Chưa có thẻ căn cước công dân trước các kỳ thi, học sinh làm ở đâu?
Sau hơn 1 ngày xét xử, sáng 10.1, Tòa án nhân dân (TAND) TP.Hà Nội tuyên án sơ thẩm 3 năm tù đối với ông Trần Đình Triển về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".Theo cáo trạng, ngày 3.2.2013, ông Triển đã tạo lập tài khoản trên trang mạng xã hội Facebook mang tên "Trần Đình Triển", đăng ký với thông tin là luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân. Tài khoản này chỉ do bị cáo Trần Đình Triển quản lý, sử dụng, không chia sẻ quyền quản trị với người nào khác. Quá trình hành nghề luật sư, ông Triển nảy sinh bức xúc cá nhân cho rằng, ngành Tòa án và việc điều hành của lãnh đạo TAND tối cao có những vấn đề chưa hợp lý. Do đó, từ 23.4 - 9.5.2024, bị cáo Triển đã soạn thảo và sử dụng ứng dụng Facebook cài đặt trên điện thoại di động cá nhân của bị can để đăng tải 3 bài viết trên trang Facebook "Trần Đình Triển". Kết luận giám định xác định, thông tin ông Triển đăng tải có nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống TAND và cá nhân lãnh đạo TAND tối cao. Việc này đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Ông Triển khai thừa nhận với cơ quan điều tra, các thông tin, nội dung nêu trong các bài viết trên do bị cáo tự thu thập, nhận xét, đánh giá theo ý kiến chủ quan về ngành Tòa án và cá nhân lãnh đạo TAND tối cao mà không có thông tin, tài liệu, chứng cứ xác thực để kiểm chứng.Do đó, ông Triển được cơ quan điều tra ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, như phạm tội lần đầu, có thái độ thành khẩn khai báo, nhận thức được sai phạm và có thư xin lỗi gửi lãnh đạo ngành tòa án.Sáng 10.1, phiên tòa kết thúc, HĐXX tuyên phạt ông Triển 3 năm tù về tội danh trên.
Thanh niên ASEAN - Nhật Bản là sứ giả kết nối người trẻ của các quốc gia
Bộ Công thương cho biết, Algeria, quốc gia nằm ở khu vực Bắc Phi, vừa công bố luật Tài chính năm 2025 để góp phần giảm giá cà phê, hỗ trợ người tiêu dùng trong nước. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này.Theo đó, Algeria đã quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu cà phê từ 30% xuống còn 5%, bỏ thuế giá trị gia tăng 19% và thuế tiêu thụ nội địa 10%. Theo đó, tổng thuế và phí nhập khẩu cà phê nhân xanh robusta vào Algeria chỉ còn 10% trong khi trước đó ở mức rất cao với 63%.Trước việc Chính phủ Algeria sẽ áp dụng biện pháp kích thích tiêu dùng này đến hết năm 2025, Thương vụ Việt Nam tại Algeria nhận định: Đây là cơ hội tốt để cà phê Việt Nam gia tăng xuất khẩu, hiện diện nhiều hơn ở thị trường Bắc Phi.Algeria là quốc gia không trồng cà phê và đang phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu trong nước. Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người dân Algeria. Thị trường này có quy mô dân số hơn 46 triệu người, mỗi năm đang nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại với trị giá khoảng 300 triệu USD; trong đó cà phê robusta chiếm phần lớn với trên 85% tổng kim ngạch nhập khẩu, còn lại là cà phê arabica. Việt Nam, Brazil, Colombia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Ethiopia và Uganda đang là các quốc gia xuất khẩu cà phê vào Algeria.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Algeria 34.158 tấn cà phê nhân xanh, kim ngạch đạt 127,4 triệu USD.Thương vụ Việt Nam tại Algeria khẳng định, cà phê Việt Nam được doanh nghiệp nhập khẩu, người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, hương vị nên vẫn còn dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.Thống kê sơ bộ của Bộ Công thương cho thấy, trong tháng 2.2025, xuất khẩu cà phê ước đạt 150.000 tấn, trị giá 854 triệu USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với tháng 1. Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 284.000 tấn cà phê, trị giá 1,58 tỉ USD, giảm 28,4% về lượng nhưng tăng 26,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024, do giá cà phê xuất khẩu tăng cao. Giá xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm đạt bình quân 5.575 USD/tấn, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Lo thủy điện thiếu nước, EVN chỉ đạo 'nóng' có biện pháp phòng chống hạn hán...
