Vụ hỗn chiến vì mâu thuẫn khi xem múa lân: Khởi tố cả hai nhóm gây rối
Sáng 10.2, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc cho ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng kể từ ngày 15.2.Ông Phạm Thiện Nghĩa (59 tuổi, quê quán H.Lấp Vò, Đồng Tháp). Ông từng đảm nhận các chức vụ: Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Tháp Mười, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Tháng 12.2020, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức kỳ họp lần thứ 17 bầu ông Phạm Thiện Nghĩa giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thay ông Nguyễn Văn Dương nghỉ hưu.Phát biểu tại buổi trao quyết định, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của đất sen hồng. Ông Phong nhấn mạnh, trong quá trình công tác, ông Phạm Thiện Nghĩa luôn là cán bộ có trách nhiệm, trăn trở với công việc được giao, trong các mối quan hệ luôn đoàn kết, hòa đồng với đồng chí, đồng nghiệp và luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm của người "đứng mũi chịu sào" trong công việc.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp mong muốn sau khi nghỉ hưu, ông Phạm Thiện Nghĩa sẽ tiếp tục cống hiến, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của bản thân để các cấp lãnh đạo tỉnh điều hành phát triển địa phương.Chúng ta cạnh tranh bằng gì nếu không phải là thế mạnh của đất nước?
Đoạn clip người mẹ vừa sinh con vừa hát bài "Nhật ký của mẹ" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác chạm đến cảm xúc của nhiều người. Tiếng khóc đầu đời của con vang lên như phép màu chạm đến trái tim mẹ. Những đau đớn, vất vả khi sinh con được người mẹ tạm quên đi khi tiếng hát được cất lên.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái: "Một người mẹ vừa sinh con vừa hát "Nhật ký của mẹ". Thật xúc động, thật hạnh phúc với một người nhạc sĩ. Bản cover đặc biệt nhất chắc khó ai hát lại được".Người mẹ trong câu chuyện trên là chị Bùi Thị Cẩm Tú (40 tuổi), là một giảng viên thanh nhạc hiện sống ở TP.Cần Thơ. Chị Tú cho biết, khoảnh khắc trên bàn mổ đặc biệt, đầy lo lắng nhưng cũng tràn ngập cảm xúc thiêng liêng khi chuẩn bị đón em bé chào đời. Chị quyết định hát ca khúc này để gửi gắm tình yêu thương cho con và giúp bản thân bình tĩnh hơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng đó, trong đầu người phụ nữ lóe lên những ca từ trong bài hát "Nhật ký của mẹ". Ca khúc mang ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, sự hy sinh, yêu thương vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Sau khi tiêm mũi gây tê tủy sống, các bác sĩ tiến hành mổ. Chị khá mệt và chỉ muốn ngủ vì thuốc gây tê đã thấm. Nữ bác sĩ nói với giọng nhẹ nhàng: "Tú ơi em không được ngủ nhé. Hay bây giờ để cho tỉnh táo em hãy hát cho cả ekip cùng nghe". Khi hát, chị cần phải lấy hơi bụng nhưng nghĩ việc này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mổ nên nữ giảng viên chuyển qua lấy hơi ngực, hơi mũi để hát và hát cực kỳ thoải mái. "Giai điệu và ca từ của bài hát có thể giúp tôi xoa dịu tâm lý, mang lại cảm giác bình yên và nghị lực trong thời khắc quan trọng. Đây cũng là sự kết nối tình yêu thương giữa tôi và con. Bài hát như một lời nhắc nhở về giá trị thiêng liêng của tình mẫu tử, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn. Tôi cũng hy vọng các mẹ bầu hãy tự tin, chúng ta sẽ vượt thành công cùng chào đón những thiên thần đáng yêu", chị Tú trải lòng. Phòng mổ là nơi căng thẳng, tập trung cao độ nhưng khi chị cất tiếng