Bất động sản phía tây ‘thêm cánh’ nhờ hạ tầng
Tết là khoảnh khắc để gia đình quây quần, bạn bè sum vầy, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện đã qua trong năm. Bên bàn tiệc quây quần rôm rả, Bia Saigon Lager không chỉ là thức uống, mà còn là cầu nối gắn kết tình thân.Bất kể đó là mâm cơm gia đình hay buổi liên hoan vui vầy, sự xuất hiện của Bia Saigon Lager luôn mang đến không khí gần gũi, chan hòa. Anh Hoàng Minh - một khách hàng lâu năm chia sẻ: "Tối mà vui vẻ với bạn bè, Bia Saigon Lager luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Không chỉ vì hương vị đặc trưng, nâng ly Bia Saigon Lager, tôi cảm nhận rõ ràng tâm hồn của người Việt trong từng giọt bia".Với mỗi buổi sum vầy, lon Bia Saigon Lager trở thành nhân chứng cho những khoảnh khắc đầy yêu thương. Chị Ngọc Dung ở Đà Nẵng kể: "Mỗi lần gia đình tôi quây quần bên nhau, lon Bia Saigon như là bạn đồng hành, giúp gắn kết tình thân, tình nghĩa".Hay như chị Bích Hằng ở Sơn La đã chia sẻ một kỷ niệm vô cùng thú vị với Bia Saigon Lager. "Hay tin Bia Saigon Lager có ra mắt phiên bản Tết 2025 với thiết kế vỏ lon in hình địa danh của các tỉnh thành Việt Nam, tôi đã tìm mua ngay để kiếm cho được lon Sơn La quê hương mình. Tuy nhiên, dù đã mở hết 10 thùng bia 24 lon, tôi vẫn không tìm thấy. Sau khi chia sẻ câu chuyện này, Bia Saigon Lager đã gửi đến tận quê hương tôi 2 thùng bia phiên bản giới hạn 63 tỉnh thành như một món quà đặc biệt. Tôi rất xúc động vì sự tâm huyết của thương hiệu". Những khoảnh khắc đáng nhớ như vậy chính là lý do khiến Bia Saigon trở thành biểu tượng cho tinh thần đoàn kết và xứng đáng cho vị trí là dòng bia "quốc dân " tại Việt Nam.Năm nay, Bia Saigon Lager đã cho ra mắt phiên bản giới hạn đặc biệt dành riêng cho mùa Tết Ất Tỵ 2025 và tạo được cơn sốt trong cộng đồng người dùng từ những ngày đầu ra mắt. Mỗi lon bia đều mang tên một tỉnh thành Việt Nam, không chỉ lan tỏa niềm tự hào về quê hương mà còn muốn gắn kết tất cả mọi người từ khắp mọi nơi.Ngay từ thiết kế, bộ lon bia phiên bản 63 tỉnh thành đã ghi điểm khi sử dụng những màu sắc bắt mắt vừa truyền thống nhưng không kém phần hiện đại và mang đậm âm hưởng Tết với hai màu đỏ - xanh. Anh Phúc ở Vĩnh Long tấm tắc: "Tôi rất thích bộ sưu tập này, vì nó không chỉ đẹp, mà còn gợi nhớ tôi về tết ở quê nhà".Với hương vị Lager đặc trưng đã gắn liền với nhiều thế hệ, phiên bản giới hạn này không chỉ khơi lên niềm vui ngày đầu năm mới, mà còn là món quà ý nghĩa để gửi trao những người mình yêu quý. Không ít khách hàng đã lựa chọn Bia Saigon Lager như một món quà để biếu tặng họ hàng, đối tác trong ngày tết. "Tôi mua bộ lon bia tên những tỉnh thành quê hương để tặng ông bà. Họ vui lắm và rất trân trọng món quà này", chị Mai ở Hà Nội chia sẻ.Bằng việc khéo léo lồng ghép những yếu tố vùng miền thông qua bộ lon bia phiên bản Tết 2025, Bia Saigon Lager đã lan tỏa tinh thần gắn kết, kết nối mọi người từ khắp 63 tỉnh thành. Cùng nhau, chúng ta không chỉ nâng ly, mà còn mở ra một cái tết chung đầy ý nghĩa, nơi mọi trái tim hòa chung nhịp đập của niềm vui và sự đoàn viên.Phiên bản này hiện đã có mặt tại hầu hết các siêu thị lớn trên toàn quốc như Bách Hóa Xanh, Mega Market, Co.op Mart, Emart, AEON, GO!, WinMart, và LOTTE Mart. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt mua sản phẩm này qua các kênh thương mại điện tử như Lazada và Shopee, giúp việc sở hữu bộ sưu tập ý nghĩa này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.Hãy nhanh tay đặt hàng ngay hôm nay để sở hữu món quà ý nghĩa này và cùng chia sẻ niềm vui ngày tết với những người thân yêu!2 bé gái 'lạc' ở phố đi bộ Nguyễn Huệ: Mẹ đơn thân khóc tìm 3 ngày nay
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Trao tiền bạn đọc giúp nạn nhân vụ lật xe chở dưa hấu
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau coi vướng mắc của doanh nghiệp là của chính mình
Dựa trên tổ hợp loại hình vật liệu xây dựng với loại trang trí dây lá đặc trưng và các trang trí kiến trúc bằng đá cát Chăm, gốm men thời Tống…, đoàn khai quật đề xuất niên đại khởi dựng của Phong Lệ vào khoảng đầu thế kỷ 10 và được người Chăm duy trì thờ tự cho đến ít nhất vào thế kỷ 12.