Sau 10 tháng sinh con, mẹ trẻ bị chỉ trích vì điều này...
Ngày 20.1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức hội nghị công bố các quyết định về điều động, phân công trong công tác cán bộ.Tại hội nghị, ông Nguyễn Thượng Hải, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Đắk Lắk công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phân công, điều động ông Trần Hồng Tiến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Krông Pắk, đến nhận công tác tại UBND tỉnh Đắk Lắk kể từ ngày 20.1.Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công, điều động và chỉ định ông Nguyễn Hoàng Giang, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Krông Pắk nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 20.1.Theo kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tỉnh Đắk Lắk sẽ giảm 9 sở, ngành. Trong đó, Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH được hợp nhất thành Sở Nội vụ và Lao động. Một số chức năng, nhiệm vụ của Sở LĐ-TB-XH sẽ thực hiện chuyển giao sang các sở, ngành khác.Cụ thể, chuyển giao chức năng về lao động, tiền lương, việc làm, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới sang Sở Nội vụ và Lao động; chuyển giao chức năng về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Sở Y tế. Chuyển giao chức năng về giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT; chuyển giao chức năng giảm nghèo sang Ban Dân tộc tỉnh.
Nhiều công ty đến bến xe, nhà ga TP.HCM tuyển dụng lao động sau tết
Sáng 17.3, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sắp xếp đơn vị hành chính.Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, các phó bí thư Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo các sở ngành, quận huyện, doanh nghiệp nhà nước.Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết trình bày tóm tắt các nội dung chính, quan trọng trong Kết luận 121 của Trung ương Đảng, Kết luận 126 và Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Bà Tuyết cũng thông tin một số kết quả bước đầu của TP.HCM trong việc tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền từ cấp thành phố đến quận, huyện và sắp xếp bộ máy bên trong các cơ quan, đơn vị.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính là việc quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành ủy TP.HCM.Trong hơn 3 tháng qua, TP.HCM tập trung thực hiện quyết liệt, triển khai đồng bộ, chặt chẽ, thận trọng, đúng yêu cầu, tiến độ đề ra, tuân thủ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn cơ quan Trung ương."Qua vận hành thời gian ngắn cho thấy mọi việc đều ổn, chưa có trục trặc gì lớn", Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá.Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho biết thêm, ngay sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127 ngày 28.2, Thành ủy đã kịp thời chỉ đạo một số công việc như dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp quận, phường và đảng bộ trực thuộc.Đồng thời, Thành ủy TP.HCM giao Đảng ủy UBND TP.HCM, Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan khẩn trương nghiên cứu và tham mưu đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi tắt là sáp nhập tỉnh), không còn cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã theo định hướng chung cả nước.Bên cạnh đó, Thành ủy TP.HCM cũng thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.Ngày 14.3 vừa qua, Bộ Chính trị đã họp và thống nhất cao chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hiện các cơ quan chức năng của Trung ương đang tập trung làm đề án, lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương để tổng hợp trình Trung ương Đảng đầu tháng 4.2025. Sau đó, các cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ) sẽ ban hành văn bản để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.Về một số công việc cần tập trung, Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở nhận thức thông suốt đây là cuộc cách mạng tái cấu trúc tổ chức bộ máy cho phù hợp với phát triển của kỷ nguyên mới, là yêu cầu khách quan và cấp bách.Ông cũng yêu cầu toàn hệ thống chính trị thành phố, nhất là người đứng đầu phải chấp hành nghiêm, gương mẫu, quyết liệt trong triển khai từng nhiệm vụ, tuân thủ chủ trương của Trung ương và Thành ủy TP.HCM. "Phấn đấu hoàn thành đề án đúng tiến độ theo thời gian Trung ương quy định trong quý 1/2025", Bí thư Thành ủy TP.HCM nói thêm.Bên cạnh đó, ông Nên đề nghị các cơ quan tham mưu và cơ quan chức năng khẩn trương hoàn chỉnh đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; hoàn chỉnh đề án về hệ thống tổ chức đảng cấp thành phố và cấp xã theo kết luận của Trung ương.Từng cấp ủy, chính quyền phải rà soát, đánh giá hiện trạng tổ chức bộ máy và đề xuất phương án sáp nhập theo tiêu chí. "Khẩn trương đánh giá thực chất đúng cán bộ, công chức để theo đúng phẩm hạnh, năng lực, sở trường với từng vị trí việc làm ngay sau khi sáp nhập, hạn chế thấp nhất xáo trộn không cần thiết", lãnh đạo Thành ủy TP.HCM lưu ý.Song song đó, triển khai đồng bộ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo mô hình 2 cấp gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục hình thức, hành chính.Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh điều quan trọng có ý nghĩa "then chốt của then chốt" khi tiến hành sắp xếp bộ máy là cán bộ. Mục tiêu là tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả đều liên quan đến con người và chính con người quyết định tổ chức bộ máy mạnh hay yếu, tốt hay xấu, được nhân dân tín nhiệm cao hay thấp. "Việc đánh giá, lựa chọn đúng người, bố trí đúng việc là cực kỳ quan trọng", ông Nên đúc kết.Ngoài ra, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị quan tâm giải quyết thấu tình, đạt lý chế độ, chính sách đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, không để ai quá thiệt thòi, không để tiêu cực, thiếu dân chủ, thiếu công bằng khi thực hiện các chính sách.Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, công nghệ thông tin là điều kiện để tổ chức hoạt động hiệu quả trong thời đại số, giúp bộ máy vận hành thông minh, thuận tiện, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, giảm thủ tục rườm rà, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc...
Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn
Trạm bơm Mỹ Tài nằm trên địa bàn xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ, Bình Định) thuộc dự án tăng trưởng xanh, được đầu tư xây dựng từ tháng 6.2019 đến tháng 10.2020 thì đưa vào sử dụng.Công trình trạm bơm Mỹ Tài do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư, đơn vị thiết kế là Viện Đào tạo và khoa học ứng dụng miền Trung, Công ty TNHH xây dựng Thủy Dương là đơn vị thi công. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 37 tỉ đồng, bao gồm các hạng mục: đập dâng, bờ kè, trạm bơm điện công suất 900 m³/giờ lấy nước từ sông La Tinh.
Một chiêu trò khác là dịch vụ thi, cấp, đổi giấy phép lái xe online. Nhiều dịch vụ cấp, đổi bằng lái xe trên mạng có mức phí từ 400.000 - 600.000 đồng. Thậm chí, có đối tượng còn quảng cáo sẽ lo "trọn gói", từ giấy khám sức khỏe và sau đó giấy phép lái xe sẽ được gửi về tận nhà. Tuy nhiên, NCSC cho rằng phần lớn đối tượng quảng cáo dịch vụ này đều không có địa chỉ thật, không có thông tin trong hệ thống đào tạo lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đã có không ít người trở thành nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo dịch vụ thi, cấp, đổi giấy phép lái xe online. Mới đây, một người có nhu cầu học bằng lái ô tô hạng FC ở tỉnh Bắc Kạn đã bị đối tượng L.T.D tại An Giang lừa đảo hơn 15 triệu đồng từ việc thuê làm bằng lái xe ô tô qua mạng. Bên cạnh việc có thể bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cũng cho biết việc cung cấp thông tin cá nhân với người lạ - như các đối tượng đổi giấy phép lái xe online có thể khiến người dân gặp một số vấn đề như: bị đánh cắp và rao bán thông tin; bị quấy rầy bởi quảng cáo rác, thậm chí bị hack mất dữ liệu.
Tài sản nào được công chứng ở tất cả các tỉnh, thành?
Ngày 24.1, trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (thuộc Bộ GTVT) cho biết, khối lượng tổng thể tại dự án cầu Rạch Miễu 2 đã đạt gần 80%, vượt tiến độ chung so với kế hoạch hơn 4%. Riêng phần cầu chính Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, vượt tiến độ hơn 24%.Cụ thể: Về phần đường, đang thi công trên toàn bộ tuyến dài khoảng 14 km và đã hoàn thành 100% công tác đắp gia tải xử lý đất yếu (đang giai đoạn chờ cố kết), đang tiến hành dỡ tải được 10/14km, rải bê tông nhựa theo từng phân đoạn được khoảng 4km. Toàn bộ phần cầu và đường thuộc dự án trên địa bàn tỉnh Bến Tre sẽ hoàn thành trước ngày 30.6 năm nay.Về phần cầu, đã hoàn thành 4/6 cầu (cầu Xoài Hột, cầu Mỹ Tho, cầu Tam Sơn và cầu Ba Lai), còn 2 cầu đang triển khai thi công là cầu chính Rạch Miễu 2 và cầu Sông Mã. Trong đó, cầu Sông Mã sẽ hoàn thành trước tháng 6.2025, cầu Rạch Miễu 2 dự kiến hợp long vào tháng 8.2025.Vẫn theo đại diện đơn vị chủ đầu tư, hiện nay, trên công trường, các đơn vị thi công tiếp tục duy trì triển khai thi công 3 ca, 4 kíp, với 30 mũi thi công, khoảng 150 đầu thiết bị thi công, 500 công nhân và 83 cán bộ kỹ thuật.Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các đơn vị đã chủ động có kế hoạch sắp xếp, tổ chức thi công các hạng mục chính đến ngày cuối cùng của năm âm lịch 2024. Trong những ngày Tết Ất Tỵ vẫn triển khai các công tác phụ trợ, bảo dưỡng bê tông, bảo dưỡng mặt đường, đảm bảo công tác an toàn…Các đơn vị luân phiên các tổ đội triển khai trên công trường để đảm bảo công nhân và kỹ sư có cái tết bên gia đình và song song hoàn thành nhiệm vụ chung của dự án.Chưa hết tháng 1.2025, nhưng chủ đầu tư dự án cầu Rạch Miễu 2 cho biết đã giải ngân hơn 245/673 tỉ đồng của kế hoạch bố trí vốn năm 2025. Chủ đầu tư dự kiến, với tiến độ và kế hoạch thi công sẵn có, dự án cầu Rạch Miễu 2 sẽ được thông xe kỹ thuật ngày lễ Quốc khánh 2.9.2025 và hoàn thành toàn bộ dự án trước 30.10.2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Dự án cầu Rạch Miễu 2 có điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa QL1 với đường tỉnh 870, thuộc địa phận H.Châu Thành, Tiền Giang. Điểm cuối tại Km16+660 QL60, cách mố phía bắc cầu Hàm Luông khoảng 0,71km, thuộc địa phận TP.Bến Tre, Bến Tre. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 6.810 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước.