Mỗi mẫu xe đều có 2 phiên bản. Hyundai Ioniq 5 định giá bán 1,3 - 1,45 tỉ đồng, trong khi VinFast VF 8 có giá 1,29 - 1,47 tỉ đồng. Chỉ chênh lệch vài chục triệu đồng nhưng chính sách bảo hành VinFast VF 8 hấp dẫn hơn mẫu ô tô điện mang thương hiệu Hàn Quốc.
Từ ngày 03.02.2025 đến 12.02.2025, khi khách hàng đến giao dịch tại bất kỳ Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch nào của DongA Bank trên toàn quốc, sẽ có cơ hội nhận những bao lì xì may mắn, khởi đầu năm mới phúc thịnh và tài lộc.54.272 bao lì xì, với tổng giá trị lên đến gần 6 tỷ đồng, sẽ được trao tặng đến những khách hàng đầu tiên, như những món quà chứa đựng sự kỳ diệu của mùa xuân. Mỗi ngày, 32 khách hàng đầu tiên giao dịch thành công bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào tại DongA Bank sẽ được nhận ngay bao lì xì trị giá 100.000 đồng.Chương trình vừa là lời tri ân chân thành vừa mang ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm những lời chúc may mắn, tài lộc, và một khởi đầu thịnh vượng đến Quý khách hàng. Đồng thời, thể hiện sự gắn kết, đồng hành của DongA Bank cùng khách hàng trong hành trình chinh phục những mục tiêu tài chính trong năm mới.Thông tin chi tiết về chương trình được cập nhật tại www.dongabank.com.vn. Quý khách cũng có thể đến trực tiếp tại các Chi nhánh/Phòng giao dịch của DongA Bank hoặc gọi đến Hotline: 1900545464 để biết thêm chi tiết.Đầu năm giao dịch - Nhận lộc liền tay cùng DongA Bank!
Chọn ngành học định hướng thị trường lao động quốc tế
Đáp lại sự yêu thương của người hâm mộ, Hiền Thục trình làng 2 MV Sau này và Ngày này năm ấy ngay mùng 1 tết. Đây là sản phẩm âm nhạc được nữ ca sĩ cùng ê kíp lên ý tưởng từ trước, thực hiện kỹ càng và “để dành” ra mắt đúng ngày đầu năm như một món quà gửi tặng những người yêu mến mình. Cả 2 ca khúc được Hiền Thục phát hành có giai điệu êm đềm, đúng với phong cách của nữ ca sĩ trong mắt người hâm mộ. Sản phẩm có sự xuất hiện đặc biệt của Bờm - chú chó nhỏ là người bạn đồng hành của giọng ca 8X. Thông qua MV, Hiền Thục mong muốn giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp của đất nước. “Dù chỉ là cánh rừng thông, biển hoa vàng hay đơn giản là biển xanh, cát trắng nhưng đều thấm phong vị riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có… Đây là điều mà Hiền Thục muốn nhắn gửi tới những khán giả của mình”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.Với MV Sau này, nữ ca sĩ lột tả những cảnh đẹp tại hòn đảo Phú Quý. Bên cạnh những cung đường thoáng đãng, với tiếng sóng vỗ rì rào…, cô và ê kíp còn tái hiện cuộc sống bình yên của người dân địa phương trong sản phẩm âm nhạc mới.Còn với Ngày này năm ấy, giọng ca 8X chọn Đà Lạt để ghi hình, truyền tải thông điệp: “Trong cuộc đời cần có những khoảnh khắc, những sự kiện để giúp mỗi người trưởng thành, có thêm những khoảng an yên đối mặt với tương lai rộng dài phía trước”. Hiền Thục nói lý do chọn ngày đầu năm để ra mắt MV vì mong muốn mang đến khởi đầu mới tốt đẹp cho mọi người. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để cô bắt đầu cho một chuỗi dự án dài, là dịp để khởi sắc cho cảm xúc âm nhạc bấy lâu. Nói về việc im ắng thời gian qua, cô bày tỏ: "Tôi vẫn đi hát, vì hát là lẽ sống, chỉ là tôi chọn bình lặng hơn...".

