Phẫn nộ ô tô bán tải 'cướp đường', ép xe máy lao xuống rãnh nước
Các đại biểu và các đại diện các trường tham dự lễ công bố giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt NamDiệp Lâm Anh sau ly hôn: Tình yêu đối với tôi hơi xa vời
Tuy nhiên, nhiệt độ cao nhất ở Đông Nam bộ có thể lên đến 40 độ C xảy ra ở Bình Phước. Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh có thể lên đến 38 - 39 độ C, nắng nóng đặc biệt gay gắt.
Đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Giáo viên nói gì về sự đổi mới?
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm, H.Bình Chánh, TP.HCM; điểm cuối tại đầu cầu phía bắc cầu Mỹ Thuận 2, H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, với tổng chiều dài tuyến khoảng 96,13 km.Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương sẽ có vận tốc thiết kế 120 km/giờ, 8 làn xe, chiều rộng nền đường 41 m; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận có vận tốc thiết kế 100 km/giờ, 6 làn xe, chiều rộng nền đường 32,25 m.Dự án đồng thời xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống trạm thu phí, trạm dừng nghỉ… bảo đảm đồng bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuân thủ luật Đường bộ và pháp luật khác có liên quan. Thời gian thực hiện từ năm 2024 đến năm 2028.Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỉ đồng, bao gồm vốn chủ sở hữu khoảng 5.970 tỉ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư); vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác khoảng 33.830 tỉ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư).Dự án do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả, Công ty CP đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Công ty CP Tasco, Tổng công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long - CTCP, Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư CII đề xuất dự án.Dự kiến khung giá dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ.Theo Bộ GTVT, việc đầu tư mở rộng hoàn chỉnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận nhằm giảm ùn tắc giao thông. Góp phần hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía nam và từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sông Vàm Cỏ Đông nhận 7 triệu mét khối nước từ hồ Dầu Tiếng để chống hạn mặn
Chiều 17.2, tiếp tục kỳ họp bất thường thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội tờ trình phương án đầu tư bổ sung 38.251 tỉ đồng vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Trong đó, khoảng 1.562 tỉ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và 36.689 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước đã giao Bộ GTVT đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho VEC từ ngân sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, không làm phát sinh chi ngân sách và nợ công, do đó, không tác động trực tiếp với ngân sách nhà nước. Về phía doanh nghiệp, giai đoạn tới VEC cần huy động số vốn lớn để đầu tư mới các tuyến cao tốc, đầu tư mở rộng các dự án đang quản lý. Trong đó, giai đoạn đến 2025 cần khoảng 14.890 tỉ đồng; tới 2030 cần 30.500 tỉ. Do đó, sau khi được bổ sung vốn điều lệ, VEC sẽ đủ điều kiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, thực hiện dự án đầu tư.Thẩm tra nội dung này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí cần tăng vốn vốn điều lệ cho VEC. Tuy vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tính toán, xác định chính xác và chịu trách nhiệm về số liệu khi thực hiện chủ trương này. Sau khi nghe tờ trình và thẩm tra, Quốc hội bố trí để các đại biểu thảo luận tại hội trường về nội dung này song không có đại biểu nào đăng ký thảo luận. Theo dự kiến, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết về việc bổ sung vốn điều lệ cho VEC vào sáng 19.2, ngày cuối cùng của kỳ họp bất thường thứ 9.