Cấm vẫn đổ
MoMo được Sao Khuê vinh danh nhờ các giải pháp thanh toán không tiền mặt
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án đưa - nhận hối lộ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Bộ Công thương và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tội nhận hối lộ. Ông An đã bị phạt 4 năm tù cũng về hành vi này liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil.C03 cũng đề nghị truy tố ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, tội đưa hối lộ. Ông Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt và bà Đỗ Thị Tuyết Nga, kế toán Công ty Bách Khoa Việt cùng bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.Theo kết luận điều tra, do được ông An hứa giúp đỡ kinh doanh xăng dầu, đầu năm 2013, bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, gọi điện nhờ ông An giúp và hướng dẫn thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Đầu năm 2015, Công ty Bách Khoa Việt xin Bộ Công thương cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu. Bộ này thành lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn.Quá trình kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy xác nhận đủ điều kiện cho Công ty Bách Khoa Việt, bà Phương đã đến gặp ông An tại Nhà khách Bộ Công thương (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) nhờ hỗ trợ doanh nghiệp mình sắp được cấp giấy phép và đưa ông An 200 triệu đồng. Do đó, ngày 4.2.2015, Bách Khoa Việt được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.Tháng 8.2015, bà Phương đến nhà ông An tại Hà Nội nhờ giúp doanh nghiệp được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ý và nói "cứ làm đi, An sẽ giúp".Quá trình nói chuyện, ông An nói đang có ý định mua căn nhà to hơn nhưng không đủ điều kiện và gợi ý bà Phương hỗ trợ tiền mua nhà. Bà Phương cũng đồng ý do hiểu Công ty Bách Khoa Việt đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu do An phụ trách và sắp tới phải được An giúp đỡ nên mới có thể được nâng cấp lên làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đồng ý.Một tháng sau, ông An gọi điện bảo bà Phương hỗ trợ 9 tỉ đồng để mua nhà, dặn chuyển khoản vào tài khoản của vợ mình. Số tiền này được Công ty Bách Khoa Việt chuyển cho ông An làm 2 lần, một lần 5 tỉ đồng vào ngày 8.9.2015 và lần 5 tỉ đồng vào ngày 9.9.2015.Đầu năm 2016, bà Phương giao cấp dưới làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Do chưa đủ điều kiện nên ông An hướng dẫn hợp thức để đủ điều kiện được. Doanh nghiệp này sau đó được cấp phép vào năm 2016.Kết luận xác định Công ty Bách Khoa Việt sau đó đã vi phạm trong việc trích lập và chi sử dụng trái phép Quỹ bình ổn giá xăng dầu. C03 xác định doanh nghiệp này phải nộp hơn 107 tỉ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỉ đồng và còn "nợ" hơn 105 tỉ đồng.Trong vụ án, C03 không đề nghị xử lý bà Phương về tội đưa hối lộ, bởi bà Phương đã nhận thức được hành vi của mình và chủ động tố giác sai phạm của ông Nguyễn Lộc An.Sai phạm thứ hai xảy ra tại Công ty Long Hưng, doanh nghiệp này vốn kinh doanh mặt hàng dầu FO cho các nhà máy nhiệt điện nhưng là thương nhân phân phối nên không chủ động trong việc nhập khẩu.Giữa năm 2014, ông Quỳnh nhận thấy để doanh nghiệp được chủ động trong việc nhập khẩu, kinh doanh dầu FO thì cần được Bộ Công thương cấp phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đã liên hệ và nhờ ông An hướng dẫn thủ tục.Ông An trao đổi lại rằng đang tham mưu, đề xuất Bộ Công thương, Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh xăng dầu. Sau khi Nghị định được ban hành, Công ty Long Hưng nộp hồ sơ đề nghị đến Bộ Công thương, thì ông An sẽ giúp đỡ.Nghị định 83/2014/NĐ-CP được ban hành, ông Quỳnh nghiên cứu và được ông An tư vấn. hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ nộp cho Bộ Công thương. Trên cơ sở đó, Quỳnh đã trực tiếp liên hệ với các cửa hàng, đại lý để nhờ ký các hợp đồng đại lý với Công ty Long Hưng.Bộ Công thương sau đó lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn. Quá trình kiểm tra, đoàn chỉ kiểm tra hồ sơ và xác suất một số cửa hàng, đại lý xăng dầu của Công ty Long Hưng nhưng vẫn ký biên bản kiểm tra thực tế đủ điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu.Được cấp giấy phép, khoảng tháng 7.2015, ông Quỳnh ra Hà Nội gặp thì được ông An tâm sự là đang có nhu cầu mua nhà VIP tại khu đấu giá Vườn Đào (Q.Tây Hồ, Hà Nội).Hai tháng sau lời tâm sự, ông Quỳnh đến nhà ông An ăn cơm thì ông An đề nghị ông Quỳnh hỗ trợ 10 tỉ đồng để mua nhà tại khu Vườn Đào.Thấy ông An đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình và ông An có quyền hạn kiểm tra điều kiện, đề nghị thu hồi giấy phép bất kỳ lúc nào nên đồng ý, nên đã đồng ý và chuyển 10 tỉ đồng vào tài khoản của vợ ông An.Sau này, ông Quỳnh nói chuyện với vợ về việc chi 10 tỉ đồng cho ông An thì bị vợ phản đối, nên ông Quỳnh trao đổi với ông An chỉ chi 5 tỉ đồng, 5 tỉ còn lại là cho ông An vay. Do đó, ông An đã trả lại 5 tỉ đồng cho ông Quỳnh.Trong 2 sai phạm, C03 cáo buộc ông An đã nhận hối lộ tổng số tiền 14,2 tỉ đồng.
Hơn nửa số máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ cùng tập trận
Theo số liệu nghiên cứu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), đến thời điểm cuối năm 2024, giá sơ cấp căn hộ chung cư trung bình tại Hà Nội đã đạt 70 triệu đồng mỗi m2, tăng 35,4% theo năm, khi các dự án mở bán mới đều thuộc phân khúc cao cấp, hạng sang, kéo theo mặt bằng giá thứ cấp cũng tăng mạnh.Giá căn hộ liên tục tăng cao và thiết lập mặt bằng mới khiến giá thuê căn hộ cũng có xu hướng "leo thang", với mức tăng trung bình từ 10 - 20% trong năm 2024. Ở khu vực trung tâm thành phố, gần như vắng bóng các căn hộ chung cư có giá thuê dưới 10 triệu đồng/tháng. Theo đó, giá thuê căn hộ 1 phòng ngủ phổ biến từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, 2 phòng ngủ từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.Tại khu vực vùng ven, giá thuê căn hộ trung bình từ 6,5 - 15 triệu đồng/tháng, tăng từ mức phổ biến từ 3 - 8 triệu đồng/tháng trong vòng chưa đầy 5 năm. Không chỉ giá thuê căn hộ tăng cao, giá thuê nhà trọ, chung cư mini cũng tăng vọt. Xu hướng này được thúc đẩy do nhu cầu thuê nhà tăng cao trước tình trạng giá bán vượt xa khả năng tài chính của phần lớn người lao động, khiến việc thuê nhà trở thành giải pháp tất yếu. Ngoài tác động từ nhu cầu thuê tăng cao, việc giá căn hộ không ngừng leo thang cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược định giá của chủ nhà. Khi giá nhà tăng cao buộc các chủ nhà phải nâng giá thuê để đảm bảo lợi nhuận và cân bằng dòng tiền đầu tư. Dù thực tế tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ ngày càng thấp do giá thuê không theo kịp mức tăng giá nhà.Tốc độ tăng giá thuê chỉ bằng khoảng ½ giá nhà trong năm 2024, trên nền tảng tỷ suất lợi nhuận từ việc cho thuê căn hộ tại Việt Nam chỉ ở mức