hát, không khí trở nên nhẹ nhàng, ấm áp hơn. Giai điệu bài hát giúp mọi người cảm thấy gần gũi, xúc động hơn trong khoảnh khắc thiêng liêng. Các bác sĩ và cả ekip, khích lệ chị bằng những lời động viên như: "mẹ Tú hát hay, mẹ Tú giỏi quá!", "Sắp gặp con yêu rồi, cố gắng lên!". "Những lời nói ấy không chỉ giúp tôi bình tĩnh hơn mà còn tiếp thêm sức mạnh để vượt qua ca mổ. Bài hát vừa kết thúc cũng đúng lúc em bé chào đời, những giây phút hạnh phúc không thể nào quên với bản thân, gia đình và cả ekip mổ", người mẹ chia sẻ. Chị sinh bé thứ 3 khi mang thai tuần thứ 39, bé gái được vợ chồng chị đặt tên là Hoàng Kim. Vì đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng nên thoải mái khi lên bàn mổ. Người phụ nữ không còn cảm giác sợ hãi như hai lần sinh trước, cực kỳ yên tâm vì sự tận tâm, nhiệt tình, chăm sóc chu đáo của các bác sĩ. Khoảnh khắc đón em bé chào đời là một trong những giây phút thiêng liêng và xúc động nhất đối với chị Tú. Đó là sự kết hợp của rất nhiều cung bậc cảm xúc: hồi hộp, lo lắng, mong chờ, và cuối cùng là hạnh phúc vỡ òa khi nghe tiếng khóc đầu tiên của con. Người phụ nữ thấy mọi khó khăn, đau đớn dường như tan biến và xứng đáng với niềm hạnh phúc khi thấy con chào đời.Chị Tú là ca sĩ tốt nghiệp chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM, công tác tại Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh An Giang. Năm 2017, sau khi kết hôn và về Cần Thơ sinh sống chị tạm ngưng hoạt động. Hiện người phụ nữ chuyển qua giảng dạy tại một trung tâm âm nhạc để truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm vốn có của mình cho các học trò có chung niềm đam mê.ThS, BS Lương Ngọc Bích, Phó trưởng khoa Sản BV Quốc tế Phương Châu chia sẻ: "Đoạn clip ghi lại cảm xúc thật của người mẹ dành tặng cho tôi, toàn ekip cũng như con gái. Đây không phải là lần đầu tiên người mẹ đó sinh con và tôi nhớ cách đây 4 năm em ấy cũng ngẫu hứng tặng tôi và ekip một bài khác".
CSGT sẽ trực camera giám sát hoặc hóa trang ghi hình phạt nghiêm các lỗi này
Từ rạng sáng ngày 2.2.2025, tức mùng 5 Tết Ất Tỵ, rất nhiều phương tiện từ miền Tây đổ về hướng TP.HCM, lực lượng chức năng liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường 1 chiều hướng đi tỉnh Tiền Giang.Ghi nhận của PV Báo Thanh Niên, từ rạng sáng đến khoảng 12 giờ trưa ngày 2.2, rất nhiều phương tiện, chủ yếu là xe máy đổ từ miền Tây qua khu vực trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu về TP.HCM. Các phương tiện liên tục nối đuôi nhau kéo dài từ khu vực TP.Bến Tre đến gần Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu.Do đó, lực lượng CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang liên tục điều tiết cầu Rạch Miễu thành đường một chiều, hướng qua tỉnh Tiền Giang để giải phóng phương tiện, mỗi đợt kéo dài từ 20 - 30 phút. Nhờ vậy, các phương tiện xe ô tô, xe tải chỉ mất khoảng từ 30 phút đến 1 giờ là có thể di chuyển từ khu vực TP.Bến Tre. Trong khi đó, trên QL 60 về hướng tỉnh Bến Tre, phương tiện không nhiều nhưng do bị điều tiết từng đợt kéo dài nên thời gian di chuyển của các xe qua khu vực này cũng mất hơn 30 phút mới qua được cầu Rạch Miễu, hướng đi tỉnh Bến Tre.Theo Công ty BOT cầu Rạch Miễu, từ ngày 25.1, tức 26 Tết đến nay, lượng xe qua cầu Rạch Miễu tăng cao, trung bình khoảng 28.000 lượt phương tiện/ngày. Do đó, để việc điều tiết của CSGT các tỉnh Bến Tre và Tiền Giang thêm hiệu quả, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phối hợp xả trạm tổng cộng 39 lần.
