Khi nào di chúc 'miệng' được thay thế di chúc văn bản?
Theo ngành chức năng các địa phương, với giá cà phê ở mức cao như hiện tại, người dân tạm thời ngừng chuyển đổi cây trồng theo hướng giảm cây cà phê sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn như sầu riêng.'Còn sức khỏe, tui còn cho trò nghèo cái chữ!'
Trưa 10.3, lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh Phú Yên cho biết các cơ quan chức năng đang phối hợp điều tra, xử lý vụ xe ô tô trung chuyển khách va chạm với xe máy tại TP.Tuy Hòa (Phú Yên) khiến 1 người chết tại chỗ và 1 người bị thương.Cụ thể, khoảng 19 giờ 30 ngày 9.3, xe trung chuyển khách BS 78F0-0061 của nhà xe Hồng Sơn (Phú Yên) trên đường đi sửa chữa, khi qua vòng xuyến P.Phú Lâm (TP.Tuy Hòa) xảy ra va chạm với xe máy BS 49S1-4925.Hậu quả, xe máy bị cuốn vào gầm xe ô tô. Hai người đi xe máy văng ra ngoài khiến 1 người chết, người còn lại bị thương được chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên cấp cứu.Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, người bị thương trong vụ tai nạn nói trên được đưa vào viện cấp cứu là anh T.B.L (31 tuổi, ở P.Hòa Vinh, TX.Đông Hòa, Phú Yên), tình trạng thương tích rất nặng.Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cho thở máy, chụp CT... Kết quả xác định bệnh nhân bị tụ máu dưới màng cứng. Sau đó, bệnh nhân L. được gia đình chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định để điều trị.
Tin tức thời tiết hôm nay 29.4.2024: Xuất hiện kỷ lục mới về nắng nóng?
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Trưa 26.1, trao đổi với Thanh Niên, ông Hoàng Lý Cấu, Phó chủ tịch UBND xã Thượng Phùng (H.Mèo Vạc, Hà Giang), cho biết trên địa bàn xã vừa có tuyết rơi.Theo đó, khoảng 10 giờ sáng nay, tuyết và mưa bắt đầu rơi ở thôn Xín Phìn Chư và thôn Mỏ Phàng xã Thượng Phùng. Ông Cấu khẳng định, dù nhiệt độ thời điểm đó khoảng 3 - 4 độ C nhưng tuyết đã rơi. Sau khoảng 30 phút, hiện tượng này kết thúc. Thượng Phùng nằm ở độ cao 1.500 - 1.700 m so với mực nước biển. Đây là lần đầu tiên trong mùa đông năm nay tuyết rơi ở miền Bắc. Trước đó, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở miền Bắc và Bắc Trung bộ.Ngày và đêm 26.1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ.Không khí lạnh mạnh tràn về khiến Bắc bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Từ đêm 26.1, Bắc Trung bộ trời rét đậm; ở Trung Trung Bộ từ đêm 26.1, trời chuyển rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi Bắc bộ 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ CKhu vực Hà Nội ngày có lúc có mưa, mưa rào. Trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9 - 12 độ C.
Nhiều ngành học gắn với lĩnh vực 'hot' logistics
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.