iPad và iPad mini giá rẻ mới có thể ra mắt cuối năm 2024
Thả lồng bè bát nháo ở khu neo đậu tàu thuyền
Tập 104 The Khang Show chào đón sự xuất hiện của MC Phương Mai. Vì cùng làm trong lĩnh vực dẫn chương trình nên Phương Mai và Nguyên Khang tìm được khá nhiều điểm tương đồng.Trong buổi trò chuyện, Phương Mai tự nhận mình thích hợp làm người mẫu hơn vì có chiều cao vượt trội và vẻ ngoài cá tính. Dẫu vậy, cô quyết định chuyển hướng sang làm MC chỉ vì sự ghen tị với bạn thân. MC Phương Mai kể: "Ngày xưa, những bạn trong trường chuyên Hà Nội Amsterdam thường được VTV6 chọn đi làm người dẫn chương trình, riêng cô bạn của tôi còn được lên hẳn VTV3 luôn. Mới có 16, 17 tuổi đã nổi tiếng nên tôi ngưỡng mộ lắm. Trong khi mình còn ăn mặc lùm xùm đi chơi bóng rổ như một đứa con trai thì bạn ấy lúc nào cũng lộng lẫy. Khi đó, tôi nhờ bạn chỉ cho cách làm MC thì cô ấy bảo giọng tôi không ăn micro đâu, không làm MC được đâu. Thế là tôi ghim bạn đó tới lúc tôi làm được MC thì thôi". Phương Mai thừa nhận cô sẽ nỗ lực để thực hiện những điều người khác nghĩ cô không thể làm được. Trước khi trở thành MC nổi tiếng, Phương Mai từng tham gia nhiều cuộc thi sắc đẹp. Cô thẳng thắn thừa nhận rằng sự nổi tiếng là một phần động lực lớn khi bước vào showbiz. "Ai tham gia showbiz mà không thích nổi tiếng thì có phải dở hơi không?" cô chia sẻ. Giải thích thêm về điều này, nữ MC song ngữ nói: "Làm nghệ thuật khác làm showbiz, ngay trong chữ "showbiz" đã hàm ý muốn thể hiện để mọi người thấy. Nên tôi nhận luôn là tôi làm showbiz chứ không làm nghệ thuật vì mình biết gì mà làm nghệ thuật". Bên cạnh đó, cô cho biết ngày xưa khi "chinh chiến" ở những cuộc thi, cô chỉ lờ mờ cảm thấy thích thú vì bản thân được chú ý. Nhưng sau này cô hiểu rõ được khát khao của mình nên không ngừng học tập và cố gắng làm nghề. Nhắc về bạn đời, Phương Mai tâm sự cả hai gặp nhau lần đầu tiên tại một buổi tiệc do bạn bè tổ chức. Chính sự duyên dáng và cách nói chuyện cởi mở của Marcin Miller đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cô. Ban đầu, Phương Mai vẫn giữ khoảng cách vì không nghĩ mình yêu và kết hôn với một người nước ngoài. Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu, cô nhận ra Marcin là người đàn ông lý tưởng.Phương Mai và Marcin Miller giữ kín việc hẹn hò đến năm 2019 thì quyết định kết hôn. Đứng trước sự lựa chọn tiếp tục phát triển sự nghiệp hay lui về chăm sóc tổ ấm thì nữ MC 9X quyết định chọn gia đình. "Tôi có nhiều đắn đo chứ bởi thời điểm đó mình có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, có nhiều thứ mở ra và chờ đợi mình. Nhưng việc có em bé với một người đàn ông chẳng có gì để chê cả, anh ấy tử tế và phù hợp với mình thì tại sao mình không kết hôn. Tôi nhận thấy cuộc sống độc thân rất vui nhưng khi đồng hành với Marcin, niềm vui của tôi được nhân lên nhiều lần", cô bộc bạch. Bên cạnh đó, cô cho biết mình cũng là người truyền cảm hứng và giúp ông xã chăm chỉ tập luyện thể thao hơn so với trước đây.
Chuyển nhượng mùa đông: Barcelona mở phát pháo đầu tiên mua Ferran Torres từ Man City
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Những người trẻ yêu thích bộ môn lặn tiên cá
Reuters ngày 17.1 dẫn nguồn tin cho biết các nhà điều tra đã tìm thấy lông chim và máu trong cả hai động cơ của máy bay Hàn Quốc Jeju Air, không chỉ một động cơ như thông tin được công bố trước đó.Chiếc Boeing 737-800 chở 181 người từ Bangkok (Thái Lan) về Muan (Hàn Quốc) ngày 29.12.2024 gặp sự cố và phải tiếp đất bằng bụng. Máy bay đâm vào mô đất ở cuối đường băng và nổ tung làm 179 người thiệt mạng. Hai tiếp viên ngồi ở đuôi máy bay sống sót.Khoảng 4 phút trước tai nạn, một phi công thông báo máy bay tông phải chim và kích hoạt tình trạng khẩn cấp. Máy bay không thể hạ cánh ngay lần đầu và phải bay vòng và hạ cánh ở chiều ngược lại của đường băng.Hai phút trước cuộc gọi khẩn cấp, đài kiểm soát không lưu kêu gọi phi công cẩn thận do các bầy chim hoạt động tại khu vực.Các nhà điều tra trong tháng này thông báo đã tìm thấy lông chim trong một động cơ của chiếc máy bay Jeju Air xấu số. Họ cũng nói rằng đoạn phim được ghi lại cho thấy chim đã bay vào trong một động cơ nhưng theo nguồn tin của Reuters thì cả hai động cơ đều có lông chim và máu.Bộ Giao thông Hàn Quốc chưa bình luận về thông tin của Reuters. Cả hai hộp đen của máy bay đều ngừng hoạt động trước tai nạn khoảng 4 phút, khiến cho việc xác định nguyên nhân trở nên khó khăn hơn.Trường hợp chim rơi vào cả hai động cơ máy bay là điều hiếm xảy ra trong hoạt động hàng không toàn cầu. Năm 2009, một máy bay chở khách gặp tình huống tương tự tại New York (Mỹ) nhưng hạ cánh thành công xuống sông Hudson và không có ai thiệt mạng. Một trường hợp hy hữu tương tự xảy ra tại Nga năm 2019 khi chiếc máy bay hạ cánh xuống ruộng bắp.