"Trước lúc thi, mình kỳ vọng đạt 8.5 IELTS. Thế nhưng kết quả đạt được đã cao hơn mong muốn. Đây là kết quả đem lại niềm vui và hạnh phúc", Phùng Tiến Thành chia sẻ.Thành là cựu học sinh lớp chuyên tin của Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (tỉnh Vĩnh Phúc). Một trong những danh hiệu nổi bật của chàng trai này khi học THPT là từng giành huy chương vàng cuộc thi Violympic toán quốc gia. Lên đại học, Thành tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành kinh doanh quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Có thể thấy, những thành tích vừa nêu không hoặc ít liên quan đến tiếng Anh nhưng Thành lại đạt IELTS 9.0 ở lần thi đầu tiên.Lý giải điều này, Thành cho biết: "Ngày trước mình mê tin, thích toán chứ không dành quá nhiều thời gian cho tiếng Anh. Dẫu vậy, khi thi đại học, mình đã chọn khối A1 (toán, lý, tiếng Anh) nên bắt đầu tập trung hơn với môn này. Nhờ đó, mình đã đạt 9,8 điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Và lúc trở thành sinh viên, mình nhận ra tiếng Anh đem lại nhiều điều thú vị, hữu ích trong cuộc sống và thích môn này nhiều hơn".Vào năm cuối đại học, Thành và bạn nảy ra ý tưởng "hay là đi dạy thêm tiếng Anh để vừa tạo thu nhập lại vừa không phí khả năng ngoại ngữ của bản thân". Ngã rẽ bất ngờ xuất hiện và ý tưởng ấy của Thành được thực hiện."Hữu xạ tự nhiên hương", lớp của Thành ngày càng đông học sinh. Bất ngờ hơn vì sau khi tốt nghiệp đại học, dạy tiếng Anh đã trở thành công việc chính của chàng trai quê ở tỉnh Vĩnh Phúc."Sở dĩ mình thi IELTS vì nhiều học sinh muốn học ôn thi IELTS. Mình cần thi để có chứng chỉ nhằm dạy học sinh một cách chỉn chu", Thành nói. Và rồi, trong đợt thi cuối năm 2024 vừa qua, chàng cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội đã đạt thành tích đáng nể với IELTS 9.0.Theo Thành, để học tiếng Anh tốt và có thể đạt điểm IELTS cao thì một trong những điều quan trọng cần làm là phải chuẩn bị vốn từ vựng thật nhiều và nắm chắc ngữ pháp. Bản thân Thành "cày" từ vựng mỗi ngày cũng như luyện ngữ pháp thường xuyên. "Nếu có vốn từ vựng nhiều, nắm chắc ngữ pháp thì sẽ có thêm cơ hội đạt điểm IELTS cao, nhất là kỹ năng đọc", Thành nói."Mình có một phương châm, là khi nhìn thấy từ nào 2 lần là sẽ cố gắng học cho bằng được từ ấy. Đừng tưởng học thêm một từ vựng thì không thay đổi được gì. Nhưng thực tế ngược lại, học thêm 1 từ, 2 từ, dần dần sẽ giúp mở rộng vốn từ, biết thêm nhiều từ. Đến một lúc nào đó, khi học được khoảng 200 từ mới thì sẽ cảm thấy bản thân giỏi lên. Từ đấy sẽ cảm thấy bài đọc tiếng Anh dễ hơn. Và đó sẽ là cảm hứng, là niềm động lực để học tiếp những từ vựng khác", Thành chia sẻ.Cũng theo Thành, vốn từ vựng đa dạng, phong phú sẽ giúp thi tốt kỹ năng viết. "Đây là kỹ năng khá khó, yêu cầu hiểu sâu về sự khác biệt ngữ, nghĩa của các từ. Nếu có vốn từ vựng rộng, hiểu rõ yêu cầu bài thi, có sự hiểu biết nhiều vấn đề trong cuộc sống thì sẽ không bị "bí" khi thi, cũng như có thể viết một bài chất lượng tốt", Thành cho hay.Với phần thi nghe, Thành cho rằng người trẻ sắp thi IELTS cần luyện kỹ năng này thường xuyên để có phản xạ tốt, thành thạo. Nếu luyện thường xuyên, hằng ngày, bằng cách nghe hoàn toàn bằng tiếng Anh những tin tức các lĩnh vực mà bản thân yêu thích sẽ giúp tốc độ xử lý và hiểu một câu nói bằng tiếng Anh của bạn tăng lên. Chẳng hạn Thành thường nghe tin tức về: pháp luật, khoa học, lịch sử… một cách liên tục.