Du học thạc sĩ, tiến sĩ miễn phí tại Mỹ: Không khó như bạn nghĩ
Toyota Rush: Đường dài mới biết ngựa hay
Với nhiều bạn trẻ xa quê, mỗi năm chỉ về một lần ăn tết thì hành lý mang theo khi quay trở lại luôn đầy ắp đồ ăn thức uống, từ con gà đến bánh tét, bánh chưng hay cả những bánh kẹo còn dư lại sau mấy ngày tết. Dù ở thành phố không thiếu thứ gì nhưng bố mẹ luôn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống để con mang trở lại thành phố sau một kỳ nghỉ tết dài. Năm nay, Cao Thị Hoài (22 tuổi, quê ở Nghệ An, tạm trú ở P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) chuẩn bị nhiều túi lớn, túi nhỏ khi trở lại thành phố để làm việc. Hoài hào hứng: “Những năm trước, khi còn ở ký túc xá không thể nấu ăn nên khi quay trở lại thành phố, mình chỉ mang một ít trái cây và bánh kẹo. Năm nay mình chuyển ra ở trọ, mẹ đã chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ ăn để sử dụng. Số đồ ăn này, đủ cho mình ăn trong nhiều tuần, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho thức ăn”.Cũng theo Hoài, do di chuyển đường xa từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM nên với các loại đồ ăn như: thịt bò, thịt gà... mẹ làm sạch và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh trước một ngày và đóng vào thùng xốp để giữ độ tươi. Với mục tiêu “nhà có gì mang theo nấy”, Hoài cũng mang theo bánh chưng, các loại rau nhà trồng như: đọt bí đỏ, rau cải, nải chuối, hành tăm… mỗi thứ một ít, ban đầu cô nghĩ không nhiều nhưng cuối cùng phải 2 thùng lớn mới chứa đủ.Kết thúc kỳ nghỉ tết để lên TP.HCM học tập, Trần Hữu Qui, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc. Nam sinh nói: “Mình mang "sản vật quê nhà" trở lại thành phố. Do nhà mình ở chợ, mua sắm cũng khá dễ, đặc biệt là các loại trái cây nhà vườn nên mình mang theo để sử dụng và gửi tặng bạn bè. Mình có nói với mẹ lên thành phố mua rau cũng được nhưng mẹ lại bảo đồ ăn nhà trồng không thuốc trừ sâu, an toàn nên gói ghém đưa cho mình mang lên nhiều. Mỗi thứ một ít nhưng hầu hết là đồ nhà trồng nên mình thấy rất vui và ấm áp”.Lúc soạn hành lý về quê, Lê Ngân Hà, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chỉ mang về 1 balo và một túi giấy kích cỡ A4 để đựng một vài đồ dùng thiết yếu. Song, lúc soạn hành lý từ quê trở lại thành phố, hành trang nữ sinh mang theo có rất nhiều trái cây đặc sản miền đồng bằng và bánh kẹo ngày tết. Hà chia sẻ: “Do ký túc xá có quy định sinh viên không được phép nấu ăn, nên trái cây và đồ ngọt là những điều thứ mình luôn mang theo mỗi khi quay trở lại thành phố. Mẹ cũng tranh thủ chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ đạc mang theo”.Nữ sinh kể vì không có xe máy nên khi trở lại TP.HCM, bản thân phải di chuyển bằng xe buýt. “Trước khi ra bến xe, mẹ dúi vào tay mình một xấp tiền lẻ. Đây là số tiền lẻ được mẹ chắt chiu dành dụm để mình không phải bận tâm khi di chuyển trên thành phố. Dù ở thành phố không thiếu, cũng không phải quá đắt đỏ, nhưng mẹ cho rằng để khi ở thành phố mình không phải bỏ ra khoảng tiền sinh hoạt phí để mua lúc hết, thay vào đó dùng tiền đó để chăm sóc bản thân. Với mình, đó là những sự chuẩn bị chan chứa tình yêu thương, sự chu đáo của mẹ dành cho con gái”, Hà bộc bạch.Cũng như Hà, sau tết hành lý quay trở lại Đà Nẵng của Phan Như Thục, sinh viên Trường ĐH Đông Á thường có một ít bánh chưng, thịt và bánh kẹo. Nam sinh chia sẻ: “Những năm trước, mẹ và chị thường nhắc nhở và chuẩn bị đồ đạc trước mấy ngày khi mình quay lại Đà Nẵng. Năm nay, những món đồ đó đều do một tay mình chuẩn bị. Với mình, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Những món đồ đó không chỉ giúp bản thân có thêm lương thực mà còn có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập. Mặc dù, chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó chính là tình cảm mà rất nhiều người ao ước có được”.
Thuê hàng loạt ô tô rồi làm giả giấy tờ, mang đi cầm cố
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
kqbd ngoai hang anh hom nay
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư