$868
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xs dak lak. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xs dak lak."Đến hôm nay, tôi đã làm việc, gắn bó và trải qua bao thăng trầm cùng với khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định hơn 36 năm. Được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, bản thân tôi rất vui mừng và hạnh phúc vì được xã hội, đồng nghiệp, các cấp… ghi nhận những cống hiến. Bên cạnh vinh dự, tôi cũng nhận rõ trách nhiệm của mình là phải xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho các bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi...", Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng chia sẻ.Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định là tuyến cuối của tỉnh Bình Định có vai trò tiếp nhận khám bệnh và nhận thu dung điều trị tất cả các bệnh nhi nặng trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận như Phú Yên, Gia Lai và Kon Tum chuyển đến. Khoa có quy mô 150 giường bệnh. Qua khảo sát, nhiều năm về trước, số bệnh nhi tử vong do mắc các bệnh nặng như suy hô hấp, suy đa tạng, sốt xuất huyết… chiếm tỷ lệ khá cao. Trước thực trạng trên, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng cùng đồng nghiệp tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp chữa trị tốt nhất, hiệu quả nhất, giúp bệnh nhi giảm thời gian nằm viện và giảm tỷ lệ tử vong.Quyết là làm, trên cương vị trưởng khoa, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng đã mày mò, nghiên cứu, tổng hợp và đưa ra nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học (cấp tỉnh, cấp cơ sở) mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao đối với hoạt động chuyên môn.Từ năm 2015 đến nay, khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều kỹ thuật mới. Trong đó, kỹ thuật đo huyết áp động mạch xâm lấn đã giúp khoa Nhi điều trị thành công nhiều bệnh nhân sốc đặc biệt sốt xuất huyết dengue nặng, sốc nặng, sốc kéo dài, suy đa tạng; phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (CPAP) hỗ trợ hô hấp cho người bệnh suy hô hấp tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương đường thở liên tục trong suốt chu kỳ thở; phương pháp đo áp lực bàng quang đánh giá áp lực ổ bụng giúp chỉ định dẫn lưu màng bụng, giảm chèn ép gây giảm tưới máu các tạng, giảm suy đa tạng; phương pháp lọc máu liên tục hay còn gọi là liệu pháp thay thế thận liên tục CRRT…Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng cho biết, trong hành trình tìm lại niềm vui cho các bệnh nhi, ông có nhiều kỷ niệm đáng nhớ như những lần cùng các đồng nghiệp cứu sống bệnh nhân thập tử nhất sinh nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục cứu sống bệnh nhi tay chân miệng độ 4; lọc máu liên tục kết hợp thay huyết tương cứu sống bệnh nhân sốt xuất huyết dengue, sốc nặng, suy đa tạng, suy gan cấp nặng…Theo cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Hạnh, công tác tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dũng là người rất tận tụy với công việc. Khi có trường hợp bệnh nặng mới chuyển vào khoa, cần bác Dũng hội chẩn, xử lý gấp, dù không phải ca trực của mình nhưng chỉ cần gọi điện nhờ hỗ trợ là bác có mặt ngay, bất kể ngày hay đêm. "Bác sĩ Dũng như vị cứu tinh cho những bệnh nhi ở đây và như chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng tôi", điều dưỡng Hạnh nói.Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Thành Nam Bình, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, khẳng định bác sĩ Phạm Văn Dũng là tấm gương sáng cho các bác sĩ khác noi theo. Ông giỏi về chuyên môn, hết mình vì nghề. Suốt chặng đường công tác của mình, bác sĩ Dũng luôn tích cực mời chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Viện Nhi Trung ương về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại chỗ cho tất cả cán bộ, nhân viên trong khoa. Qua đó, góp phần tạo nên thương hiệu, uy tín cho khoa Nhi. Hiểu được tâm huyết của ông, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định cũng đã dành sự quan tâm, ưu tiên bố trí nguồn lực cho khoa Nhi để sửa chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh."Có thể nói rằng, đến thời điểm hiện tại, nội lực khoa Nhi vô cùng lớn mạnh. Nếu như trước đây, khi chưa áp dụng những kỹ thuật hiện đại, các trường hợp bệnh nặng đa phần đều tử vong. Bây giờ lại khác, tất cả đều được cứu sống một cách đầy ngoạn mục. Điều đáng vui mừng hơn hết là khoa Nhi còn hỗ trợ đắc lực cho Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên trong việc điều trị các bệnh nhi mắc bệnh nặng mà không cần phải chuyển vào TP.HCM. Khoa Nhi thật sự bước sang trang mới, trở thành điểm đến tin cậy của bệnh nhi trong và ngoài tỉnh", bác sĩ Bình nói.Nhờ những cống hiến to lớn trong lĩnh vực y khoa, bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Văn Dũng vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2014; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba vào năm 2021; Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Thầy thuốc nhân dân năm 2024. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xs dak lak. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xs dak lak.Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên. ️
Tối 6.3, bà Nguyễn Thị Lệ Hằng, Giám đốc Trung tâm CNTT-TT (Trung tâm chuyển đổi số) thuộc Sở KH-CN tỉnh Quảng Trị, đã có văn bản giải trình về vụ việc chỉ có 1 nhân viên đến làm việc tại cơ quan thời điểm ban lãnh đạo Sở KH-CN đến thăm, tặng hoa nhân ngày Quốc tế phụ nữ (8.3).Cụ thể, phía trung tâm cho biết đã không nhận được thông báo từ đại diện công đoàn cơ sở về việc ban lãnh đạo Sở KH-CN gồm giám đốc, phó giám đốc, chủ tịch công đoàn đến thăm và tặng hoa nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8.3."Về việc chỉ có 1 nhân viên đi làm vào lúc sở đến thăm, chúng tôi đã kiểm tra các camera an ninh và xác định ban lãnh đạo sở đến thăm vào lúc 7 giờ 26 phút đến 7 giờ 30 phút thì rời đi. Vào lúc 6 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút có 5 viên chức, người lao động đến làm việc và từ 7 giờ 30 phút đến 7 giờ 38 phút có thêm 9 viên chức khác đến làm việc", văn bản giải trình có đoạn viết.Trao đổi thêm với PV Thanh Niên, bà Hằng cho biết vì không nhận được thông báo ban lãnh đạo sở đến thăm nên các cán bộ, nhân viên không biết; thời điểm đoàn đến thăm, các cán bộ và nhân viên ngồi trong phòng làm việc. "Nếu nhận được thông báo thì tôi đã chỉ đạo cho cán bộ, nhân viên chuẩn bị kỹ lưỡng để đón ban lãnh đạo đến thăm. Vì không biết nên một số cán bộ vẫn ngồi trong phòng làm việc", bà Hằng nói.Trung tâm sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc và đã chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành nghiêm túc thời gian làm việc đến toàn bộ viên chức, người lao động theo chỉ đạo của Giám đốc Sở KH-CN.Như Thanh Niên đã thông tin, sáng nay 6.3, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị tạm dừng bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm chuyển đổi số vì chưa chấp hành nghiêm túc quy định về thời gian làm việc.Cụ thể, vào 7 giờ 35 phút hôm nay (6.3), nhân dịp kỷ niệm 115 ngày Quốc tế phụ nữ (8.3), ban lãnh đạo Sở KH-CN tỉnh Quảng Trị đến thăm và tặng hoa chúc mừng một số đơn vị sự nghiệp của sở, trong đó có Trung tâm chuyển đổi số.Mặc dù đã có thông báo trước, tuy nhiên khi ban lãnh đạo đến Trung tâm chuyển đổi số thì chỉ có 1 nữ nhân viên có mặt tại nơi làm việc.Trung tâm chuyển đổi số vừa được chuyển từ Sở TT-TT tỉnh Quảng Trị qua Sở KH-CN sau khi 2 đơn vị sở này sáp nhập. Toàn bộ trung tâm có 15 cán bộ, nhân viên và hiện chưa bổ nhiệm giám đốc mới sau sáp nhập. ️
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0. ️