Ở kỹ năng nói, theo Thành, trước khi tập nói cần thành thạo bảng phiên âm tiếng Anh và tìm hiểu các đặc điểm phát âm như trọng âm, nối âm. Đồng thời tự rèn thói quen tự nói với bản thân, có thể từ những cấu trúc đơn giản nhất…"Và đừng quên thường xuyên nói chuyện bằng tiếng Anh với bạn bè, người thân, tìm người thích tiếng Anh để tăng tần suất sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống. Với mình, mình hay nói chuyện tiếng Anh với bạn gái. Chúng mình có cam kết với nhau là cuộc nói chuyện buộc sử dụng 100% tiếng Anh. Nếu ai vi phạm nói bằng tiếng Việt, mắc lỗi 5 lần/cuộc trò chuyện sẽ rửa chén. Ban đầu mình cũng hay dính lỗi. Nhưng nhờ cách luyện tập này mà kỹ năng nói của mình dần tốt hơn", Thành chia sẻ một trong những bí kíp khá thú vị.Từ kinh nghiệm của mình, Thành khuyên: "Trong quá trình ôn luyện chắc chắn sẽ gặp những lỗi sai, nhất là với bài đọc. Tuy nhiên, điều cần làm là tránh lỗi sai tương tự ở những lần thi thử tiếp theo. Hãy tạo ra file excel chia thành hai cột. Một cột ghi tình huống mô tả lỗi sai. Cột còn lại ghi cách khắc phục. Có như vậy sẽ giúp bản thân tiến bộ qua từng đề thi sau mỗi ngày, không sai lại những lỗi từng sai".Ngoài ra, Thành cũng chia sẻ bí quyết quan trọng trong việc thi IELTS là phải nỗ lực. "Không ít người trẻ thi IELTS nhưng chưa quá chú trọng việc ôn thi. Đừng mang tâm lý thi được bao nhiêu điểm thì hay bấy nhiêu. Hãy quyết tâm để có thể đạt điểm cao nhất", Thành nói.
TP.HCM, Nam bộ vào cao điểm nắng nóng tháng 4: Nhiều ngày trên 38 độ C
Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam bộ (Đài Nam bộ), hiện nay trên vùng biển khu vực này có gió đông bắc (gió chướng) mạnh cấp 4 - 5, sóng biển cao từ 1,5 - 2,5m, biển động nhẹ. Do gió chướng hoạt động mạnh khiến đợt triều cường đầu tháng 2 âm lịch đang lên nhanh. Mực nước tại hầu hết các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện ở mức cao và tiếp tục lên. Đến sáng 28.2, mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn và trạm Nhà Bè trên (kênh Đông Điền) đều ở mức xấp xỉ báo động 2. Dự báo nước tiếp tục lên trong 2 - 3 ngày tới và có thể xấp xỉ thậm chí cao hơn báo động 3. Mức độ rủi ro thiên tai khu vực hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai ở cấp độ 2.Dù rủi ro thiên tai do triều cường chỉ ở cấp độ 2 nhưng rủi ro do xâm nhập mặn lên tới cấp độ 3. Dự báo mặn xâm nhập sâu theo đợt triều cường cao, khoảng cách chịu ảnh hưởng của ranh mặn 4‰ là 72 - 73 km, tính từ cửa sông. Xâm nhập mặn tuy ít nghiêm trọng hơn năm 2024 nhưng cao hơn so với trung bình nhiều năm, có khả năng gây thiếu nước ngọt, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.Tại vùng ĐBSCL, tình trạng xâm nhập mặn do triều cường cao cũng diễn ra tương tự. Thủy triều vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ đang lên nhanh. Độ mặn lớn nhất tại các trạm ở mức lớn hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm. Ranh mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông Tiền khoảng 48 - 57 km và sông Hậu khoảng 40 - 45 km. Thời gian chịu ảnh hưởng kéo dài đến khoảng ngày 10.3. Cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên các sông Nam bộ ở cấp độ 2.