khoảng dưới 4%, phổ biến dưới 2%, thấp hơn so với việc gửi tiết kiệm.Bên cạnh đó, việc giá vật liệu xây dựng, chi phí bảo trì và phí quản lý chung cư gia tăng cũng góp phần đẩy giá thuê lên mức mới, đặc biệt đối với các căn hộ có vị trí tốt và tiện ích đầy đủ.Sự thay đổi trong tư duy và lối sống của người trẻ, đề cao sự linh hoạt trong việc lựa chọn nơi sống, ưu tiên thuê nhà để dễ dàng thay đổi chỗ ở theo công việc, phong cách sống hoặc tiếp cận các khu vực có tiện ích tốt hơn, cũng là một trong những nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường căn hộ cho thuê.VARS nhận định: Việc giá thuê liên tục tăng cao, khiến nhiều người lao động, đặc biệt là người trẻ, có thu nhập trung bình và thấp, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị. Chi phí thuê nhà chiếm tới 35 - 50% thu nhập, cộng với các chi phí sinh hoạt khác, người trẻ gần như không có khả năng tích lũy.Nhiều người không còn đủ khả năng chi trả, buộc phải thu hẹp không gian sống, tìm kiếm lựa chọn rẻ hơn hoặc thậm chí rời khỏi các thành phố lớn. Xu hướng dịch chuyển ra các khu vực vùng ven ngày càng rõ ràng hơn, nhờ giá thuê thấp hơn khoảng 20 - 30% so với trung tâm. Tuy nhiên, việc dịch chuyển ra xa cũng mang đến nhiều thách thức khi hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển đồng bộ, chi phí đi lại tăng lên...Đáng chú ý, không chỉ lao động phổ thông, mà cả những lao động trẻ có trình độ cao cũng bắt đầu rời khỏi trung tâm đô thị. Khi chất lượng sống chưa đáp ứng kỳ vọng do người trẻ khó tìm được không gian sống thoải mái và chất lượng dịch vụ tốt với mức giá thuê phải chăng.Đồng thời, các tỉnh, thành vệ tinh cũng đang phát triển mạnh mẽ với nhiều khu công nghiệp, trung tâm công nghệ và dịch vụ hiện đại, với mức lương tại không quá chênh lệch so với trung tâm, nhưng chi phí sinh hoạt rẻ hơn đáng kể.Để hỗ trợ người trẻ có một nơi an cư, VARS cho rằng ngoài việc tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà nước cần sớm nghiên cứu phát triển quỹ nhà ở cho thuê dài hạn với giá rẻ, ưu tiên nhóm lao động trẻ, công nhân viên chức, trí thức trẻ, các lao động làm việc trong ngành nghề trọng điểm. Khuyến khích các chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở giá rẻ thông qua ưu đãi thuế, hỗ trợ vay vốn hoặc giảm chi phí đất. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông công cộng, giúp người lao động dễ dàng di chuyển từ khu vực giá rẻ đến trung tâm làm việc.Nhà nước có thể nghiên cứu áp dụng mô hình ký túc xá cho lao động đô thị như tại Singapore. Như vậy, người lao động trẻ mới ra trường, chưa có khả năng mua nhà, có thể thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư với giá thấp hơn thị trường 40 - 50%. Khi có đủ tài chính, họ có thể mua căn hộ trên với chương trình trợ giá và và vay mua nhà lãi suất thấp.Thứ hai là ký túc xá chuyên dụng cho lao động, chủ yếu phục vụ lao động nhập cư và lao động trẻ chưa có nhà ở ổn định. Mỗi ký túc xá có sức chứa từ 1.000 - 25.000 người, được quản lý theo mô hình hiện đại với phòng ở sạch sẽ, an ninh đảm bảo, có khu sinh hoạt chung, bếp ăn, nhà tắm, phòng giải trí. Hệ thống vận hành chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động.Trong khi đó các chủ đầu tư được khuyến cáo cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm nhà ở có giá phù hợp hơn với nhu cầu của đại đa số người dân. Bởi nhu cầu chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị trường là nhà ở giá bình dân, trung cấp.Việc ngày càng nhiều người lao động trẻ, nhất là lao động trẻ có trình độ, rời khỏi trung tâm đô thị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
nha cai
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư