tệ USD/VND ổn định. Riêng tại TP.HCM, kết thúc năm 2024, ước khoảng có 9,6 tỉ USD lượng kiều hối chuyển về thành phố, tăng 140 triệu USD so với năm 2023. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, châu Á và châu Mỹ là 2 khu vực có lượng kiều hối chuyển về chiếm tỷ trọng cao nhất, tới 82,2% tổng lượng kiều hối chuyển về trong năm 2024. Tính chung năm 2024, kiều hối chảy về của cả nước ước đạt khoảng 16 tỉ USD.Giá USD thế giới đã xuống thấp nhất trong vòng 1 tháng. Dù vậy, Trên investing.com, các chuyên gia bình luận rằng, vùng 107,75-108,25 hiện sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh của chỉ số USD-Index. Chỉ số này vẫn có thể giảm xuống mốc 106 điểm nhưng sau đó xu hướng tăng rộng hơn có thể sẽ được duy trì tiếp.Trong tuần này, một loạt các sự kiện và dữ liệu quan trọng sẽ được công bố. Bắt đầu với cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra vào ngày 29.1 với sự kỳ vọng của thị trường về việc Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp này. Tiếp theo là cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu dự kiến diễn ra vào một ngày sau đó là ngày 30.1. Cuối cùng là dữ liệu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát của Fed - cũng sẽ được công bố...
Liên minh phản liên kết
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.